12 Loại thảo dược trị mất ngủ hiệu quả, có ở quanh nhà

Trị bệnh mất ngủ bằng các loại thảo dược thiên nhiên đang dần trở thành xu hướng và được phần đông người bệnh áp dụng điều trị. Theo nhận định của chuyên gia, phương pháp này được đánh giá là lành tính, tương đối an toàn, ít gây ra tác dụng phụ và có thể áp dụng trong thời gian dài. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc 12 loại thảo dược trị mệt mất ngủ hiệu quả tại nhà.

dùng thảo dược trị bên mất ngủ hiệu quả tại nhà
Chia sẻ 12 loại thảo dược quanh nhà trị bệnh mất ngủ hiệu quả

Mách bạn 12 loại thảo dược trị mất ngủ hay

Mất ngủ là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là người già, người lao động mệt nhọc, đối lượng làm việc nhiều bằng đầu óc. Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày liền nhưng không có biện pháp cải thiện phù hợp, có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bên cạnh đó, chứng thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài còn làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể sử dụng những cây cỏ quen thuộc để bào chế thành thuốc chữa bệnh mất ngủ. Đây là một trong những phương pháp chữa bệnh lành tính, an toàn, ít gây ra tác dụng phụ nên hoàn toàn có thể áp dụng điều trị trong khoảng thời gian dài.

Dưới đây là 12 loại thảo dược quanh nhà được dân gian sử dụng nhiều để trị bệnh mất ngủ, bạn có thể tham khảo và lựa chọn dược liệu sao cho phù hợp với mức độ và tình trạng bệnh lý đang mắc phải:

1. Cây lạc tiên – Vị thuốc dân gian trị bệnh mất ngủ hiệu quả

Trong danh sách các loại thảo dược trị bệnh mất ngủ thì không thể không nhắc đến cây lạc tiên. Đây là một loại cây mọc hoang có thể dễ dàng tìm thấy ở các bãi đất bỏ hoang, vùng đất ẩm ướt.

Trong Đông y, cây lạc tiên còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây chùm bao, dây nhãn lồng. Đây là loại dược liệu có vị đắng, ngọt, tính mát, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, an thần và dưỡng tâm. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu khoa học còn cho biết, trong cây lạc tiên có chứa một số thành phần hoạt chất có tác dụng an thần, ổn định thần kinh như saponin, alcaloid, flavonoid,…

Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, điều hòa giấc ngủ nên thích hợp cho các đối tượng bị mất ngủ.

dùng thảo dược thiên nhiên trị mất ngủ
Trong cây lạc tiên có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, điều hòa giấc ngủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Mang 15gr cây lạc tiên khô sắc cùng với một lượng nước vừa đủ;
  • Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa;
  • Lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã. Nên dùng khi nước còn ấm;
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày và áp dụng điều trị cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Ngoài cách làm trên, bạn cũng có thể sử dụng phần ngọn và lá non để luộc hoặc nấu canh ăn, hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác để gia tăng công dụng (50gr lạc tiên khô, 10gr lá dâu tằm, 30gr lá vông, 2gr tâm sen và 90gr đường). Cách làm này cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ khá tốt.

2. Chữa bệnh mất ngủ bằng cây trinh nữ

Cây trinh nữ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây xấu hổ, cây mắc cỡ,… với danh pháp khoa học là Mimosa pudica L, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Đây là một loại cây mọc hoang ở ven đường, bãi đất bỏ hoang, đất khô cằn nhưng không thể chịu được vùng đất ngập lụt.

Trong Đông y, cây trinh nữ có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt và giải độc. Loại dược liệu này được dân gian sử dụng khá nhiều trong các bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh mất ngủ. Bài thuốc từ cây trinh nữ có tác dụng giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi, giúp an thần, chữa suy nhược cơ thể và tăng chất lượng giấc ngủ.

trị mất ngủ bằng các loại thảo dược
Cây trinh nữ có tác dụng chống suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, hoa mắt, chóng mặt và hỗ trợ điều trị chứng thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem 20gr cây trinh nữ khô cho vào nồi cùng với 200ml nước;
  • Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn chừng 100ml thì tắt bếp;
  • Gạn lấy phần nước cốt và dùng khi còn uống.

Lưu ý: Người bệnh nên uống nước này trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút để tăng chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, để gia tăng công dụng, người bệnh cũng có thể kết hợp cây trinh nữ cùng với một số dược liệu khác.

3. Giấc ngủ được cải thiện nhờ bài thuốc từ cây vông nem

Cây vông nem (hải đồng bì, thích đồng bì,…) là một trong những vị thuốc Nam được dân gian sử dụng để trị khá nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh mất ngủ. Trong Y học cổ truyền, cây vông nem vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, dưỡng tâm, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và chống suy nhược thần kinh. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có tác dụng hạ huyết áp, hạ nhiệt, sát trùng, trừ phong thấp và gây ngủ.

Hơn nữa, một số tài liệu nghiên cứu khoa học còn cho biết, chiết xuất của lá vông nem cho thấy thành phần hoạt chất erythrin có tác dụng điều hòa hệ thần kinh trung ương, điều hòa não bộ, làm giảm cảm giác lo âu và mang lại cảm giác dễ chịu khi ngủ.

thảo dược trị bệnh mất ngủ quen thuộc
Thành phần hoạt chất erythrin có trong lá nem có tác dụng làm an thần, điều hòa não bộ, hệ thần kinh trung ương và làm giảm chứng lo âu

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 4 – 6 gram lá vông nem khô;
  • Làm sạch nguyên liệu đã được chuẩn bị rồi đem hãm cùng với một lượng nước sôi vừa đủ;
  • Sau 7 – 10 phút, gạn lấy phần nước để dùng khi còn ấm.

Bên cạnh cách làm trên, bạn cũng có thể dùng 5 – 10 gram lá vông nem tươi để nấu canh ăn. Hoặc kết hợp lá vông nem với các thảo dược khác để gia tăng công dụng như: cây lạc tiên, lá dâu tằm, tim sen,…

4. Trị bệnh mất ngủ bằng cây nữ lang

Cây nữ lang là một trong những vị thuốc dân gian trị bệnh mất ngủ hiệu quả và được phần đông người bệnh sử dụng rộng rãi với tác dụng an thần. Ngoài công dụng an thần, ổn định thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, chống hồi hộp, cây nữ lang còn có tác dụng tăng cường quá trình ức chế vỏ đại não nhờ có thành phần tinh dầu.

Hơn nữa, một số dưỡng chất khác còn giúp chống lại cảm giác hưng phấn tột độ của phản xạ thần kinh, từ đó giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.

thảo dược trị mất ngủ hiệu quả
Nữ lang có vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng an thần, ổn định thần kinh, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem 10 – 15gr cây nữ lang (cả phần thân và rễ) rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và lớp đất cát;
  • Cho toàn bộ nguyên liệu đã được làm sạch vào trong ấm cùng với một lượng nước vừa đủ;
  • Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa;
  • Lọc lấy phần nước và dùng khi còn ấm.

Lưu ý: Nếu dùng cây nữ lang trị mất ngủ cho trẻ nhỏ, bạn cần gia giảm liều dùng sao cho phù hợp.

5. Đừng quên việc dùng tim sen trị bệnh mất ngủ

Trong danh sách các loại thảo dược trị mất ngủ thì không thể không nhắc đến vị thuốc này – tim sen.

Tim sen hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như tâm sen, liên tâm. Đông y dùng tâm sen để giải độc, thanh nhiệt, mát gan, kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp và giảm căng thẳng, mệt mỏi do bị mất ngủ thường xuyên. Đối với các đối tượng mất ngủ do suy nhược cơ thể kèm với triệu chứng thần kinh hay căng thẳng, âu lo, bất an, dược liệu tim sen sẽ giúp hạ hỏa, trấn kinh, an thần và mang lại một giấc ngủ sâu giấc.

Tuy nhiên, các đối tượng bị hư nhiệt, các chuyên gia không khuyến khích sử dụng trà tim sen để trị bệnh mất ngủ. Nếu sử dụng lâu dài có thể gây mệt mỏi, cơ thể suy nhược, rối loạn nhịp tim và suy giảm trí nhớ.

thảo dược dân gian trị bệnh mất ngủ hay
Tim sen – Thảo dược thiên nhiên trị bệnh mất ngủ hay

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Đem 4 – 10gr tim sen sao khô để khử độc;
  • Sau đó, cho toàn bộ vào trong ấm cùng với một lượng nước sôi vừa đủ để hãm như nước trà;
  • Gạn lấy phần nước để uống thay cho nước trà hằng ngày;
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày sẽ cảm nhận được sự thay đổi.

Ngoài việc sử dụng độc vị, người bệnh cũng có thể sử dụng tim sen kết hợp với một số loại thảo dược khác để gia tăng công dụng trị bệnh mất ngủ như: lá vông, táo nhân (sao đen).

Xem thêm: 5 Cách dùng tim sen trị mất ngủ đơn giản tại nhà

6. Chữa bệnh mất ngủ từ hoa thiên lý

Có lẽ sẽ không ít người bất ngờ khi nói đến vấn đề chữa bệnh mất ngủ bằng hoa thiên lý. Tuy khá ít người biết đến nhưng loại thảo dược này lại mang lại khá nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là những đối tượng bị thiếu ngủ hay thường xuyên mất ngủ.

Giới Y học cổ truyền đã chỉ ra, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, chữa đau lưng, trị đau mắt, phòng ngừa bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, loại thảo dược này còn là vị thuốc an thần, tư bổ tâm và giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Bên cạnh đó, hoa thiên lý còn chứa nhiều dưỡng chất khác rất tốt cho sức khỏe như: chất xơ, protein, vitamin A, vitamin C,… Những dưỡng chất này giúp tăng cường khả năng đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và phòng ngừa một số bệnh tật thông thường.

chữa bệnh mất ngủ bằng thảo dược
Hoa thiên lý là vị thuốc dân gian có công hiệu an thần, hạ hỏa, dưỡng tâm và giúp ngủ ngon

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 30gr hoa thiên lý, 10gr hoa nhài và 15gr tâm sen;
  • Mang toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
  • Cho toàn bộ nguyên liệu đã được làm sạch vào trong ấm cùng với 300ml nước;
  • Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng phân nửa;
  • Lọc lấy phần nước để uống và nên dùng khi nước còn đủ ấm.

7. Dùng nụ hoa tam thất bắc trị bệnh mất ngủ

Trên thực tế, tam thất có khá nhiều loại, bao gồm: tam thất bắc, tam thất nam, tam thất rừng, địa tam thất,… Mỗi loại đều mang lại những công dụng điều tương đối giống nhau.

Tuy nhiên, theo sự đánh giá của các chuyên gia, nếu nói đến loại tam thất trị bệnh mất ngủ hay thì phải là nụ tam thất bắc. Loại dược liệu này có công dụng gần giống nhân sâm, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, tam thất bắc còn có tác dụng giúp máu lưu thông tốt hơn, tiêu ứ huyết, giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa, thông kinh và chỉ thống.

thảo dược thiên nhiên trị bệnh mất ngủ
Tam thất bắc có tác dụng bổ huyết, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm sự mệt mỏi và hỗ trợ điều chỉnh đồng hồ sinh học do bị thiếu ngủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cho 3 – 5 nụ hoa tam thất bắc khô vào bình nước nóng để hãm như nước trà;
  • Sau 7 – 10 phút hãm, gạn lấy phần nước để dùng khi còn ấm;
  • Kiên trì điều trị đều đặn mỗi ngày để cảm nhận sự thay đổi.

Lưu ý: Đối với loại thảo dược này, người bệnh chỉ nên uống vào ban ngày sẽ giúp ngủ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn không nên dùng nước trà hoa tam thất để qua đêm, nếu dùng phải có thể khiến bạn bị tiêu chảy hoặc rối loạn hệ tiêu hóa. Một lưu ý khác, các đối tượng bị hạ huyết áp không nên sử dụng loại trà này.

8. Bạc hà chanh – Thảo dược dân gian trị bệnh mất ngủ

Nếu bạn đang gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ nằm mơ thì không thể bỏ qua bài thuốc từ bạc hà chanh. Đây là loại nguyên liệu giúp giải nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể, đồng thời giúp loại bỏ sự căng thẳng, mệt mỏi để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Hơn nữa, các thành phần tinh dầu có trong lá bạc hà chanh còn mang lại cảm giác sảng khoái, thư giãn và làm giảm đáng kể sự lo lắng, bất an. Một số công trình nghiên cứu khoa học còn cho biết, loại thảo dược này đã được ứng dụng vào trong việc điều trị rối loạn trầm cảm bằng cách làm dịu khu thần kinh.

chữa bệnh mất ngủ bằng thảo dược thiên nhiên
Trà bạc hà chanh có tác dụng làm giảm đáng kể sự lo lắng, bất an, đồng thời mang lại cảm giác dễ chịu và giúp ngủ ngon

Hướng dẫn thực hiện:

  • Hái về một năm lá bạc hà chanh tươi, sau đó cần đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám quanh lá;
  • Vớt ra để ráo rồi cho vào ấm thủy tinh;
  • Cho một lượng nước sôi vừa đủ vào trong bình, đậy kín nắp và đợi 5 – 7 phút để các tinh chất có trong lá bạc hà chanh tan hoàn toàn vào trong nước;
  • Gạn lấy phần nước, loại bỏ phần bã;
  • Thêm một ít đường nâu hoặc mật ong để tăng vị ngọt, sau đó dùng để uống khi còn ấm.

9. Trị bệnh mất ngủ bằng trà hoa nhài

Trong Đông y, hoa nhài (hay hoa lài) là vị thuốc dân gian có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, hoạt huyết và an thần. Loại thảo dược này thường được tận dụng trị bệnh huyết áp cao, sưng tấy do bị chấn thương và cả bệnh mất ngủ.

Song song, nhà nghiên cứu đã chỉ ra, trong hoa nhài có chứa hàm lượng EGCG tương đối cao nhưng không chứa caffeine như trà xanh. Dưỡng chất này có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và hạ lượng lipid trong máu. Chính vì vậy, các đối tượng bị cao huyết áp hoàn toàn có thể sử dụng loại trà từ thảo dược này để trị chứng mất ngủ, khó ngủ hay ngủ không được sâu giấc.

Hơn thế, hàm lượng acid amin L – Theanine trong hoa nhài còn có khả năng khích hoạt giải phóng axit gamma – aminobutyric (viết tắt GABA). Đây là chất dẫn truyền thần kinh và phản xạ cơ thể, giúp mang lại một cảm giác thư thái và dễ chịu.

dùng thảo dược thiên nhiên trị bệnh mất ngủ
Trà hoa nhài mang vị đắng nhẹ, mùi thơm dễ chịu, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp ngủ ngon

Hướng dẫn sử dụng:

  • Chuẩn bị một lượng hoa nhài, nụ hoa tam thất và tim sen vừa đủ;
  • Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị cho vào bình nước sôi;
  • Tiến hành hãm trong khoảng 10 – 15 phút rồi gạn lấy phần nước để dùng;
  • Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày để cảm nhận sự thay đổi về chất lượng giấc ngủ.

10. Uống trà hoa hòe chữa bệnh mất ngủ hiệu quả

Các nhà nghiên cứu khoa học đã có đã công trình chứng minh và đưa ra những nhận định về công dụng của cây hoa hòe như sau: Thành phần rutin có trong hoa hòe là một dạng vitamin PP – có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, từ đó giúp gia tăng sức bền của thành mạch.

Do đó, thành phần này rất tốt cho các đối tượng bị cao huyết áp. Ngoài ra, hoa hòe còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, điển hình như: sophorin A, sophorin B, sophorin C, bertulin, sophoradiol,…

Trong khi đó, giới Y học cổ truyền cũng đã chỉ ra một số công dụng khác của cây hoa hòe như: thanh nhiệt, lưu thông khí huyết, mát gan, chỉ thống và an thần.

Với những bản chất dược tính trên, hoa hòe hoàn toàn đủ “điều kiện” để làm thuốc chữa bệnh mất ngủ. Các đối tượng bị thiếu ngủ hay mất ngủ thường xuyên có thể sử dụng bài thuốc từ loại thảo dược này.

chữa bệnh mất ngủ bằng thảo được thiên nhiên
Hoa hòe – Thảo dược rẻ tiền nhưng lại có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ

Hướng dẫn sử dụng:

  • Đem 10 – 15gr hoa hòe rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất;
  • Sau đó, cho vào ấm cùng với lượng nước sôi vừa đủ để hãm;
  • Gạn lấy phần nước để dùng thay cho nước trà.

Ngoài việc sử dụng độc vị, người bệnh cũng có thể kết hợp hoa hòe cùng với hạt muồng để trị bệnh mất ngủ. Bởi vì, hạt muồng (thảo quyết minh) cũng chính là vị thuốc dân gian có tác dụng an thần, giải độc, thanh nhiệt, dưỡng tâm,… Việc kết hợp hai loại dược liệu này cùng lúc sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ tốt hơn.

11. Chữa bệnh mất ngủ bằng lá đinh lăng

Không chỉ được biết đến là loại gia vị quen thuộc, lá đinh lăng còn có tác dụng trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có cả bệnh mất ngủ.

Một số tài liệu mới đây cho thấy, trong cây đinh lăng có chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh, dược liệu giúp tăng hoạt động dẫn truyền thông tin và phản xạ của cơ thể. Ngoài ra, phần chiết dịch cây đinh lăng còn có khả năng ức chế men Monoamine oxidase (MAO), từ đó giúp an thần, ổn định khu thần kinh và hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.

Bên cạnh đó, thành phần hoạt chất saponin có trong cây đinh lăng còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến thần kinh như: trầm cảm, tự kỷ, mất ngủ,…

trị bệnh mất ngủ bằng thảo dược thiên nhiên
Phần chiết dịch trong cây đinh lăng có tác dụng tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh, an thần và giúp điều trị bệnh mất ngủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem một lượng lá đinh lăng vừa đủ rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn bám quanh lá, sau đó vớt ra để ráo;
  • Mang toàn bộ dược liệu đã được làm sạch cho vào mồi cùng với 200 – 300ml nước và tiến hành đun sôi;
  • Đun cho đến khi các tinh chất có trong lá đinh lăng tan hoàn toàn trong nước thì tắt bếp;
  • Lọc lấy phần nước rồi chia thành nhiều phần nhỏ để dùng hết trong ngày;
  • Người bệnh nên dùng liên tục trong 7 – 10 ngày.

12. Dùng cây xạ đen chữa bệnh mất ngủ hiệu quả tại nhà

Loại nguyên liệu cuối cùng được nhắc đến trong danh sách các loại thảo dược trị bệnh mất ngủ là cây xạ đen. Đây là một trong những vị thuốc nam quý với nhiều công dụng trị các bệnh lý khác nhau.

Trông Đông y, cây xạ đen còn được gọi là cây bách giải, cây đông triều, bạch vạn hoa,… Loại thảo dược này có chứa nhiều thành phần giúp giải nhiệt cơ thể, loại bỏ các độc tố gây hại ra khỏi cơ thể, đồng thời, tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tinh thần lẫn thể chức,…

Ngoài ra, cây xạ đen còn mang dược tính chữa bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Các đối tượng đang gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ hoàn toàn có thể sử dụng loại thảo dược này để cải thiện tình trạng đang vướng phải.

chữa bệnh mất ngủ bằng thảo được thiên nhiên
Cây xạ đen có tác dụng an thần, làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi nhằm mang lại một tinh thần sảng khoái, từ đó giúp ngủ ngon hơn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Mang 100gr lá và thân cây xạ đen rửa qua nhiều lần nước rồi vớt ra để ráo;
  • Tiếp đến, cho toàn bộ dược liệu đã được làm sạch vào trong nồi cùng với một lượng nước vừa đủ;
  • Tiến hành đun sôi trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi nước cô đặc còn phân nửa thì tắt bếp;
  • Gạn lấy phần nước để dùng thay cho nước trà.

Dùng thảo dược trị mất ngủ cần lưu ý những vấn đề?

Khi mất ngủ, nhiều người thường lựa chọn điều trị bằng cách sử dụng các bài thuốc từ các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên. Tuy phương pháp này được đánh giá là khá an toàn và lành tính nhưng nếu không dùng đúng cách hay quá lạm dụng cũng có khả năng khiến tình trạng mất ngủ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, trong quá trình điều trị bệnh mất ngủ bằng thảo dược quanh nhà, bạn cần ghi nhớ đến một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn và sử dụng dược liệu phù hợp với cơ địa của bản thân. Tuyệt đối không dùng thảo dược có chứa một số thành phần mà cơ thể bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm;
  • Nên tìm kiếm nguồn nguyên liệu sạch, không bị phun thuốc trừ sâu hay mọc dại ở các vùng đất bón nhiều phân hóa học. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu sạch sẽ giúp đảm bảo các dược tính vốn có cũng như phòng ngừa một số trường hợp ngộ độc xảy ra;
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ nếu có nhu cầu sử dụng các loại thảo trị bệnh mất ngủ cần tham vấn ý kiến của chuyên khoa để biết chính xác liều lượng sử dụng;
  • Trong quá trình sử dụng một số loại trà thảo dược, nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, khi đó, bạn cần tạm ngưng sử dụng, kết hợp với việc theo dõi sức khỏe, nếu đã ổn định, bạn có thể quay trở lại sử dụng. Đối với trường hợp bệnh tình trở nặng hơn, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt;
  • Nếu so với thuốc Tây y thì các bài thuốc dân gian trị mất ngủ thường có tác dụng chậm hơn. Bởi phương pháp này cần đủ thời gian để các tinh chất thấm sâu vào các lớp mô. Do đó, người bệnh nên kiên trì điều trị mỗi ngày và áp dụng trong lộ trình dài ngày;
  • Hiệu quả của bài thuốc còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau như: cơ địa, cách dùng, tình trạng sức khỏe, sự kiên trì,… Người bệnh nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để gia tăng công dụng;
  • Đa phần, các bài thuốc dân gian chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh lý và chỉ có tác dụng với các trường hợp mất ngủ ngắn hạn hoặc vừa mới khỏi phát. Những trường hợp mất ngủ mãn tính, phương pháp này thường không mang lại kết quả khả quan. Vì thế, trước khi áp dụng điều trị, người bệnh cần biết chính xác mức độ và tình trạng sức khỏe hiện tại để từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.
dùng thảo dược trị mất ngủ cần lưu ý những gì?
Hiệu quả của bài thuốc từ thảo dược trị mất ngủ thường có tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây y nên người bệnh phải kiên trì điều trị trong khoảng thời gian dài

Ngoài những vấn đề trên, người bệnh cũng cần lưu ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hằng ngày. Bởi chúng đều là những nhân tố có sức ảnh hưởng khá lớn đến quá trình khôi phục bệnh. Hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy vào những khung giờ nhất định trong ngày, điều này sẽ giúp người bệnh tạo đồng hồ sinh học tự nhiên, chống lại sự mệt mỏi khi thức giấc.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần loại bỏ những tác nhân gây cản trở đến chu kỳ ngủ như: thiết bị điện tử có ánh sáng màu xanh, trà đặc, cà phê, thuốc lá, rượu, bia,… Đồng thời, tham gia một số bộ môn để giải tỏa sự căng thẳng cũng như tăng sự tập trung, ổn định thần kinh như ngồi thiền, tập yoga, tập dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe đạp,…

Bài viết đã tổng hợp 12 loại dược liệu quanh nhà trị bệnh mất ngủ hiệu quả cũng như một số lưu ý khi áp dụng. Để biết chính xác hiệu quả của thuốc đối với sức khỏe, người bệnh nên chủ động thăm khám sau một lộ trình sử dụng. Nếu việc sử dụng giúp bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên tiếp tục điều trị bằng phương pháp này. Ngược lại, bạn nên có những phác đồ điều trị tích cực hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Kinh Nghiệm Chữa Khỏi Rối Loạn Giấc Ngủ, Mất Ngủ Ở Người Trẻ

Kinh nghiệm KHỎI mất ngủ, HẾT đau bao tử nhờ bài thuốc Định tâm An thần thang

Tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến...

Chữa bệnh trĩ bằng dân gian có những ưu nhược điểm nhất định, người bệnh cần cân nhắc

7 bài thuốc dân gian trị mất ngủ cực hiệu nghiệm

Sử dụng các bài thuốc dân gian trị mất ngủ trở thành xu hướng và được khá nhiều người bệnh...

Uống nước gì để dễ ngủ, ngủ ngon mỗi đêm?

Uống nước gì để dễ ngủ, ngủ ngon mỗi đêm là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các...

Bệnh mất ngủ theo đông y và bài thuốc điều trị

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ bao gồm tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, khó...

Bài thuốc Định tâm An thần thang – Vượt qua mất ngủ, phục hồi sức khỏe và tinh thần

Mất ngủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt năng lượng mà còn là nguyên nhân của nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *