Những điều cần phải biết khi bị bệnh Gout thứ phát

Bệnh gout thứ phát cũng chính là một dạng của bệnh gout nhưng mức độ nguy hiểm có phần nặng nề hơn so với bệnh gout nguyên phát. Nhiều trường hợp không sớm phát hiện và điều trị đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.

Thể bệnh này thường ít gặp, chỉ chiếm khoảng 5 – 10% tổng số người mắc bệnh gout nói chung. Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở trường hợp nam giới bước sang tuổi trung niên. Mọi người cần nắm được những kiến thức cần thiết về bệnh để chủ động hơn trong việc phòng cũng như chữa trị.

bệnh gout thứ phát
Bệnh gout thứ phát – Một thể bệnh gout tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh gout thứ phát

Bệnh gout thứ phát thường hình thành do một số nguyên nhân sau đây:

  • Các bệnh lý liên quan như đái tháo đường nhiễm toan, tăng huyết áp, suy giáp, suy thận, hội chứng down,… gây nên tình trạng tăng acid uric trong máu thứ phát.
  • Một số loại thuốc điều trị như thuốc lao, thuốc lợi tiểu, corticoid, nhóm thuốc salicylat… cũng sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao.
  • Ở nhiều trường hợp, bệnh gout thứ phát cũng có thể phát sinh sau khi mắc các bệnh về máu. Điển hình nhất phải kể đến là bệnh thiếu máu, da hồng cầu, kinh thể tủy.
  • Những người hay nhịn đói, lao động nặng, nghiện bia rượu cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
nguyên nhân gây bệnh gout thứ phát
Bệnh gout thứ phát có nguy cơ xuất hiện cao ở những người nghiện bia rượu

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như yếu tố di truyền, cơ địa tăng sản sinh acid uric… cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout thứ phát.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout thứ phát

Nắm bắt được các dấu hiệu lâm sàng của bệnh chính là cơ sở để bạn có thể sớm phát hiện bệnh. Khi mắc bệnh gout thứ phát, các triệu chứng sau đây sẽ thường xuất hiện:

  • Khi bệnh mới khởi phát sẽ thường kèm theo sự xuất hiện của những cơn đau với mức độ còn nhẹ. Càng lâu, tình trạng đau nhức sẽ càng trở nên dữ dội hơn.
  • Cơn đau xuất hiện nhiều với cường độ mạnh hơn vào ban đêm, nhất là khi về sáng. Vị trí phát bệnh đầu tiên thường là ngón chân cái sau đó mới lan dần ra các khớp lân cận.
  • Hiện tượng đau nhức sẽ luôn đi cùng với biểu hiện sưng hay đỏ ở quanh khớp. Khi dùng tay ấn nhẹ, bạn sẽ thấy đau hơn bình thường.
  • Những cơn đau có thể diễn ra trong vài ba ngày, có khi kéo dài cả tuần khiến chức năng vận động khớp bị hạn chế rất nhiều.

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nói trên, bạn nên chủ động thăm khám để sớm có biện pháp can thiệp kịp thời từ bác sĩ.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout thứ phát

Khi bệnh gout thứ phát phát triển dần sang giai đoạn cuối, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm.

Bệnh gout thứ phát làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm

Phải kể đến như:

  • Các bệnh lý về thận: Sự tồn đọng lượng acid uric cao sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận, hình thành sỏi thận. Ngoài ra, bệnh gout thứ phát còn gây ra một số biến chứng tại thận khác như viêm cầu thận, nhiễm trùng thận hay suy thận.
  • Bệnh tim mạch, huyết áp: Bệnh gout thứ phát giai đoạn cuối sẽ khiến những tinh thể muối urat kết tinh ở thành mạch máu. Điều này khiến cho diện tích mạch máu thu hẹp, tuần hoàn máu gặp cản trở. Đây chính là nguyên nhân khiến các bệnh tim mạch và huyết áp phát sinh.
  • Nguy cơ tàn phế: Sự hình thành các hạt tophi quanh khớp khi bệnh gout thứ phát diễn biến nhanh sẽ khiến cho các mô sụn bị chèn ép nghiêm trọng. Hiện trạng này tiếp diễn dài này khiến không ít người bệnh mất hẳn chức năng vận động khớp.

Những biến chứng mà bệnh gout thứ phát gây ra nặng hay nhẹ là tùy thuốc vào cơ địa và quá trình kiểm soát bệnh của mỗi người. Bạn vẫn nên cẩn trọng để có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm nêu trên.

Hướng điều trị bệnh gout thứ phát

Bệnh gout thứ phát mặc dù có phần hiếm gặp nhưng nếu chậm trễ trong việc điều trị có thể khiến người bệnh đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa cả tính mạng.

Cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ một phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh gout thứ phát. Các biện pháp điều trị chỉ có thể kiểm soát sự phát triển của bệnh và làm thuyên giảm các triệu chứng.

1. Điều trị bằng thuốc

Khi bệnh còn ở giai đoạn khởi phát chưa có những diễn biến phức tạp thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc nhằm ức chế các triệu chứng. Một số loại thuốc thuộc nhóm hạ acid uric như Colchicin, Allopurinol, Probenecid, Benzbromaron… sẽ được dùng phổ biến.

điều trị bệnh gout thứ phát
Có thể sử dụng các loại thuốc Tây để kiểm soát sự phát triển của bệnh gout thứ phát

Ngoài ra, khi những cơn đau do bệnh gout thứ phát xuất hiện đột ngột gây cản trở vận động thì bạn cũng có thể sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không steroid để kiểm soát.

Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh gout thứ phát có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Thường gặp nhất là gây suy giảm chức năng gan thận và làm rối loạn cơ quan tạo máu.

Chính vì thế, việc sử dụng các loại thuốc nói trên đều phải được theo dõi bởi bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng dưới mọi hình thức để tránh những tác dụng ngoài ý muốn.

2. Can thiệp phẫu thuật

Bệnh gout thứ phát nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ phát triển rất nhanh cùng với sự hình thành hạt tophi tại vị trí khớp tổn thương. Hạt tophi to dần sẽ khiến cho cấu trúc khớp bị phá hủy, chức năng vận động bị đe dọa.

Lúc này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc người bệnh thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật cũng luôn tiềm ẩn những biến chứng nhất định nên sẽ được chỉ định trong những trường hợp cần thiết.

3. Phương pháp hỗ trợ điều trị

Khi không may sống chung với bệnh gout thứ phát, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ, bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống hay sinh hoạt cho phù hợp.

điều trị bệnh gout thứ phát
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ kiểm soát bệnh gout thứ phát

Cụ thể, bạn nên:

  • Hạn chế nhóm thực phẩm có hàm lượng purin và chất béo cao để kiểm soát quá trình sản sinh acid uric của cơ thể.
  • Bổ sung nước, các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, carbohydrate… để tăng cường chức năng của thận, đào thải bớt lượng acid uric tồn đọng ra ngoài.
  • Tuyệt đối tránh rượu bia và chất kích thích để không khiến bệnh tình nghiêm trọng thêm.
  • Không nên làm việc quá sức, cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh những áp lực trong công việc cũng như cuộc sống.
  • Giữ thói quen thăm khám định kỳ để nắm bắt được diễn biến của bệnh, tránh để bệnh chuyển biến xấu mà không hay biết.

Bài viết trên chỉ cung cấp những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách trị phổ biến của bệnh gout thứ phát. Để có được phác đồ điều trị cụ thể với tình trạng bệnh, bạn nên thăm khám và tham vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa. Thuocdantoc.vn không đưa ra bất cứ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa nào thay cho chỉ định từ bác sĩ.

Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu

Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu?

Axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa purin. Thành phần này vô hại, chúng được đào thải qua đường bài tiết và một số ít...

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay – chân và cách trị

Việc hiểu và nắm rõ thông tin về dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay - chân là điều...

Hướng dẫn cách nấu nước lá sake trị Gout tại nhà

Gần đây nhiều người đổ xô đi tìm lá sake về nấu nước uống chữa bệnh gout mà chưa biết...

acid uric cao khi mang thai

Định lượng Acid Uric cao khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý!

Acid uric cao khi mang thai là tình trạng ít gặp, tuy nhiên tình trạng này lại gây ra những...

thực hiện mổ hạt tophi

Trước khi mổ hạt tophi cần phải biết những điều này

Trên thực tế, các bác sĩ hiếm khi đề nghị mổ hạt tophi cho người mắc bệnh gout. Tuy nhiên...

bệnh gút biến chứng suy thận

Bệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?

Thận là cơ quan bài tiết và thanh lọc các thành phần trong cơ thể. Khi bệnh gút xuất hiện,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *