Đau khi nuốt: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Đau khi nuốt là hiện tượng khá phổ biến hiện nay và hầu hết mọi người đều trải nghiệm về tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Đây có thể là triệu chứng của phản ứng dị ứng hoặc do nhiễm trùng. Cho dù là nguyên nhân nào gây ra, người bệnh cũng nên tiến hành thăm khám tránh trường hợp bệnh cản trở đến việc ăn uống và thở.

Đau khi nuốt là gì
Đau khi nuốt có thể là do dị ứng hoặc nhiễm trùng.

Triệu chứng chung của tình trạng đau khi nuốt

Người bệnh có thể gặp các biểu hiện đau khi nuốt điển hình sau đây:

  • Viêm amidan.
  • Đổ mồ hôi.
  • Đau đầu, sốt và cơ thể ớn lạnh.
  • Ho khan.
  • Đổ mồ hôi.

Xem thêm: 9+ cách giảm đau họng, rát họng nhanh và đơn giản nhất

Khi nào bạn nên gọi bác sĩ?

Đau khi nuốt nếu trở nên nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, khi gặp các dấu hiệu sau, người bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Đối với trẻ em:

  • Gặp phải vấn đề khó nuốt.
  • Cổ họng sưng lên một cách rõ rệt.
  • Chảy nước dãi.
  • Khó thở.

Trường hợp người lớn:

  • Gặp phải vấn đề khó nuốt.
  • Khó thở.
  • Đau nhức vùng họng.
  • Khó mở miệng.

Ngoài ra, bạn nên lên lịch hẹn với bác sĩ khi gặp triệu chứng đau khi nuốt kèm theo các dấu hiệu này:

  • Triệu chứng bệnh kéo dài hơn một tuần hoặc có thể lâu hơn.
  • Ho có lẫn máu.
  • Phát ban.
  • Đau khớp.
  • Xuất hiện cục u ở cổ.
  • Giọng nói khàn kéo dài hơn hai tuần.

Đau khi nuốt nguyên nhân do đâu?

Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng viêm và tắc nghẽn cổ họng, ống dẫn thức ăn gây đau khi nuốt. Điểm danh các “thủ phạm” gây nuốt đau:

1/ Viêm họng

Viêm họng do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc nhiễm khuẩn Streptococcal là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau khi nuốt. Thông thường, người bị viêm họng liên cầu khuẩn thường gặp phải các triệu chứng:

  • Sốt.
  • Xuất hiện đốm đỏ trên vòm họng.
  • Đau họng.
  • Sưng hạch bạch huyết ở một bên hoặc hai bên cổ.
  • Trên amidan xuất hiện mảng màu trắng.

2/ Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là bệnh nhiễm trùng cổ họng gây viêm vùng thượng vị và ảnh hưởng đến nắp thanh quản, ngăn không cho thức ăn đi xuống khí quản. Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:

  • Chảy nước dãi.
  • Sốt cao.
  • Khó nuốt.
  • Hay ngồi nghiên về phía trước.

3/ Viêm amidan

Viêm amdian là tình trạng nhiễm trùng dẫn đến hai hạch bạch huyết ở sau cổ họng bị viêm. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nên chứng đau khi nuốt.

Nguyên nhân gây đau khi nuốt
Viêm amidan dẫn đến chứng đau khi nuốt.

Nhiễm trùng amidan có thể là do vi khuẩn liên cầu khuẩn hoặc do vi rút gây ra. Và nếu bị đau khi nuốt do amidan gây ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như amidan bị sưng, xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng trên bề mặt amidan, hôi miệng, sốt,…

4/ Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm nấm men ở miệng, cổ họng hay ống dẫn thức ăn có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khó chịu khi nuốt. Một loại vi khuẩn có tên Candida được xem là tác nhân phổ biến gây nhiễm trùng. Và khi bị bệnh, bệnh nhân gặp phải các triệu chứng đặc trưng như mất vị giác, khóe miệng bị đỏ và hình thành các mảng trắng trên lưỡi.

5/ Viêm thực quản

Thực quản là ống dẫn thức ăn và chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Một khi ống thực quản bị viêm sẽ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày. Khi đó, acid dạ dày sẽ được đẩy ngược lên ống thực quản và lên miệng gây đau nhức khi nuốt. Bên cạnh triệu chứng đó, viêm thực quản có thể gây ra các biểu hiện như:

  • Đau bụng.
  • Đau ngực.
  • Giọng nói bị khàn.
  • Buồn nôn.
  • Ợ nóng.
  • Ho.

6/ Chấn thương họng

Chấn thương cổ họng mặc dù ít phổ biến hơn các nguyên nhân nêu trên nhưng đây cũng là yếu tố gây đau khi nuốt.

Chấn thương cổ họng có thể là do nuốt phải dị vật, ăn hoặc uống thức ăn quá nóng gây bỏng. Tuy nhiên, tùy vào mức độ và vị trí tổn thương, có thể chỉ gây đau ở một bên cổ họng hoặc sâu hơn trong ống dẫn thức ăn.

Chẩn đoán tình trạng đau khi nuốt

Việc chẩn đoán chính xác tình trạng đau khi nuốt rất quan trọng. Sau khi xem xét các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng các xét nghiệm và thủ thuật cụ thể sau:

  • Xét nghiệm máu: Cách làm này sẽ giúp bác sĩ đo lượng các loại tế bào máu khác nhau trong cơ thể. Từ đó đưa ra kết luận cơ thể mắc bệnh do nhiễm trùng vi khuẩn hay vi rút.
  • Chụp MRI hay CT: Thử nghiệm hình ảnh sẽ cho phép bác sĩ kiểm tra sự bất thường xảy ra trong cổ họng.
  • Xét nghiệm đờm: Lấy mẫu đờm đem đi xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của vi sinh vật trong cổ họng gây nhiễm trùng.
  • Kiểm tra nuốt Barrium: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nuốt barrium để giúp chẩn đoán tình trạng nào gây nên triệu chứng đau khi nuốt. Ngoài ra, cách làm này còn giúp xác định liệu thức ăn có đi xuống dạ dày hay không.

Điều trị chứng đau khi nuốt

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà cách điều trị thường không giống nhau. Đối với tình trạng đau khi nuốt do nhiễm trùng cổ họng, viêm thực quản, viêm amidan gây ra bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể lựa chọn một loại nước súc miệng có chứa chất gây tê họng để làm giảm cơn đau. Đối với trường hợp đau nhức dữ dội, thuốc xịt họng có thể giúp giảm cơn đau ngay lập tức.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chống viêm để làm giảm tình trạng viêm ở amidan, thực quản và cổ họng. Tuy nhiên, với trường hợp viêm amidan tái phát nhiều lần hoặc thuốc không đáp ứng việc điều trị, khi đó bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân phẫu thuật.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp khắc phục sau đây để giảm đau khi nuốt:

  • Dùng thuốc chống viêm: Các loại thuốc chống viêm không steroid có thể giúp làm giảm sưng và viêm ở miệng, giúp thức ăn được nuốt dễ dàng hơn và ít gây đau hơn.
  • Uống thuốc kháng acid: Giúp làm giảm trào ngược acid dạ dày, hạn chế tình trạng đau nhức.
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối: Nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm giảm viêm, ít gây đau khi nuốt.
  • Dùng đồ uống ấm: Uống một ít nước ấm có thể giúp giảm đau và cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống nước quá nóng vì có thể gây bỏng ở cổ họng.
  • Tắm nước nóng: Hơi nước ấm từ vòi hoa sen có thể giúp xoa dịu vòm họng, giảm đau khi nuốt.
  • Tránh uống rượu và thuốc lá: Các hoạt chất chứa trong rượu và thuốc lá có thể gây kích ứng niêm mạc vòm họng gây đau nhức khi nuốt.

Đau khi nuốt có thể chỉ là triệu chứng tạm thời và khỏi sau đó vài ngày. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài, người bệnh nên tiến hành khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh trường hợp bệnh chuyển nặng gây nguy hiểm.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau diếp cá làm khỏi bệnh viêm phế quản.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá theo ông bà xưa

Rau diếp cá có tính năng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng,... nên có thể dùng để điều trị bệnh...

Tìm hiểu cách chữa ho do hen suyễn bằng cây ráy gai

Cách chữa ho do hen suyễn bằng cây ráy gai

Để làm giảm các cơn ho do hen suyễn, ngoài việc dùng thuốc tây, bệnh nhân cũng có thể áp...

Học cách chữa ho bằng khế chua theo dân gian

Chữa ho bằng khế chua là phương pháp chữa bệnh theo dân gian được nhiều bệnh nhân tin tưởng và...

Chăm sóc mũi xoang sau mổ như thế nào để bệnh mau lành?

Chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật xoang đúng để nhanh khỏi

Chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật xoang đúng cách sẽ giúp vết thương mau lành, rút ngắn được thời...

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời tiết đối với người bệnh hen suyễn

Bên cạnh các yếu tố như da động vật, phấn hoa, khói bụi từ môi trường bị ô nhiễm, sự...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *