9 loại tinh dầu trị đau họng được nhiều người áp dụng
Các tinh chất từ cây xạ hương, oải hương, tỏi… là những loại tinh dầu trị đau họng vẫn hay được nhiều bệnh nhân sử dụng. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết tác dụng cũng như việc sử dụng các tinh dầu này như thế nào để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Vì sao nên dùng tinh dầu trị đau họng?
Tinh dầu được tạo nên bằng cách chưng cất hơi nước một số bộ phận của cây. Các nhà khoa học đã chứng minh tinh dầu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, trong đó có việc tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và chữa lành vết thương.
Bệnh đau họng là tình trạng đau đớn mà chúng ta hay gặp phải do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Tuy vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định tác dụng của tinh dầu đối với bệnh đau họng nhưng trên thực tế nhiều bệnh nhân vẫn dùng và thấy có tác dụng.
Thông thường bệnh nhân hay dùng tinh dầu để hít hoặc lấy tinh dầu loãng để thoa lên da. Một số người còn dùng để pha vào nước ấm khi tắm.
9 loại tinh dầu trị đau họng bạn có thể thử
Có nhiều loại tinh dầu trị đau họng mà nhiều bệnh nhân vẫn truyền tai nhau. Bạn nên tham khảo để dùng thử các loại tinh dầu sau:
1. Tinh dầu cây húng tây
Theo nghiên cứu về hoạt động kháng khuẩn của cây húng tây và cây oải hương, tinh dầu của cây húng tây có khả năng kháng khuẩn rất mạnh mẻ, chống lại các loại vi khuẩn thông thường. Ngoài ra nó cũng làm giảm co thắt cơ nên có thể ngăn ngừa triệu chứng ho khi bị đau họng.
2. Tinh dầu hoa oải hương
Ngoài tác dụng thư giãn thì tinh dầu của hoa oải hương cũng có tác dụng trị hoa. Vì các hoạt chất trong tinh dầu có khả năng chống viêm và kháng khuẩn.
3. Tinh dầu trà
Theo nhiều nghiên cứu thì tinh dầu của loại cây này có khả năng kháng khuẩn và chống lại vi trùng khá tốt. Ngoài khả năng trị đau họng, nó còn ngăn ngừa nhiễm trùng nướu và điều trị các vấn đề răng miệng khác.
4. Tinh dầu khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp được sử dụng như một chất khử trùng để điều trị cảm lạnh, viêm họng và ho. Theo nhiều nghiên cứu thì các bộ phận của cây khuynh diệp đều có khả năng kháng khuẩn nhưng có hiệu quả rất khác nhau. Trong đó, tinh dầu được chiết xuất từ quả cây khuynh diệp thường có khả năng kháng khuẩn cao nhất.
5. Tinh dầu chanh
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định tinh dầu từ cây chanh có tác dụng kháng khuẩn mạnh, nhất là đối với vi khuẩn listeria. Điều này cũng có nghĩa là nó có khả năng điều trị nhiều loại vi khuẩn gây viêm họng.
Tuy nhiên tinh dầu chanh thường nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy nên hạn chế sử dụng trên da.
6. Tinh dầu bạc hà
Thành phần của tinh dầu bạc hà được dùng để điều trị nhiều thuốc trị đau họng và trị ho. Theo các nhà khoa học thì khả năng kháng khuẩn của tinh dầu bạc hà tương tự như kháng sinh gentamicin (Garamycin). Khi hít tinh dầu bạc hà cũng có thể giúp kháng viêm và giảm đau.
7. Tinh dầu tỏi
Tinh dầu tỏi có chứa hoạt chất allicin có khả năng kháng virus và kháng nấm. Có tác dụng tốt với các trường hợp bị đau họng do virus tấn công. Theo nhiều nghiên cứu thì tinh chất của tỏi giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn.
8. Tinh dầu gừng
Ngoài khả năng làm dịu những cơn đau ở dạ dày thì tinh dầu gừng còn là vị thuốc tự nhiên giúp điều trị cảm lạnh rất tốt. Tinh chất của nguyên liệu này có thể giúp giảm đau họng khá nhanh.
9. Bạch đàn
Tinh dầu của loại cây này khá hữu dụng và được sử dụng khá nhiều. Trong đó khả năng kháng khuẩn của tinh dầu còn được ví như chất kháng sinh tự nhiên có thể ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn. Chính vì vậy, tinh dầu bạch đàn được sử dụng nhiều để điều trị bệnh đau họng.
Có thể bạn quan tâm: 10 cách trị viêm họng tại nhà bằng mẹo tự nhiên, đơn giản
Cách sử dụng tinh dầu đúng cách
Việc chúng ta cần thực hiện đầu tiên là cần mua được loại tinh dầu chất lượng. Cách tốt nhất là dùng tinh dầu đã qua kiểm định để an tâm hơn về mặt chất lượng. Nhớ theo dõi các thông tin về đơn vị sản xuất, ngày sản xuất và ngày hết hạn.
Có rất nhiều cách để tận dụng hiệu quả của các loại tinh dầu. Chẳng hạn như:
- Xông hơi: cho vài giọt tinh dầu vào tô nước sôi rồi trùm khăn kín lại sau đó hít hơi tinh dầu qua mũi. Nhớ nhắm mắt lại để hạn chế tình trạng bị kích ứng.
- Hít trực tiếp: bạn có thể thấm tinh dầu vào một miếng bông nhỏ rồi hít. Hoặc có thể đặt miếng bông đó lên gối khi ngủ cũng có tác dụng tương tự.
- Dùng đèn đốt tinh dầu: cho vài giọt tinh dầu vào đèn đốt tinh dầu rồi đốt lên. Tinh dầu sẽ khuếch tán vào trong không khí và khử trùng không khí.
- Bôi lên da: dùng vài giọt tinh dầu đã pha loãng rồi bôi lên da, tập trung ở vùng da ở cổ họng để thấy được tác dụng.
Chú ý không uống tinh dầu, không dùng tinh dầu nguyên chất mà phải pha loãng trước khi dùng.
Cảnh bảo một vài nguy hiểm khi sử dụng tinh dầu trị ho
Đừng nghĩ tinh dầu là nguyên liệu tự nhiên thì tuyệt đối an toàn. Nhiều trường hợp chỉ uống một lượng nhỏ tinh dầu khuynh diệp đã gây ra hiện tượng co giật.
Chính vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ khi dùng tinh dầu mà gặp phải các hiện tượng như: khó thở, ngứa, phát ban, tim đập nhanh…
Cần thận trọng khi dùng tinh dầu cho phụ nữ có thai và đang cho con bú vì có thể gây ra tác dụng phụ. Trường hợp dùng cho trẻ sơ sinh thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Do khả năng kháng khuẩn kháng viêm nên tinh dầu trị đau họng khá tốt. Nhưng bạn cần tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Đồng thời cần phải hết sức cẩn trọng trong suốt quá trình sử dụng.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán hay phương pháp điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Dùng dầu dừa chữa viêm họng có thực sự hiểu quả?
- Viêm họng Vincent là gì? Những thông tin bạn cần hiểu rõ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!