Bị sưng amidan nhưng không đau là bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Tình trạng sưng amidan thường kèm theo triệu chứng đau rát rất khó chịu. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, sưng amidan nhưng lại không đau, chính vì thế mà nhiều người thường hay chủ quan. Nhưng có thể đó là hiện tượng cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị y tế kịp thời.

sưng amidan không đau
Sưng amidan không đau có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng cần sớm can thiệp

Tình trạng sưng amidan nhưng không đau cảnh báo bệnh gì?

Amidan là cơ quan thuộc đường hô hấp trên thực hiện vai trò miễn dịch, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng cho cơ thể. Cơ quan này rất dễ bị tổn thương do nó nằm gần vị trí nhạy cảm, ngay 2 bên hầu họng.

Vệ sinh răng miệng kém, cùng với đó là thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng giảm, cơ thể suy nhược hay hút nhiều thuốc lá cũng sẽ khiến cho amidan bị tổn thương và sưng lên.

Amidan bị sưng thường kem theo đau rát, khó chịu. Lúc này thường liên quan đến các vấn đề như viêm amidan, sỏi amidan hay áp xe quanh amidan. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng sưng amidan nhưng lại không gây đau rát.

Tình trạng sưng amidan sưng nhưng không đau có thể là do tiếp xúc với một số tác nhân gây kích ứng. Nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau:

1. Phì đại amidan

Phì đại amidan đặc trưng bởi tình trạng amidan sưng to lên một cách bất thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở dạng cấp tính do ảnh hưởng của nhiễm trùng. Tuy nhiên, phì đại amidan cũng có thể nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính do nhiễm trùng tái phát nhiều lần hay do hội chứng trào ngược dạ dày mãn tính.

Phì đại amidan có thể khiến amidan sưng to lên nhưng thường không gây ra cảm giác đau rat. Tuy nhiên tình trạng này có thể khiến người bệnh bị khàn giọng, ngưng thở khi ngủ và gặp khó ăn khi ăn uống.

2. Ung thư amidan

Ung thư amidan là một dạng ung thư ít gặp, xảy ra khi có khối u ác tính xuất hiện tại amidan. Bệnh lý này có thể khiến amidan sưng to lên nhưng lại không gây đau. Lúc này, kích thước ở 2 amidan thường sẽ không đồng nhất. Người bệnh thường sẽ gặp các triệu chứng như khó thở, khó nuốt, nước bọt có lẫn máu,…

sưng amidan nhưng không đau là bệnh gì
Bệnh ung thư amidan giai đoạn sớm có thể khiến amidan sưng lên nhưng lại không gây đau

Ung thư amidan thường xảy ra do nguyên nhân là hút thuốc lá trong thời gian dài, sử dụng rượu bia, vệ sinh răng miệng kém hay do nhiễm virus HPV chủng 16 và 18.

Sưng amidan nhưng không đau có nguy hiểm không?

Để đánh giá tình trạng sưng amidan không đau có nguy hiểm hay không cần xem xét các bệnh lý liên quan đến nó và tình trạng bệnh. Nếu mắc bệnh phì đại amidan thì người bệnh sẽ thường xuyên gặp các vấn đề như ngưng thở khi ngủ hay khó ngủ.

Ngoài ra thì nhiều biến chứng nghiêm trọng cũng có thể sẽ phát sinh nếu không sớm điều trị đúng cách. Đặc biệt là trường hợp đối với trẻ em. Sau đây là một số biến chứng thường gặp do bệnh phì đại amidan gây ra:

  • Ngưng thở thời gian ngăn
  • Thiếu oxy lên não
  • Suy giảm khả năng miễn dịch
  • Rối loạn hành vi
  • Tăng huyết áp, mở rộng tim

Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi tình trạng sưng amidan nhưng không đau liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư amidan. Đây là bệnh lý tương đối hiếm gặp nhưng lại được đánh giá là rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh ung thư amidan ở giai đoạn sớm nếu phát hiện và can thiệp kịp thời thì vẫn có thể kiểm soát được. Tuy nhiên nếu bệnh diễn tiến nặng mới phát hiện ra, nhất là ở giai đoạn di căn thì sẽ rất nguy hiểm. Tế bào ung thư lúc này có thể lan truyền đến các cơ quan khác nhau như hầu, lưỡi, vòm họng, phổi hay xương.

Khắc phục tình trạng sưng amidan nhưng không gây đau

Tình trạng sưng amidan nhưng không đau có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì thế mà bạn cần sớm thăm khám để bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Điều này sẽ giúp xác định nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

1. Sử dụng thuốc Tây

Việc sử dụng các loại thuốc Tây thường được chỉ định khi tình trạng sưng amidan không đau liên quan đến chứng phì đại amidan. Tuy nhiên, lúc này bệnh chỉ mới kích hoạt ở mức độ nhẹ.

điều trị sưng amidan không đau
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Tây để khắc phục triệu chứng

Trường hợp phì đại amidan là do nhiễm trùng tiềm ẩn gây ra thì thường bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Việc sử dụng kháng sinh sẽ được áp dụng trong khoảng 7 – 10 ngày tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.

Với trường hợp phì đại amidan là do dị ứng thì bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc corticosteroid dạng xịt cho mũi. Bên cạnh đó thì các thuốc kháng Histamine cũng có thể được dùng với mục đích hỗ trợ khắc phục triệu chứng.

Xem thêm: Các Thuốc Trị Viêm Amidan Tốt Nhất Hiện Nay Và Lưu Ý Khi Dùng

2. Phẫu thuật

Đây là phương án sẽ được chỉ định khi tình trạng phì đại amidan trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến đường thở mà không phải do nhiễm trùng gây ra. Hoặc cũng có thể được cân nhắc trong trường hợp sưng amidan nhưng không đau liên quan đến bệnh ung thư amidan.

Phẫu thuật cắt amidan lúc này sẽ giúp cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ hay khó thở. Trong khi tiến hành bác sĩ có thể loại bỏ tuyến adenoid nằm ở phía sau mũi gần vòm miệng. Cắt amidan là một thủ thuật đơn giản, người bệnh thường sẽ phục hồi hoàn toàn sau 7 – 10 ngày.

Trường hợp ung thư thì phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ tận gốc khối u ác tính. Tùy thuộc vào kích thước của khối u mà có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật phù hợp. Sau phẫu thuật chức năng phát âm hay giọng nói của người bệnh thường sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

3. Chăm sóc tại nhà

Khi amidan bị sưng lên và gặp tổn thương, ngoài việc thăm khám và điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra thì bạn cần chú ý chăm sóc tốt tại nhà. Điều này sẽ giúp tác động tích cực đến quá trình hỗ trợ điều trị bệnh.

sưng amidan nhưng không đau
Người bệnh nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể khi đang bị sưng amidan

Dưới đây là các khuyến cáo mà bạn cần chú ý thực hiện tốt khi bị sưng amidan:

  • Tránh xa các tác nhân có thể gây kích ứng. Điển hình như hóa chất, khói thuốc lá, nấm mốc, mạt bụi…
  • Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng cổ. Cần chú ý hơn khi đi ra ngoài vào những ngày thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi khoảng từ 1 – 3 ngày khi các bệnh lý vừa mới khởi phát.
  • Mỗi ngày cần uống đủ 2 lít nước, thêm vào đó, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây hay rau củ để bù chất lỏng và nâng cao đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng mỗi ngày 2 lần đồng thời nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng và súc họng.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, nên tập trung bổ sung thêm các thực phẩm giàu dưỡng chất, chất xơ, vitamin để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Tình trạng sưng amidan nhưng không đau tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì thế mà bạn tuyệt đối không được chủ quan. Cần chú ý thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và can thiệp khắc phục đúng cách. Bên cạnh đó nên kết hợp chăm sóc tốt tại nhà để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Bị viêm Amidan có được ăn thịt gà không? Chuyên gia giải đáp

Thịt gà là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn...

Người lớn bị viêm amidan có nên cắt không?

Người lớn bị viêm amidan có nên cắt hay không?

Người lớn bị viêm amidan có nên cắt không là câu hỏi của nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề này...

Nên ăn gì và kiêng gì sau khi phẫu thuật cắt amidan?

Hậu phẫu thuật cắt amidan, bạn có thể đối mặt với các triệu chứng như: nôn (kéo dài 24 giờ),...

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn khác nhau như thế nào?

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn đều là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Mặc dù triệu...

Tìm hiểu các phương pháp tự nhiên dùng để điều trị sỏi amidan

Tự điều trị sỏi amidan tại nhà với 10 phương pháp tự nhiên

Nếu bị sỏi amidan nặng, bạn sẽ cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên, khi bệnh đang...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *