Bệnh Gout cấp và mạn tính rất dễ bị nhầm lẫn!

Rất ít người có thể phân biệt bệnh gout cấp và mạn tính dù gout đang là một trong những căn bệnh nhiều người mắc phải. Giữa gout cấp và mạn tính có mối quan hệ mật thiết mặc cho còn những điểm khác biệt trong biểu hiện, triệu chứng. 

Phân biệt gout cấp và mãn tính
Phân biệt gout cấp và mãn tính

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) là một loại viêm khớp đã xuất hiện từ lâu. Nhiều ghi chép đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh gout sớm nhất từ thời cổ đại, với tên gọi khác là Thống phong. Hầu như nam giới là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh gout cao nhất. Nữ giới chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhưng không phải không có.

Các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa của gout nằm ở trục trặc về gen, bao gồm: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn. Những yếu tố về lối sống, thói quen sinh hoạt, cách ăn uống sẽ thúc đẩy sự phát triển của gout trong cơ thể. Lúc này, các tinh thể monosodium urate bị lắng đọng do sự bão hòa acid uric trong dịch ngoại bào sẽ gây ra các chứng viêm, sưng thường thấy ở gout. Hay nói cách khác, gout xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric, gây ra tình trạng lắng đọng acid uric.

Xem thêm: Cách chữa bệnh gout bằng lá vối tươi đơn giản, hiệu quả

Về bệnh gout cấp và mạn tính

Để hiểu rõ hơn sự khác nhau và mỗi tương quan giữ bệnh gout cấp tính và mạn tính, ta cần phân biệt được cấp tính là gì, mạn tính là gì.

So sánh gout cấp tính và gout mãn tính

“Cấp tính” lẫn “Mạn tính” được xem là hai thuộc tính nói lên tính chất bệnh. Thông qua thời gian ủ bệnh đến khi phát bệnh, thông qua mức độ bệnh và quá trình điều trị mà ta có thể xác định bệnh gout thuộc cấp tính hay mạn tính.

Cụ thể:

  • Bệnh gout cấp tính: thời gian bộc phát nhanh, cường độ cao, thường xảy ra rất đột ngột. Nếu chữa trị kịp thời thì có thể đảm bảo chữa dứt bệnh, an toàn về sức khỏe.
  • Bệnh gout mạn tính: bệnh tiến triển và kéo dài, thời gian ủ bệnh thường từ 3 tháng trở lên. Chính vì vậy thời gian điều trị cũng dài hơn, mất nhiều công sức và nguy hiểm hơn, khó chữa dứt bệnh hơn nhiều so với bệnh gout cấp tính. Người bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh khi đã vào giai đoạn nặng.
  • Mối quan hệ giữa bệnh gout cấp tính và mạn tính: Bệnh gout cấp tính sau thời gian đột ngột bộc phát thì có thể khỏi nhờ điều trị hoặc tiến triển thành mãn tính hoặc trở thành biến chứng nguy hiểm. Trường hợp kéo dài điều trị, điều trị sai cách cũng có thể khiến bệnh cấp tính trở thành bệnh mạn tính.
Phân biệt gout cấp và mãn tính
Cơn đau gout cấp sẽ chuyển thành mạn tính khi không được điều trị kịp thời

Về gout cấp tính

Gout cấp tính sẽ có những đặc điểm như:

  • Thời gian phát bệnh: rất đột ngột, bất kể thời gian (thường là vào nửa đêm hoặc sau bữa ăn)
  • Nguyên nhân phát bệnh: có thể phát ra sau khi ăn quá nhiều đạm hoặc uống nhiều rượu bia, sau một chấn thương hoặc sau đợt dùng thuốc đặc trị.
  • Vị trí cơn đau: nơi thường chiếm tỷ lệ đau nhiều nhất là ngón chân cái (50% trường hợp), khớp gối, khớp cổ chân.
  • Mức độ đau: người bệnh sẽ cảm thấy cực kì đau đớn. Kèm theo đó là các khớp bị sưng tấy, đỏ rát và châm chích bên trong. Đau nhất là trong 12 – 24 giờ đầu tiên tính từ thời điểm phát bệnh gout lần đầu. Sau đó sẽ giảm dần khi dùng thuốc.
  • Thời gian cho gout cấp: kéo dài từ 1 đến 2 tuần rồi ngưng hẳn. Tiếp đó xuất hiện thường xuyên hơn và kéo dài hơn nếu không tiến hành điều trị ngay mà chỉ áp dụng giảm đau tạm thời.
  • Một số biểu hiện khác: người mệt mỏi, sốt cao, rối loạn tiết niệu, rối loạn thần kinh, tay chân tê bì nhức mỏi,…

Về gout mạn tính

Gout mạn tính có những biểu hiện, triệu chứng hơi khác so với bệnh gout cấp tính như:

  • Nguyên nhân: di truyền, mắc bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc do sự lắng đọng của tinh thể urat khi các đợt gout cấp tính kết thúc.
  • Thời gian phát bệnh: sau khoảng thời gian dài không điều trị gout cấp tính hoặc không phát hiện được các biểu hiện gout, bệnh sẽ chuyển thành gout mạn tính. Thậm chí là sau vài năm, vài chục năm mới phát bệnh trở lại. Nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
  • Triệu chứng gout mạn tính: thường gặp nhất là các hạt tophi (cục u dưới da) tại vị trí các khớp, gây biến dạng khớp và đau nhức dữ dội. Ngoài ra, tophi có thể xuất hiện ở thận, các cơ quan nội tạng khác rất nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng của gout mạn tính: gout mạn tính khi nổi tophi sẽ ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể: cột sống, thận, đường tiết niệu,… Kèm theo đó là các biến chứng về bệnh suy thận cấp, mất khả năng hoạt động tứ chi, bại liệt,…

Cách điều trị gout cấp và mạn tính

Dù là xuất hiện cơn đau gout cấp hay tìm ra gout mạn tính trong quá trình thăm khám thì người bệnh đều không được chủ quan. Bệnh nhân cần phối hợp cùng bác sĩ để theo dõi và tiến hành chữa trị bệnh gout ngay lập tức.

Với gout cấp tính

  • Mục tiêu điều trị: giảm nhanh cơn đau và loại bỏ viêm sưng ở khớp nhanh chóng.
  • Dùng thuốc: các nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như: meloxicam, naproxen, aspirin, ibuprofen,… hoặc thuốc Colchicine ở dạng liều cao, thuốc chứa corticosteroid .
  • Chế độ dinh dưỡng: ngay lập tức thay đổi khẩu phần ăn uống và lập kế hoạch vận động để duy trì bệnh không trở nặng. Phải loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin sinh đạm (thịt đỏ, hải sản, nội tạng,…), rượu bia, thực phẩm nhiều đường tổng hợp,… và kết hợp thể dục thể thao nhẹ nhàng (yoga, bơi lội, dưỡng sinh,…) 30-45 phút/ngày trong suốt thời gian về sau.
  • Theo dõi: thường xuyên tái khám và làm kiểm tra định kỳ với lịch hẹn của bác sĩ chuyên môn. Việc này sẽ giảm thiểu các cơn đau gout cấp tái phát và giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.
gout cấp tính và mạn tính
Dùng thuốc giảm đau, chống viêm để giảm bớt triệu chứng gout cấp

Với gout mạn tính

  • Dùng thuốc: các nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như: meloxicam, naproxen, aspirin, ibuprofen,… hoặc thuốc Colchicine, thuốc chứa corticosteroid kết hợp với kháng sinh để chữa viêm. Đồng thời sử dụng các loại thuốc như allopurinol, probenecid để kiểm soát nồng độ acid uric trong máu hàng ngày.
  • Phẫu thuật: sau nhiều kiểm tra và xét nghiệm, có thể người bệnh sẽ được đề nghị làm phẫu thuật để cắt bỏ các khớp bị hư hại, các hạt tophi,… để giảm đau đớn.
  • Chế độ dinh dưỡng: tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị để thực hiện khẩu phần ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, ít chất đạm mà vẫn đảm bảo được sức khỏe. Đừng quên uống thật nhiều nước để giúp đào thải acid uric ra ngoài bằng đường tiết niệu.
  • Chế độ sinh hoạt: người bệnh nên rèn luyện nhẹ nhàng với các bộ môn như yoga, tập dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội,… để điều hòa acid uric và tăng phối hợp cơ khớp, ngừa lắng đọng urate tinh thể tại mô sụn.
  •  Điều trị: luôn tuân theo chỉ định và hướng dẫn của các chuyên gia y tế để việc chữa trị gout diễn ra tốt hơn. Không được tự ý dùng thuốc hoặc tự ý ngừng điều trị khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia y tế.

Với những thông tin này, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo nhằm giúp phân biệt gout cấp và mãn tính. Thuocdantoc không đưa ra bất kì lời khuyên, chẩn đoán y khoa nào để thay thế cho quá trình thăm khám, xét nghiệm gout cấp và mãn tính. Để xác định chính xác tình trạng hay mức độ bệnh, người bệnh nên nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên môn. 

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gút có chữa khỏi được không, bằng cách nào?

Những bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp đều khó chữa khỏi hoàn toàn, tỷ lệ thành công chỉ đạt được ở mức dao động từ 90 - 95%....

Bị bệnh gút có ăn được măng không, măng nhiều purin?

Mặc dù măng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng....

thực hiện mổ hạt tophi

Trước khi mổ hạt tophi cần phải biết những điều này

Trên thực tế, các bác sĩ hiếm khi đề nghị mổ hạt tophi cho người mắc bệnh gout. Tuy nhiên...

những món ăn chữa bệnh gút

5 món ăn ngon và tốt cho người bị bệnh Gout

Các món ăn cho người bệnh gout phải đảm bảo không chứa nhiều đạm (purin), dầu mỡ với các giá...

Nước ép dưa leo - cần tây hiệu quả trọng chữa trị bệnh gút

Bật mí cách trị Gout bằng dưa chuột (dưa leo) tại nhà

Điều cần làm ở những người bị bệnh gout là bổ sung thật nhiều rau xanh để thay thế các...

Bị bệnh gút có ăn được THỊT GÀ không, cần tránh gì?

Nhiều người cho rằng, cần kiêng cữ thịt gà khi mắc bệnh gút bởi gà có chứa nhiều chất đạm....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *