Hướng dẫn rửa mũi đúng cách để phòng bệnh viêm xoang

Các bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên đến bệnh nhân về việc rửa mũi đúng cách phòng bệnh viêm xoang nói riêng và các bệnh về tai mũi họng nói chung. Đặc biệt là trong thời tiết chuyển mùa và bầu không khí ô nhiễm hiện nay, việc vệ sinh mũi – họng là những điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe. 

rửa mũi phòng bệnh
Tìm hiểu chi tiết và cách rửa mũi phòng bệnh hiệu quả

Hướng dẫn rửa mũi đúng cách để phòng bệnh viêm xoang

Rửa mũi được xem là một biện pháp rất tốt để giúp bảo vệ niêm mạc mũi khỏi các tác nhân gây hại và những mầm bệnh xâm nhập. Bạn chỉ cần dành vài phút là có thể nâng cao hệ miễn dịch cũng như bảo vệ hệ hô hấp suốt cả ngày dài làm việc bằng thao tác rửa mũi đúng cách.

1. Áp dụng rửa mũi đúng cách với dung dịch

❂ Bước 1 Chuẩn bị dụng cụ và dung dịch rửa mũi

Để quá trình thực hiện rửa mũi làm sạch và phòng ngừa viêm xoang diễn ra chính xác hiệu quả, bạn cần chuẩn bị đầy đủ về vật dụng và nước rửa.

Dung dịch rửa mũi

Để vệ sinh khoang mũi hằng ngày, bạn có thể sử dụng dung dịch rửa mũi chuyên dụng hoặc dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa. Hầu hết các tiệm thuốc tây, quầy thuốc bệnh viện đều có bán mà không cần kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể tự điều chế nước muối tại nhà, vừa đơn giản lại vừa tiết kiệm.

rửa mũi phòng bệnh
Dung dịch muối sinh lý NaCl 0,9%

Với cách tự pha dung dịch muối, cách thực hiện như sau:

  • Pha theo tỷ lệ: 1 thìa cà phê muối (Tốt nhất là muối Kosher) hòa với 950ml nước cất + 1/2 thìa cà phê muối nở. Nếu không có nước cất, cần đun sôi nước máy rồi để nguội.
  • Sau khi dùng thìa khuấy tan, nên cất dung dịch muối vào bình đựng sạch có nắp đậy. Nên bảo quản ở nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp.

Công dụng của nước muối: 

Nước muối rất lành tính và an toàn, cực kì thích hợp để làm sạch và sát khuẩn các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Nước muối sẽ làm sạch vảy cứng đóng tại niêm mạc mũi, loại bỏ các dịch nhầy chứa vi khuẩn và cuốn trôi bụi bẩn nằm tại khe, hốc mũi.

Hơn nữa, nước muối sinh lý đem lại hiệu quả làm se khít vết thương, khiến niêm mạc khô nhanh mà không gây đau rát.  Từ đó bạn có thể phòng tránh được các triệu chứng của bệnh viêm xoang và môi trường ô nhiễm.

Dụng cụ rửa mũi

  • 1 bơm tiêm tròn hoặc 1 bình neti (bình có vòi chuyên biệt dùng để vệ sinh mũi)
  • Nơi bán: các tiệm thuốc tây hoặc quầy thuốc bệnh viện trên toàn quốc.

❂ Bước 2: Vệ sinh 

Trước khi bắt đầu thao tác rửa mũi phòng bệnh viêm xoang, bạn cần rửa sạch tay với xà phòng vài phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.

Lựa vị trí đứng để rửa mũi cũng là điều rất quan trọng. Cụ thể, bạn nên đứng cạnh bồn rửa hoặc bồn tắm, nơi có gương treo tường để tiện quan sát, có vòi nước sạch để tiện làm sạch.

Với các dụng cụ mới, nên dùng nước ấm rửa trước khi đưa vào sử dụng

❂ Bước 3: Thực hiện các bước rửa mũi đúng cách

  • Đặt đầu bơm tiêm (đầu bình Neti) vào mũi trái, đầu nghiêng 45 độ và bóp nước muối chảy vào. Cảm nhận sự di chuyển của dòng nước khi nước muối sẽ qua khoang xoang và chảy xuống bên mũi phải. Cố gắng giữ trán cao hơn cằm và không hít vào khi đang rửa mũi để tránh bị sặc.
  • Giữ khoảng 5-10 giây và ngừng lại. Cúi đầu để cằm chạm vào ngực. Nước muối thừa sẽ chảy ra ngoài. Bạn có thể dùng khăn mềm để lau sạch (Không hỉ mũi vì sẽ tạo thành áp lực lên ống tai trong). Đồng thời, không được nuốt khi nước muối chảy xuống họng mà cần nhổ ra ngoài để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Thực hiện tương tự cho mũi phải với đầy đủ các bước trên.
rửa mũi phòng bệnh
Không nên hít thở khi đang rửa mũi bằng dung dịch muối để tránh sặc
  • Mỗi bên cần rửa khoảng 3-4 lần để làm sạch hoàn toàn các dịch nhầy trong mũi.
  • Dùng một chiếc khăn mềm lau sạch dung dịch thừa chảy ra ngoài để kết thúc.

Xem thêm: Rượu tỏi chữa viêm xoang – Làm đúng cách mới hiệu quả

2. Áp dụng cách rửa mũi phòng ngừa viêm xoang bằng bình xịt

Hiện nay, có không ít các hãng dược phẩm cho ra đời dạng bình xịt để vệ sinh mũi. Tuy nhiên bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm tra mức độ phù hợp của cơ thể với dạng bình xịt đó. Không nên tự ý rửa mũi với bình xịt chứa thuốc khi chưa được sự đồng ý của chuyên gia.

❂ Bước 1: Chọn mua thuốc xịt mũi 

Các loại thuốc xịt mũi được dùng phổ biến hiện nay là:

  • Thuốc xịt mũi Fluticasone (nhóm Corticosteroid)
  • Thuốc xịt mũi chứa Xylitol

❂ Bước 2: Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng 

Bạn nên dành ít nhất là 10 phút để tìm hiểu thật kỹ cách sử dụng, các thành phần cũng như chống chỉ định của thuốc. Có thể hỏi dược sĩ trước khi sử dụng về liều lượng.

❂ Bước 3: Vệ sinh

Luôn phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi tiến hành rửa mũi. Các vi khuẩn tại tay có thể xâm nhập trực tiếp và gây thành ổ nhiễm, bệnh viêm xoang cho bạn nếu không chú ý.

❂ Bước 4: Thực hiện cách rửa mũi 

  • Dùng tay lắc nhẹ chai thuốc trước khi dùng để thuốc tan đều.
  • Dùng ngón trỏ và ngón giữa giữ chặt phần đầu bình xịt. Sau đó dùng lực nhấn để thuốc xịt thoát ra ngoài và ngấm vào thành mũi.
rửa mũi phòng bệnh
Chú ý vị trí đặt tay để tăng khả năng đưa thuốc xịt vào khoang mũi
  • Liên tục nhấn khoảng 4-5 lần cho mỗi bên. Rồi dùng khăn mềm để hỉ sạch mũi.
  • Rửa sạch đầu mũi với nước ấm
  • Dùng khăn giấy lau sạch phần đầu bình xịt và đậy kín nắp bình xịt để bảo quản.

Các chú ý khi thực hiện rửa mũi đúng cách

Với dung dịch rửa mũi, nước muối sinh lý

  • Nếu cảm thấy đau rát, bạn nên giảm bớt lượng muối hoặc hòa tan thêm nước để rửa mũi. Trong vài lần đầu tiên, có thể bạn sẽ cảm thấy rát nhẹ trong ổ mũi vì niêm mạc bị kích thích.
  • Nên thực hiện rửa mũi mỗi ngày 1 lần (Tối đa không quá 2 lần/ngày) vì nước muối có thể làm mất độ pH tự nhiên.
  • Chú ý giữ ấm cho mũi họng, bảo vệ mũi bằng khẩu trang khi ra ngoài.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai, cho con bú đều có thể áp dụng cách này với những liều lượng và cách thức tương tự. Riêng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần có dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh mũi cho bé đúng cách.

Với bình thuốc xịt

  • Ngừng sử dụng khi cảm thấy khó chịu hoặc có các triệu chứng bất thường về sức khỏe
  • Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi không nên sử dụng bình xịt để rửa mũi.
  • Cần hỏi rõ bác sĩ về đối tượng được phép dùng thuốc xịt để rửa mũi. Bởi có những trường hợp thuốc xịt không được sử dụng cho người gặp vấn đề về sức khỏe.

Với thông tin về phương pháp rửa mũi ngừa viêm xoang trên đây, bạn có thể thể kết hợp hỏi thêm ý kiến bác sĩ để đưa ra biện pháp vệ sinh hô hấp phù hợp. Ngoài ra, luôn phải giữ ấm mũi, sử dụng vật dụng che chắn mũi – miệng khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài để bảo vệ sức khỏe. Đồng thời, để đảm bảo, bạn vẫn cần tái khám và làm kiểm tra định kỳ để theo dõi, rà soát các mầm bệnh có thể xâm nhập đường hô hấp bất kỳ lúc nào. Thời gian kiến nghị: 6 tháng – 1 năm/lần.

Thuocdantoc không đưa ra bất kì lời khuyên, chẩn đoán y khoa nào thay cho việc điều trị chính thức. 

Có thể bạn quan tâm

Các loại trái cây và rau quả nên ăn khi bị ho

Ho đóng vai trò làm sạch các chất kích thích và nhiễm trùng khỏi cơ thể nhưng ho dai dẳng...

7 cách trị viêm xoang sàng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Cách trị viêm xoang sàng tại nhà thường được nhiều người áp dụng khi bệnh còn nhẹ, giúp đảm bảo...

Tìm hiểu về bệnh giãn phế quản và cách điều trị

Giãn phế quản là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Giãn phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp, xảy ra khi các ống phế quản trong phổi...

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu?

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu? Điều cần biết

Ung thư lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tố, chẳng hạn như giai đoạn ung thư, thể...

Ung thư lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?

Ung thư lưỡi là gì? Hình ảnh, dấu hiệu, cách điều trị

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *