Bí quyết chữa bệnh Gout bằng gạo lứt

Chữa bệnh Gout bằng gạo lứt là một phương pháp chữa bệnh dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng. Bởi loại gạo này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp khắc phục nhanh những cơn đau nhức do các bệnh lý về xương khớp gây nên, đặc biệt là bệnh Gout.

Bí quyết chữa bệnh Gout bằng gạo lứt
Tìm hiểu công dụng và bí quyết chữa bệnh Gout bằng gạo lứt

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt (hay còn được gọi là gọi là gạo lật, gạo rắn) là một loại gạo được hình thành từ quá trình xay xát nhẹ và chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu ngoài cùng. Chính vì thế lớp cám gạo bao quanh hạt, những chất dinh dưỡng cùng với lượng vi chất tốt cho sức khỏe vẫn được giữ lại. Lượng chất dinh dưỡng và đa dạng các loại vi chất có trong gạo lứt bao gồm: Tinh bột, các loại vitamin (B1, B2, B3, B5, B6, M), chất xơ, chất béo, chất đạm, Glutathione, Magiê, Selen, Natri, Canxi, chất sắt, Kali, Phytic.

Bên cạnh đó qua quá trình xay xát, gạo lứt còn giữ được lớp dầu đặc biệt của lớp cám rất tốt cho cơ thể khi chúng ta thường xuyên sử dụng. Ngoài ra lớp dầu này còn có khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch, giúp đều hòa huyết áp của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể giảm nhanh lượng cholesterol xấu. Còn đối với gạo trắng khi đã trải qua quá trình xay xát, chúng sẽ mất đi lượng vitamin B1, vitamin B3, vitamin B6, lượng Mangan và hầu hết những loại chất xơ vốn có.

XEM THÊM: Hướng dẫn tự làm gạo lứt rang trị thoái hóa khớp tại nhà

Công dụng chữa bệnh Gout của gạo lứt

Theo Đông y, thành phần có trong gạo lứt cũng như các chất dinh dưỡng và đa dạng các loại vi chất được đánh giá là mang tính dương hóa. Tuy nhiên những người đang bị bệnh Gout lại mang tính âm hàn. Chính vì thế gạo lứt có khả năng tác động và điều trị bệnh Gout, bệnh phong thấp hiệu quả.

Trong Y học hiện đại, những chất dinh dưỡng và lượng vi chất bao gồm: Chất xơ, chất béo, chất đạm, Glutathione, Magiê, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, Pantothenic (vitamin B50), Folic (vitamin M)… có tác dụng loại bỏ độc tố. Đồng thời hỗ trợ cơ thể đào thải nhanh lượng axit uric ra bên ngoài. Khi đó những người bị bệnh Gout sẽ nhận thấy triệu chứng đau nhức được thuyên giảm, tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời hạn chế tối đa quá trình tiết axit uric giúp bạn ngăn ngừa bệnh Gout tốt.

Trong lớp cùi của gạo lứt còn chứa khoảng 120 những tinh chất và dưỡng chất tốt giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh và bảo vệ cơ thể khỏi sự ảnh hưởng của các gốc tự do. Ngoài ra thành trong gạo lứt còn giúp điều trị tốt các bệnh lý về cơ xương khớp khác bao gồm: Đau cột sống, nhức mỏi xương khớp, bệnh loãng xương… Một số lượng lớn Magiê, Kẽm, Kali, Canxi là bốn vi chất quan trọng có khả năng hỗ trợ tốt quá trình phát triển của xương, giúp xương chắc khỏe và bảo vệ sức khỏe của hệ cơ xương khớp.

Hướng dẫn chữa bệnh Gout bằng gạo lứt

1. Chữa bệnh Gout bằng nước gạo lứt rang

Nước gạo lứt rang mang trong mình tính mát có tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, giúp hạn chế quá trình sản sinh và tích tụ axit uric bên trong cơ thể. Đồng thời giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh Gout tốt.

Chữa bệnh Gout bằng nước gạo lứt rang
Phương pháp chữa bệnh Gout bằng nước gạo lứt rang vừa đơn giản vừa dễ thực hiện

Nguyên liệu:

  • 300 gram gạo lứt
  • Nước lọc.

Cách thực hiện

  • Nhặt bỏ hạt lép và vỏ trấu có trong 300 gram gạo lứt
  • Cho lượng gạo lứt đã nhặt sạch hạt lép, vỏ trấu vào một chảo nhỏ
  • Bật bếp và đảo đều gạo trên chảo nóng cho đến khi hạt gạo săn lại và có mùi thơm
  • Để nguội bớt sau đó xay thành cám gạo lứt
  • Cho cám gạo lứt vào một lọ thủy tinh, đậy kín nắp để bảo quản
  • Khi sử dụng, bạn lấy ra khoảng 15 gram cám gạo lứt cho vào một ly thủy tinh nhỏ
  • Thêm 250ml nước ấm vào ly, khuấy đều cho đến khi lượng cám gạo tan hết
  • Uống ngay khi còn ấm
  • Người bệnh nên sử dụng phương pháp chữa bệnh Gout bằng nước gạo lứt rang 2 lần/tuần trong 45 ngày để có kết quả tốt.

2. Trà gạo lứt giúp khắc phục tình trạng đau nhức do bệnh Gout

Trà gạo lứt không chỉ có tác dụng làm thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, thải độc gan mà còn giúp đào thải lượng axit uric có trong cơ thể. Đồng thời điều trị tốt bệnh Gout và khắc phục triệu chứng đau nhức do bệnh gây nên.

Trà gạo lứt giúp khắc phục tình trạng đau nhứt do bệnh Gout
Trà gạo lứt có công dụng khắc phục tình trạng đau nhức do bệnh Gout gây ra hiệu quả

Nguyên liệu:

  • 100 gram gạo lứt đỏ
  • 5 gram muối
  • 2 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Nhặt bỏ hạt lép và vỏ trấu có trong 100 gram gạo lứt. Lưu ý không rửa gạo vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng
  • Làm nóng chảo, sau đó cho lượng gạo lứt đã nhặt sạch hạt lép, vỏ trấu vào chảo
  • Thực hiện rang đều gạo cho đến khi các hạt gạo lứt chuyển sang màu vàng tới và nồng mùi khói thì tắt lửa
  • Để gạo lứt nguội bớt trong khoảng từ 15 – 20 phút
  • Cho gạo lứt vào một nồi lớn, thêm lượng nước lọc vào cùng và trộn đều
  • Mang hỗn hợp gạo lứt và nước đun sôi, sau đó thực hiện hãm hỗn hợp thành trà
  • Thêm 5 gram muối vào lượng trà đang hãm. Tiếp tục đun thêm 5 phút thì tắt bếp
  • Để nguội bớt và sử dụng hết trong ngày
  • Bạn nên thực hiện phương pháp sử dụng trà gạo lứt giúp khắc phục tình trạng đau nhứt do bệnh Gout từ 2 – 3 lần/tuần. Sử dụng đều đặn từ 1 – 2 tháng để giảm bệnh.

3. Dùng sữa gạo lứt chữa bệnh Gout

Sữa gạo lứt nổi tiếng có tác dụng làm đẹp, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa của cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh Gout nếu như bạn sử dụng phương pháp này trong một thời gian dài.

Dùng sữa gạo lứt chữa bệnh Gout
Hướng dẫn cách làm sữa gạo lứt chữa bệnh Gout không tốn nhiều công sức

Nguyên liệu:

  • 100 gram gạo lứt
  • 2 hộp sữa tươi không đường
  • 1 lít nước lọc
  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Cho gạo lứt vào một chảo nhỏ, nhặt sạch vỏ trấu. Sau đó bắt lửa và rang đều cho đến khi các hạt gạo vàng đượm màu
  • Cho phần gạo lứt đã rang vào nồi, thêm lượng sữa tươi đã chuẩn bị vào cùng
  • Bắt lửa nhỏ và thực hiện đun cho đến khi hạt gạo chín mềm. Lưu ý bạn không nên sử dụng lửa to vì có thể gây nên tình trạng cạn sữa nhưng gạo vẫn chưa chín
  • Vớt phần gạo lứt vừa nấu và cho vào máy xay nhuyễn
  • Sử dụng rây lọc chắt lấy phần nước và loại bỏ phần xác gạo
  • Đổ tiếp phần nước vừa chắt được vào nồi, tiếp tục thêm sữa tươi không đường và đường phèn vào nồi
  • Thực hiện nấu thêm 5 -10 phút thì tắt bếp
  • Để nguội bớt, sau đó bỏ vào chai đựng và bảo quản trong tủ mát.

4. Điều trị bệnh Gout bằng cháo gạo lứt

Cháo gạo lứt là món ăn bổ dưỡng có tác dụng điều trị bệnh Gout tốt, đồng thời khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp và giúp xương khớp khỏe mạnh. Bên cạnh đó phương pháp chữa bệnh này còn giúp bạn ngăn ngừa những bệnh lý về cơ xương khớp khác như: Loãng xương, thoái hóa cột sống, đau thắt lưng…

Điều trị bệnh Gout bằng cháo gạo lứt
Sử dụng cháo gạo lứt điều trị bệnh Gout và khắc phục nhanh các cơn đau nhức xương khớp hiệu quả

Nguyên liệu:

  • 200 gram gạo lứt
  • 300 gram tôm
  • 200 gram phi lê cá hồi
  • Hành tây
  • Tỏi tây tươi
  • Bông cải xanh
  • 1 lít nước dùng
  • Các loại gia vị.

Các thực hiện:

  • Tôm mang đi rửa sạch, bóc vỏ, chẻ sống lưng lấy chỉ đen. Sau đó dùng một khăn lông sạch thấm khô phần tôm đã sơ chế
  • Lấy ½ lượng tôm đã sơ chế bâm nhuyễn
  • Xào chín tôm đã bâm cùng với dầu ăn, hành bâm, tỏi bâm
  • Cá hồi mang đi ráng vàng đều và cắt thành hạt lựu
  • Tỏi tây tươi, hành tây và bông cải xanh mang đi rửa sạch. Sau đó thái nhỏ thành những miếng vừa ăn
  • Gạo lứt mang đi vo sạch với nước
  • Cho phần gạo lứt đã vo vào nồi, thêm nước dùng vào cùng và nấu thành cháo
  • Cho tiếp phần tôm và cá hồi đã làm chính vào nồi
  • Nêm nếm gia vị cho vừa miệng
  • Cuối cùng, cho phần tỏi tây tươi, hành tây, bông cải xanh đã xơ chế và phần tôm còn lại vào nồi. Trộn nhẹ cho tôm chín, sau đó tắt bếp và hoàn tất
  • Dùng ngay khi còn nóng
  • Bạn nên thực hiện phương pháp điều trị bệnh Gout bằng cháo gạo lứt từ 2 – 3 lần/lần.

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh Gout bằng gạo lứt

Bên cạnh những phương pháp chữa bệnh Gout bằng gạo lứt, người bệnh cũng cần lưu lại những điều sau đây:

  • Khi sử dụng gạo lứt để nấu thành cơm hoặc cháo, bạn không nên để gạo quá cứng mà hãy nấu mền chúng. Đồng thời bạn cần nhai kỹ để tránh khỏi tình trạng khó tiêu do gạo lứt gây nên.
  • Bạn không nên sử dụng những loại gạo lứt được nuôi trồng và bảo quản bằng chất hóa học.
  • Người bệnh không nên quá lạm dụng gạo lứt. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng chúng từ 2 – 3 lần/ngày. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa và hạn chế xuất hiện tình trạng ngộ độc gạo lứt do sử dụng quá nhiều
  • Những người có thể trạng và tình trạng sức khỏe suy yếu như: Phụ nữ mang thai, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng gạo lứt thường xuyên
  • Tùy vào mức độ phát triển bệnh lý và thời gian sử dụng, tác dụng của việc chữa bệnh Gout bằng gạo lứt sẽ có sự thay đổi ở mỗi người. Chính vì thế, người bệnh nên kiên trì điều trị và tránh bỏ dở giữa chừng để đạt được hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi dùng gạo lứt chữa bệnh Gout
Tùy vào mức độ phát triển bệnh lý và thời gian sử dụng, công dụng của quá trình chữa bệnh Gout bằng gạo lứt ở mỗi người không giống nhau

Những cách chữa bệnh Gout bằng gạo lứt giúp hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, bạn cần tuân thủ thêm các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

HỮU ÍCH

Nước ép dưa leo - cần tây hiệu quả trọng chữa trị bệnh gút

Bật mí cách trị Gout bằng dưa chuột (dưa leo) tại nhà

Điều cần làm ở những người bị bệnh gout là bổ sung thật nhiều rau xanh để thay thế các thực phẩm chứa nhiều đạm sẽ giúp bệnh nhân cải...

15 cách chữa bệnh gút tại nhà đơn giản, hiệu quả (gout)

Nhiều cách chữa bệnh gút tại nhà có tác dụng tích cực trong việc làm giảm axit uric, chống sưng...

Tất tần tật cách làm giảm nhanh cơn đau Gout kịp thời

Những cơn đau gout thường xuyên tái phát không những gây đau đớn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến...

Bia, rượu – Nỗi ám ảnh của người bị bệnh gout

Hầu như tất cả các đồ ăn thức uống nếu bị lạm dụng đều không tốt cho sức khỏe, thậm...

Người bệnh gút có ăn được THỊT VỊT không, tại sao?

Thịt vịt là thực phẩm quá đỗi quen thuộc trong mâm cơm của gia đình với nhiều cách chế biến...

bữa sáng cho người bị gout

Tự làm bữa sáng hoàn hảo cho người bị Gout

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đặc biệt với...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *