Bia, rượu – Nỗi ám ảnh của người bị bệnh gout

Hầu như tất cả các đồ ăn thức uống nếu bị lạm dụng đều không tốt cho sức khỏe, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh khi nhắc đến. Đối với các đối tượng bị bệnh gút, khi nhắc đến bia, rượu hoặc các đồ uống có cồn khác đều rùng mình. Nếu người bị gút tiếp tục sử dụng bia, rượu thì điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe cũng như chức năng xương khớp. Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây.

vì sao người bị gút không nên uống rượu bia
Rượu và bia vốn không tốt cho sức khỏe người bệnh thường, người mắc bệnh gút lại càng không

Bị bệnh gút có uống bia, rượu được không? Giải đáp

Gout là một trong những căn bệnh dần trở nên phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Hiện tượng trẻ hóa của bệnh gút được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó do việc tiêu thụ bia rượu quá nhiều. Theo sự ghi nhận của một số bài báo cáo mới nhất cho biết, nếu uống từ 1 – 2 ly rượu mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh gút lên đến 38%, trong khi đó, uống từ 2 – 4 cốc bia mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh gút sẽ tăng lên tới 75%

Theo các nghiên cứu khác cho thấy các đối tượng mắc bệnh gút nếu uống rượu bia một số thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh trong 24 giờ sau đó đang chiếm tỷ lệ cao.

Thông qua những con số cụ thể, chứng tỏ rượu bia dần trở thành nỗi ám ảnh lớn với người bệnh gút và cần được xếp vào danh sách những thứ cần kiêng cữ để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

tại sao người bệnh gút không nên uống bia, rượu
Gout là một trong những căn bệnh có xu hướng trẻ hóa do việc tiêu thụ một lượng lớn bia rượu mỗi ngày

Một số nghiên cứu tại Việt Nam đa chỉ ra thực trạng đáng lo ngại, đó là có tới 70 – 75% các đối tượng bị bệnh gút vẫn thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn. Hiện con số này đang không ngừng tăng và sắp đạt đến mức đáng báo động.

Trong những ngày gần đây, website thuocdantoc.vn nhận khá nhiều lời chia sẻ của bạn đọc về thực trạng sử dụng bia, rượu của bản thân trong quá trình điều trị bệnh gút. Sau nhiều thời gian sàng lọc, chúng tôi nhận thấy đa phần các đối tượng bị bệnh gút đều cảm thấy lo sợ và hối hận về thói quen uống bia rượu đã làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình điều trị bệnh cũng như sức khỏe. Nổi bật là những lời chia sẻ sau:

– Bệnh nhân Dương Anh Phong, 38 tuổi, Vĩnh Long: “Tôi đã mắc bệnh gút hơn 3 năm nay và đã có dấu hiệu thuyên giảm trong 1 năm đầu điều trị. Nhưng vì tính chất công việc cần giao lưu với nhiều đối tác và khách hàng, tôi đã uống khá nhiều rượu bia, thậm chí một tuần 7 ngày, tôi đã uống hết 5 ngày. Hiện nay, tình trạng sức khỏe của tôi bị sa sút hẳn, sự vận động của các chi không còn linh hoạt như trước. Tôi đã nghe lời khuyên của vợ tôi, nghỉ công việc đang làm, tiếp tục điều trị bằng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và nói không với bia rượu.”

– Bệnh nhân Đặng Hoàng Phú Quý, 46 tuổi, Bình Thuận: “Mỗi lần nhắc đến bia với rượu tôi đều rùng mình bởi tôi từng có một thời gian khá dài để chịu đựng tất cả sự đau đớn ở các khớp ngón tay, ngón chân do thói quen uống bia rượu. Đỉnh điểm của các cơn đau là vào giữa đêm, khiến tôi không thể nào ngủ yên. Từ đó, tôi đã quyết tâm từ bỏ bia rượu.”

– Bệnh nhân Phạm Minh Hoàng Hải, 55 tuổi, Thanh Hóa: “Bia và rượu, chắc tôi phải xếp chúng vào danh sách các thứ tuyệt đối không được đụng đến. Vì thói quen uống bia rượu mà bản thân tôi phải hứng chịu nhiều cơn đau bị dồn dập, điều này đã ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe và công việc đang làm. Một phần khác là cho bản tính chủ quan của bản thân, cứ nghĩ lần này uống một ít chắc không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.”

bị gút uống bia rượu được không?
Người bị bệnh gút chia sẻ “nỗi ám ảnh” của bản thân khi sử dụng bia, rượu hoặc các đồ uống có cồn

Chính vì thói quen uống bia, rượu đã khiến không ít đối tượng bị gút phải chịu đựng những sự đau đớn, dẫn đến suy sụp sức khỏe và cả thể chất. Không chỉ vậy, người bị gút có thể còn đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: bệnh sỏi thận, bệnh tim mạch, suy thận,…

Xem thêmBị bệnh gút có uống sữa được không, loại nào tốt?

Tại sao người bị bệnh gút không nên uống rượu bia?

Để trả lời câu hỏi tại sao người bị gút không nên uống rượu, bia hay các đồ uống có cồn khác, trước hết, bạn cần nên biết nguyên nhân gây nên bệnh gút và những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh.

Hàng loạt báo cáo khoa học trước đây và mới nhất cho biết, nguyên nhân chính gây nên bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa hàm lượng purin khiến lượng axit uric có trong máu tăng cao. Khi đó, các tinh thể axit uric không được đào thải ra ngoài bị lắng đọng tại các khớp xương và hình thành nên tình trạng viêm gây sưng tấy. Người bệnh thường hứng chịu nhiều cơn đau nhức các khớp đột ngột, đặc biệt là vào giữa đêm hoặc khi trở trời.

Các cơn đau gút cấp tính có khả năng tái phát rất cao và trở thành mãn tính nếu người bệnh không có phương pháp khắc phục đúng cách hoặc chế độ kiêng cữ không phù hợp.

tại sao bệnh gút không được uống rượu bia?
Những cơn đau gút thường bị đồn dập nhiều khi về đêm hoặc những ngày thời tiết thay đổi thất thường

Trở lại với vấn đề người bị gút có nên uống bia rượu được không. Rượu và bia vốn không tốt cho sức khỏe người bệnh thường, người mắc bệnh gút lại càng không. Bởi việc dung nạp vào cơ thể lượng rượu bia sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao và làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh gút. Sở dĩ uống rượu bia làm tăng nồng độ axit uric là do một số cơ chế sau:

– Rượu bia làm tăng lượng axit uric từ protein: Bia làm loại đồ uống làm từ lúa mạch lên men tự nhiên và giàu protein. Lượng protein nhanh chóng chuyển hóa và sinh ra axit uric khi vào cơ thể.

– Rượu bia làm cản trở việc đào thải axit uric ra khỏi cơ thể: Chất ethanol có trong bia rượu được nạp vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiều chất độc hại có gốc axit, trong đó có cả  axit axetic. Loại axit này sẽ khiến cho quá trình hòa tan của axit uric bị cản trở và không được đào thải hết ra khỏi cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh gút càng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Rượu bia làm suy giảm chức năng gan và thận: Gan và thận là hai bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Việc cơ thể tiếp nhận bia rượu quá nhiều khiến hai bộ phận này phải hoạt động liên tục và dần trở nên suy yếu. Khi đó, việc đào thải axit uric bị kém đi, kéo theo tình trạng bệnh gút dần trở nên phức tạp.

– Rượu bia có thể làm chết tế bào gan: Lượng bia rượu được dung nạp vào trong cơ thể sẽ làm tăng độc tính ở gan và gây phá hủy tế bào gan. Từ đó, chức năng hoạt động của gan bị suy yếu, kéo theo chức năng chuyển hóa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng.

Từ những lý do trên cho thấy, các đối tượng mắc bệnh gút nên từ bỏ việc uống rượu bia dù chỉ uống rất ít. Như vậy, người bệnh mới kiểm soát được nồng độ axit uric trong máu cũng như không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh lý.

tại sao người bị gút không được uống rượu bia?
Người bị gút cần nói không với rượu bia dù chỉ uống rất ít

Tóm lại, các đối tượng bị bệnh gút cần dừng hẳn việc uống rượu, bia và từ bỏ thói quen nhậu nhẹt. Đối với các đối tượng bị nghiện rượu, bia cần tìm gặp bác sĩ để có những biện pháp khắc phục phù hợp. Bên cạnh đó, người bị gút cần có chế độ kiêng cữ phù hợp, hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều purin, tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tươi. Đồng thời, luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái và cần tránh căng thẳng hay làm việc quá sức.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

chăm sóc bệnh nhân bị gout

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị Gout

Tiến triển của Gout phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của người bệnh. Vì vậy bạn...

yoga trị bệnh gout

5 bài tập Yoga hỗ trợ và điều trị bệnh Gout

Yoga là bộ môn đòi hỏi người thực hiện phải kết hợp những động tác vật lý cùng với việc...

Tất tần tật cách làm giảm nhanh cơn đau Gout kịp thời

Những cơn đau gout thường xuyên tái phát không những gây đau đớn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến...

Bệnh gút ở phụ nữ

Bệnh gút ở phụ nữ: nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Mặc dù bệnh gút (gout) là một bệnh gặp nhiều ở nam giới, nhưng không có nghĩa là phụ nữ...

Bệnh gút có ăn được thịt đỏ không? (bò, heo, dê, ngựa…)

Thịt đỏ là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhưng đối với...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *