Ghẻ phỏng ở trẻ em: Dấu hiệu, cách xử lý, điều trị

Ghẻ phỏng là bệnh ngoài da có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên ghẻ phỏng ở trẻ em thường phổ biến hơn. Nguyên nhân là do trẻ thường xuyên tiếp xúc với những vật dụng, đồ chơi không được làm sạch, chưa có ý cao trong việc vệ sinh tay, gãi và chà xát da khiến da bị tổn thương. Bệnh là một dạng viêm da lành tính. Tuy nhiên tổn thương da và các triệu chứng có thể lan rộng toàn thân nếu việc kiểm soát và điều trị bệnh lý diễn ra chậm trễ.

Ghẻ phỏng ở trẻ em là bệnh gì?

Ghẻ là bệnh da liễu thường gặp. Bệnh xảy ra khi có sự xâm nhập và phát triển quá mức của cái ghẻ, còn được gọi là ký sinh trùng ghẻ, tên khoa học Sarcoptes scabiei.

Ghẻ phỏng ở trẻ em: Dấu hiệu, cách xử lý, điều trị
Tìm hiểu nguyên nhân gây ghẻ phỏng ở trẻ em, dấu hiệu nhận biết, cách xử lý và điều trị

Tuy nhiên không giống như ghẻ ngứa, ghẻ phỏng là một tình trạng nhiễm trùng ngoài da xảy ra bởi sự tác động của vi khuẩn hình cầu. Trong khi đó, bệnh ghẻ ngứa xuất hiện do sự xâm nhập của vi khuẩn.

Mặc dù có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em nhưng bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em thường phổ biến hơn. Bệnh có thể lây lan đến nhiều vùng da khác trên cơ thể, đôi khi khiến toàn thân mắc bệnh ghẻ. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc với đồ vật chứa mầm bệnh hoặc qua tiếp xúc trực tiếp (tiếp xúc da với da).

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em thường có xu hướng bùng phát vào mùa nóng và khi có khí hậu ẩm ướt. Khi tồn tại trong môi trường này, vi khuẩn hình cầu sẽ nhanh chóng phát triển, xâm nhập và gây bệnh thông qua những tổn thương ngoài da và vết xước. Ngoài ra trẻ cũng dễ dàng mắc bệnh khi tiếp xúc với người bi ghẻ phỏng.

Nguyên nhân gây ghẻ phỏng ở trẻ em

Tương tự như người lớn, nguyên nhân chính gây bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em là do sự xâm nhập của vi khuẩn hình cầu. Ngoài ra, những yếu tố dưới đây có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển mạnh và gây bệnh. Cụ thể:

  • Vi khuẩn hình cầu dễ dàng bám lên da và phát triển khi trẻ thường xuyên tiếp xúc đất, cát, bùn lầy hoặc trẻ có móng tay dài, bẩn và thường xuyên có thói quen cào cấu trên da dẫn đến trầy xước. Ngoài ra vi khuẩn từ móng tay có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở, trầy xước hay thậm chí là xây xát nhẹ trên da.
  • Vi khuẩn gây bệnh ghẻ phỏng có thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh khi sinh sống và hoạt động ở những nơi đông đúc như trường học, nhà trẻ.
  • Việc thường xuyên tiếp xúc với vật dụng, đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Đồng thời khiến bệnh lây lan sang nhiều cá thể khác.

Tham khảo thêm: Ghẻ ruồi là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ phỏng ở trẻ

Những triệu chứng và dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn nhận biết bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em:

  • Nổi các vệt đỏ hoặc nổi mề đay mẩn đỏ trên da
  • Trên nền da đỏ, các mụn nước mọc thành chùm hoặc mọc đơn độc với nhiều kích thước khác nhau, bên trong chứa dịch. Đôi khi trên vùng da bệnh sẽ xuất hiện những vết phồng rộp trông giống như biểu hiện của chứng phỏng da.
  • Vùng da bệnh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Khi mụn nước vỡ, dịch trong những nốt sẽ chảy ra ngoài, sau đó hình thành những mảng da khô có màu vàng kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Lớp da này có thể bong tróc khi dùng tay gãi. Lượng dịch chảy ra từ mụn mủ sẽ khiến vi khuẩn lây lan và gây bệnh.
  • Đối với một số trường hợp, những nốt ghẻ phỏng có thể chứa rất nhiều dịch hoặc tụ mủ do nhiễm trùng. Những nốt ghẻ mới sẽ hình thành khi dịch trong mụn mủ tiết ra hoặc lây lan cho người khác khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ phỏng ở trẻ
Trên nền da đỏ xuất hiện những vết phồng rộp trông giống như biểu hiện của chứng phỏng da là dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ phỏng ở trẻ

Mức độ nguy hiểm của bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em thường nhẹ và không gây nguy hiểm. Bệnh chỉ gây ra những tổn thương ngoài da và có thể dễ dàng kiểm soát bệnh. Tuy nhiên nếu quá trình điều trị ghẻ phỏng bị trì hoãn hoặc điều trị không đúng cách, bệnh sẽ có xu hướng lan rộng sang nhiều vị trí khác của cơ thể gây ra những tổn thương nặng nề. Bên cạnh đó bệnh còn để lại sẹo thâm và tăng nguy cơ tái phát.

Chính vì thế ngay khi nhận thấy làn da của trẻ có những biểu hiện bất thường liên quan đến bệnh ghẻ, phụ huynh cần đưa trẻ đến chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em được chẩn đoán bằng cách quan sát triệu chứng, tổn thương thực thể, tiền sử bản thân, tiền sử gia đình và những biểu hiện đi kèm. Ngoài ra bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sinh thiết da, xét nghiệm dịch tiết ở mụn nước, xét nghiệm máu và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác để loại bỏ những bệnh lý tương tự, giúp kết quả chẩn đoán trở nên chính xác hơn.

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Để mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị, sớm khắc phục bệnh ý, phòng ngừa bệnh tái phát và hình thành sẹo, trẻ cần được áp dụng các phương pháp điều trị ngay khi có kết quả chẩn đoán bệnh ghẻ nước.

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và chỉ định một số phương pháp điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em như sau:

1. Biện pháp tự nhiên điều trị ghẻ phỏng ở trẻ

Đối với những trẻ quá nhỏ hoặc có kích ứng với thuốc điều trị, trẻ bị ghẻ phỏng ở mức độ nhẹ, mới phát bệnh và triệu chứng không nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà bằng một số nguyên liệu thiên nhiên. Khi đó bệnh nhân có thể kiểm soát triệu chứng của bệnh mà không cần dùng thuốc.

Cách sử dụng tinh dầu trà xanh giảm viêm ngứa và chữa bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Tác dụng:

  • Giảm ngứa, kháng viêm, giảm tổn thương da và biểu hiện phát ban
  • Hỗ trợ làm lành vết thương
  • Điều trị bệnh ghẻ và phòng ngừa tái phát.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

  • Nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu trà xanh vào nước tắm của bé, khuấy đêu
  • Sử dụng nước này để vệ sinh da và tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần
  • Kiên trì thực hiện trong 7 ngày để những triệu chứng sớm được khắc phục.
Sử dụng tinh dầu trà xanh chữa bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em
Cách sử dụng tinh dầu trà xanh giảm viêm ngứa và chữa bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Tham khảo thêm: Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Điều cần biết

Làm dịu da, giảm ngứa và chữa bệnh ghẻ phỏng cho trẻ bằng nha đam

Tác dụng:

  • Làm dịu bề mặt da, cấp ẩm, làm mát da, kích thích tái tạo tế bào da và đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương
  • Giảm cảm giác bỏng rát, kích ứng, ngứa ngáy và đau rát da
  • Bổ sung dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe của làn da
  • Kháng khuẩn và giảm viêm.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, gọt vỏ và nạo lấy phần thịt của nha đam
  • Xay nhuyễn nha đam và đựng trong chén sạch
  • Vệ sinh da cho trẻ
  • Dùng nha đam thoa lên khu vực có da bệnh
  • Đợi trong 30 phút, dùng nước ấm vệ sinh lại vùng da bệnh.

Lưu ý:

  • Nên thoa nha đam trên một vùng da nhỏ để thử kích ứng trước khi sử dụng nha đam trên diện rộng.

Cách sử dụng tinh dầu đinh hương kháng viêm và điều trị ghẻ phỏng cho trẻ

Tác dụng:

  • Kiểm soát các triệu chứng của bệnh ghẻ phỏng và phòng ngừa bệnh lây lan
  • Làm dịu vùng da bệnh, giảm kích ứng và ngứa ngáy
  • Sát khuẩn và giảm viêm.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

  • Nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu đinh hương vào nước tắm của bé, khuấy đêu
  • Sử dụng nước này để vệ sinh da và tắm cho trẻ
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong 7 ngày.
Cách sử dụng tinh dầu đinh hương kháng viêm và điều trị ghẻ phỏng cho trẻ
Cách sử dụng tinh dầu đinh hương kháng viêm và điều trị ghẻ phỏng cho trẻ

Cách kiểm soát các triệu chứng của bệnh ghẻ phỏng ở trẻ bằng lá mơ

Tác dụng:

  • Làm lành vết thương, ngăn tổn thương lan rộng
  • Chống viêm, giảm ngứa ngáy và sát khuẩn
  • Cải thiện và phòng ngừa bệnh ghẻ phỏng.

Nguyên liệu:

  • 3 – 4 lá mơ lông.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá mơ lông và giã nát, dùng vải mùng chắt lấy nước cốt
  • Vệ sinh da cho trẻ
  • Dùng tắm bông hoặc bông y tế thấm nước cốt và thoa lên vùng da bệnh
  • Để nước cốt lá mơ khô tự nhiên trên da
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Cách chữa bệnh ghẻ phỏng, làm lành tổn thương da cho trẻ bằng nghệ

Tác dụng:

  • Kháng viêm và sát khuẩn
  • Đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, phòng ngừa sẹo
  • Giảm sưng viêm và giảm ngứa
  •  Điều trị bệnh ghẻ phỏng và một số bệnh ngoài da khác.

Nguyên liệu:

  • 1 củ nghệ tươi
  • Nửa quả chanh.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nghệ, gọt vỏ và giả nát
  • Vắt chanh để lấy nước cốt
  • Trộn đều nghệ và nước cốt chanh
  • Dùng hỗn hợp này thoa lên khu vực có da bệnh sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ
  • Để nguyên 30 phút, dùng nước ấm vệ sinh da
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong 7 ngày.
Cách chữa bệnh ghẻ phỏng, làm lành tổn thương da cho trẻ bằng nghệ
Cách chữa bệnh ghẻ phỏng, làm lành tổn thương da cho trẻ bằng nghệ

Tham khảo thêm: Ghẻ nước có lây không? Qua những đường nào?

2. Sử dụng thuốc điều trị bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Đối với những trẻ bị ghẻ phỏng nặng, việc sử dụng thuốc là điều cần thiết. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị sau để khắc phục bệnh lý.

Thuốc mỡ DEP

Thuốc mỡ DEP thường được sử dụng cho những trường hợp bị ghẻ phỏng, ghẻ xốn và ghẻ nước. Thuốc có dạng loãng, không màu và không mùi, dùng cho trẻ em trên 2 tuổi với tác dụng tiêu diệt cái ghẻ và các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da.

  • Liều dùng thuốc: Thoa thuốc từ 2 – 3 lần/ ngày.
  • Lưu ý: Không thoa thuốc vào những khu vực nhạy cảm như vùng mắt, miệng và bột phận sinh dục.

Kem Eurax 10%

Kem Eurax 10% có thành phần chính là crotamintan. Hoạt chất này có khả năng chống ngứa, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh ghẻ.

  • Liều dùng thuốc: Thoa thuốc từ 1 – 2 lần/ ngày. Nên dùng thuốc vào buổi tối.

Benzyl benzoat 33%

Benzyl benzoat 33% được bào chế dưới dạng thuốc xịt và dầu thoa. Thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, làm lành tổn thương, cải thiện vết đỏ và mụn nước do bệnh ghẻ phỏng gây ra.

  • Liều dùng thuốc: Sử dụng thuốc từ 2 lần/ ngày. dddđ
  • Lưu ý: Không để thuốc tiếp xúc vào những khu vực nhạy cảm như vùng mắt, miệng và bột phận sinh dục.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em
Sử dụng thuốc khắc phục các triệu chứng và điều trị bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Lưu ý khi dùng thuốc

  • Chỉ sử dụng thuốc khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu
  • Dùng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ
  • Không bôi thuốc vào những khu vực nhạy cảm
  • Không tự ý thay đổi liều dùng hoặc ngừng sử dụng thuốc
  • Vệ sinh da trước khi bôi thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Tham khảo thêm: Chữa ghẻ bằng nước muối – Hết ngứa cực nhanh

Biện pháp phòng ngừa bệnh ghẻ phỏng ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh ghẻ phỏng xuất hiện, lây lan và tái phát, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhất là sau khi trẻ tiếp xúc với bùn cát hoặc chơi những loại đồ chơi chưa được vệ sinh.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ, nhất là vào những ngày hè nóng bức
  • Không trẻ tiếp xúc với những người có nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh vật dụng cá nhân, đồ chơi, quần áo, khăn, mền, gối, bọc nệm… nên giặt sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Cắt gọn móng tay, móng chân cho trẻ để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị các bệnh viêm nhiễm liên quan.
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng khả năng chống lại vi khuẩn cho trẻ bằng cách bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit béo omega-3 như rau xanh, củ quả, trái cây, các loại cá, hàu, các loại hạt, đậu…
ổ sung vào chế độ ăn của trẻ các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit béo omega-3
Bổ sung vào chế độ ăn uống thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, omega-3 để nâng cao sức khỏe và tăng khả năng chống vi khuẩn của trẻ

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em thường xuất hiện ở mức độ nhẹ, không gây nguy hiểm, có thể được điều trị bằng thảo dược thiên nhiên và các loại thuốc bôi ngoài. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan và để lại sẹo, đặc biệt là khi không sớm chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị. Vì thế trẻ cần được thăm khám và chữa bệnh đúng cách ngay khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Có thể bạn quan tâm

bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước là gì? Có tự khỏi không? Cách điều trị

Ghẻ nước là bệnh da liễu thường gặp có thể khắc phục nhanh nếu sớm can thiệp điều trị. Tuy nhiên với các trường hợp bệnh kéo dài hay tái...

Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không ngay tại nhà

Thay vì dùng thuốc bôi Tây y, nhiều người đã tìm đến bài thuốc dân gian chữa ghẻ nước bằng...

Chữa ghẻ bằng cồn được không? Có an toàn?

Cồn y tế là một trong những loại dung dịch quen thuộc và được sử dụng khá phổ biến để...

cách trị ghẻ ngứa tại nhà

10 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Có thể áp dụng các cách trị ghẻ ngứa tại nhà trong trường hợp tổn thương nhẹ. Nhiều giải pháp...

Nhận biết trẻ bị bệnh ghẻ nước

Trẻ bị ghẻ nước: Cách nhận biết, chữa trị nhanh khỏi

Trẻ bị ghẻ nước là một trong số những tình trạng thường gặp. Bệnh không gây nguy hiểm cho sức...

bệnh ghẻ ruồi

Ghẻ ruồi là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Ghẻ ruồi là một dạng của bệnh ghẻ có hình dạng tổn thương da đặc trưng. Trường hợp phát hiện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *