Viêm xoang trán: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & điều trị

Trong các thể viêm xoang thì viêm xoang trán là dạng thường gặp nhất. Người bị viêm xoang trán có thể xuất hiện triệu chứng như cảm giác phần đầu và mắt nặng nề, đau nhức khu vực quanh mắt và trán… Đây là một bệnh lý mạn tính, thường tái đi phát lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người bệnh.

bệnh viêm xoang trán
Viêm xoang trán là tình trạng xoang trán bị viêm hay nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút… gây nên.

I. Viêm xoang trán là gì?

Xoang là những hốc rỗng nằm trong xương đầu, mặt. Người trưởng thành có 5 đôi xoang đối xứng với nhau qua mũi, bao gồm: xoang hàm, xoang sàng trước, xoang sàng, xoang bướm, xoang trán.

Viêm xoang trán là tình trạng xoang trán (nằm ngay sau mắt và trán) bị viêm hay nhiễm trùng. Bình thường, xoang trán thường tiết chất nhầy chảy qua đường mũi. Khi xoang trán bị tấn công bởi các yếu tố như vi khuẩn, vi rút…, chất nhầy không thoát ra được gây bít tắc lỗ thông xoang, tăng áp lực quanh mũi và trán, khiến cho khu vực này bị viêm.

Viêm xoang trán kéo dài trong khoảng 4 – 12 tuần được gọi là viêm xoang trán cấp tính. Trường hợp triệu chứng bệnh kéo dài hơn 12 tuần, tái phát nhiều lần thì được gọi là viêm xoang mạn tính.

Xem thêm: 11+ Thuốc Trị Viêm Xoang Tốt Nhất Thường Dùng Và Lưu Ý

II. Nguyên nhân gây viêm xoang trán

Viêm xoang trán phát triển khi vi trùng vượt qua “hàng rào phòng vệ tự nhiên của cơ thể”, gây viêm nhiễm. Một số tác nhân khiến cho xoang trán bị viêm phổ biến hiện nay bao gồm:

Nhiễm Virut

Virút cảm lạnh, vi rút đường hô hấp trên là tác nhân gây viêm xoang trán thường gặp. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ làm gia tăng lượng chất nhầy, gây ứ bít tắc lỗ thông xoang, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang.

Một người khỏe mạnh có thể bị nhiễm trùng do vi rút đường hô hấp một vài lần trong năm. Còn ở đối tượng trẻ em, hệ miễn dịch yếu kém hơn người lớn nên tỉ lệ bị nhiễm virút gây hại cao hơn.

Nhiễm vi khuẩn

Nếu nhiễm trùng kéo dài trong 10 – 14 ngày mà không có biểu hiện thuyên giảm thì khả năng cao là bạn bị nhiễm khuẩn, cần dùng đến kháng sinh để điều trị.

Khoang mũi chứa đầy những sợi lông nhỏ được gọi là lông mao, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào xoang mũi. Tuy nhiên, khi lông mao bất ổn, vi khuẩn có thể thâm nhập vào hốc xoang và gây viêm nhiễm.

Thông thường, nhiễm khuẩn thường đi kèm với nhiễm vi rút. Vì vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển hơn trong một môi trường giàu chất nhầy do vi rút cảm lạnh gây nên. Người bị nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ xuất hiện triệu chứng của viêm xoang cấp tính.

Dị ứng (viêm mũi dị ứng)

Một số người có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với một số chất gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, vẩy da động vật… sẽ hình thành nên phản ứng dị ứng như ngứa, hắt hơi, viêm, chất dịch ứ đọng nhiều trong xoang. Sự tắc nghẽn này gây ảnh hưởng đến quá trình dẫn lưu của xoang mũi, tăng nguy cơ hình thành bệnh viêm xoang.

Polyp mũi

Polyp mũi là hiện tượng khối u lành tính hình thành và phát triển bên trong mũi hoặc xoang. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Nhiễm trùng định kỳ
  • Dị ứng với môi trường hoặc thuốc
  • Mắc một số bệnh mạn tính đường hô hấp như hen suyễn

Nhìn chung, polyp mũi vô hại nhưng polyp ở xoang trán có thể ngăn chặn hoặc cản trở sự lưu thông của không khí trong xoang, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang nói chung và viêm xoang trán nói riêng.

Vẹo vách ngăn mũi

Có thể liên tưởng vách ngăn mũi như một “bức tường mỏng”, phân chia khoang mũi thành hai phần có kích thướt bằng nhau. Theo Học viện phẫu thuật Tai mũi họng – Đầu và Cổ ở Hoa Kỳ, có đến hơn 80% người có vách ngăn mũi bị lệch nhưng không hay biết vì chúng không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của mũi.

Tuy nhiên, vẹo vách ngăn mũi sẽ trở thành vấn đề nếu như nó gây khó thở hoặc các biểu hiện tắc nghẽn khác do không khí kém lưu thông. Sự thiếu hụt không khí lưu thông có thể gây viêm nếu như các mô ở xoang trán đang bị tổn thương.

III. Ai có nguy cơ bị viêm xoang trán?

Một số đối tượng dễ mắc bệnh viêm xoang trán gồm:

  • Người thường xuyên bị cảm lạnh
  • Người có cơ địa dị ứng
  • Người thường xuyên hút thuốc lá
  • Người có hệ thống miễn dịch yếu
  • Người bị nhiễm nấm
  • Người bị viêm amidan
  • Người có cấu trúc xoang mũi bất thường làm ảnh hưởng đến khả năng dẫn lưu chất dịch trong xoang.

IV. Triệu chứng bệnh viêm xoang trán

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm xoang trán là:

triệu chứng bệnh viêm xoang trán
Người bị viêm xoang trán thường xuyên bị đau nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, suy giảm thị lực…
  • Chảy nước mũi
  • Cảm giác phần đầu và mắt nặng nề
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau họng
  • Đau mỏi cơ
  • Nghẹt mũi
  • Giảm khứu giác
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao

Tùy vào từng nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm xoang trán sẽ có sự khác biệt giữa các đối tượng.

Một số triệu chứng như: mệt mỏi, đau họng, đau cơ là dấu hiệu cảnh báo bạn bị viêm xoang do nhiễm vi rút nhiều hơn là nhiễm vi khuẩn.

Nếu triệu chứng bệnh kéo dài dưới 10 ngày, khả năng bạn bị viêm xoang do nhiễm vi rút là rất cao. Nếu triệu chứng bệnh không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn sau 10 ngày thì tác nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn. Trong trường hợp triệu chứng bệnh viêm xoang kéo dài trong một vài tháng, vấn đề có thể đến từ sự bất ổn trong cấu trúc xoang mũi như polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi.

V. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang trán

Viêm xoang trán nếu như không được điều trị sớm, bệnh có thể chuyển thành mạn tính. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến chuyên gia để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để tìm cách khắc phục, đồng thời tránh được tình trạng khối u và ung thư có thể phát triển trong hốc xoang.

Nếu tác nhân gây viêm xoang là vi khuẩn, các triệu chứng xoang mũi tăng tiết dịch, đau, sốt sẽ trở nên tổi tệ hơn theo thời gian. Cần sớm điều trị để ổ nhiễm trùng không lan sang đầu, cổ, não… gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bệnh cần theo dõi triệu chứng và tham khảo ý kiến chuyên gia ngay lập tức nếu xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Đau đầu
  • Khó tập trung
  • Sốt cao
  • Thị lực suy giảm
  • Sưng, đỏ mặt, mắt, mí mắt

VI. Chẩn đoán bệnh viêm xoang trán

Thông qua những kiểm tra trực quan cũng như hỏi về tiền sử bệnh, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ.

  • Chụp CT, MRI: Dựa trên hình ảnh (CT, MRI), các chuyên gia có thể biết được tình trạng viêm nhiễm ở xoang.
  • Nội soi mũi: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nhỏ có gắn thiết bị ghi hình chụp phía bên trong xoang mũi. Kết quả hình ảnh sẽ được trả về trên máy tính. Thông qua đó, bác sĩ sẽ quan sát và đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.

VII. Cách điều trị bệnh viêm xoang trán

Tùy vào nguyên nhân gây ứ đọng, tắc nghẽn dịch xoang sẽ có những hướng điều trị không giống nhau. Nhưng nhìn chung, mục tiêu của việc điều trị bệnh viêm xoang trán là cải thiện dẫn lưu chất nhầy, giữ cho xoang mũi được thông thoáng.

+ Đối với trường hợp viêm xoang trán do vi rút: Người bệnh sẽ được chỉ định nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng một số loại thuốc xịt mũi hoặc thuốc thông mũi không kê đơn để giảm nhanh triệu chứng khó chịu.

+ Đối với trường hợp viêm xoang trán do nhiễm trùng: Bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm xoang.

+ Đối với trường hợp viêm xoang do dị ứng: Bệnh nhân cần nhanh chóng tránh xa những tác nhân gây dị ứng, đồng thời sử dụng thêm thuốc xịt mũi, thuốc kháng Histamine, Cortisteroid để cải thiện bệnh.

Các loại thuốc xịt mũi, thông mũi không cần kê đơn có chứa phenylephrine hoặc oxymetazoline có tác dụng làm khô, se nhỏ màng nhầy, hạn chế sự tiết dịch xoang, từ đó cắt giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, cần đặc biệt cẩn trọng nếu dùng trong thời gian dài vì người bệnh có thể lệ thuộc vào thuốc, tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Đối với trường hợp bị vẹo vách ngăn mũi hoặc polyp mũi: bệnh nhân có thể được chỉ định giải pháp phẫu thuật để khắc phục bệnh và cải thiện chức năng hoạt động của xoang mũi.

VIII. Một số biện pháp khắc phục bệnh viêm xoang tại nhà:

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh viêm xoang có thể áp dụng các giải pháp chăm sóc và điều trị viêm xoang mũi ngay tại nhà.

+ Xông hơi xoang mũi: Biện pháp này có thể giúp giảm đau và làm sạch xoang mũi nhanh chóng. Phối hợp thêm tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, quế… sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.

+ Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý: Giải pháp trên có tác dụng làm sạch xoang mũi, sát trùng, hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi lâu dài. Nước muối sinh lý có thể được mua hay tự làm ở nhà, cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Pha 4 chén nước lọc sạch đun sôi để nguội, 1 muỗng cà phê baking soda với 1 muỗng cà phê muối Iốt.
  • Sử dụng dung dịch trên để rửa mũi hằng ngày.

IX. Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang trán

Viêm xoang là bệnh có tính chất mạn tính, khó điều trị triệt để và thường xuyên tái đi phát lại khi gặp điều kiện phù hợp. Vì vậy, phòng bệnh là cách tốt nhất để tránh xa những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Một số cách phòng ngừa bệnh viêm xoang trán phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ nhiễm trùng xoang. Đặc biệt, cần chú ý rửa tay thật sạch bằng xà bông trước khi ăn, trong khi nấu ăn, khi chăm sóc trẻ em, khi sử dụng nhà vệ sinh…
  • Tránh xa các chất gây dị ứng như thuốc lá, khói, bụi vì những chất trên có thể kích hoạt được phản ứng hô hấp ở người.
  • Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng xoang.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về bệnh viêm xoang trán. Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn và tìm giải pháp khắc phục.

Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Đau khi nuốt: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Đau khi nuốt là hiện tượng khá phổ biến hiện nay và hầu hết mọi người đều trải nghiệm về tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Đây...

14 Bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi, uy tín ở Hà Nội và TPHCM

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp, là tình trạng viêm vùng niêm mạc...

Bị viêm họng hạt khi mang thai làm sao vượt qua ?

Viêm họng hạt khi mang thai xảy ra khi sản phụ không điều trị tình trạng nhiễm trùng đường hô...

Cách dùng lá trầu không trị ho cho trẻ và lưu ý

Dùng lá trầu không trị ho cho trẻ là một phương pháp dân gian được ông bà xưa tin tưởng,...

Điều trị ung thư tuyến giáp ở đâu tốt nhất hiện nay?

Điều trị ung thư tuyến giáp ở đâu tốt nhất hiện nay là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Bởi...

Chảy mủ ở tai: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Chảy mủ tai là triệu chứng bệnh lý về tai phổ biến. Nguyên nhân gây chảy mủ tai đa dạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *