Bí quyết sống chung với bệnh Gout an toàn

Duy trì lối sống lành mạnh chính là bí quyết sống chung với bệnh gout an toàn. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp người bị gout hạn chế bệnh tiến triển cũng như ngăn ngừa những cơn đau gout tái phát trở lại.

Muốn sống chung với bệnh Gout an toàn người bệnh cần lưu ý

1. Hạn chế thức uống có cồn và thực phẩm giàu purin

Nếu đang mắc bệnh gout, bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm giàu purin như: Thịt bò, động vật có vỏ ( nghêu, sò, ốc…), thịt mỡ, trứng cá muối, tôm hùm, cá mòi, măng tây hay nấm… Tin tốt là một số loại thực phẩm, chẳng hạn như cherry, táo và các thức ăn giàu vitamin C có thể giúp ngăn ngừa các cơn gout cấp.

Nói không với bia rượu là bí quyết sống chung với bệnh gout
Hạn chế uống bia rượu là bí quyết sống chung với bệnh gout

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thức uống có cồn, chẳng hạn như bia, rượu. Chất cồn không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe gan, thận mà còn gây rối loạn khả năng chuyển hóa axit uric của cơ thể, từ đó khiến cho bệnh gout bùng phát.

2. Uống nhiều nước

Đây là bí quyết sống chung với bệnh gout đơn giản bất kì bệnh nhân nào cũng thực hiện được. Nước có thể giúp hỗ trợ đào thải axit uric ra ngoài theo đường nước tiểu. Nó cũng ngăn chặn không cho axit uric lắng đọng thành các tinh thể muối.

Tốt nhất bạn nên uống nước lọc. Ngoài ra có thể sử dụng những loại đồ uống tốt cho người bị gout như nước ép anh đào, nước thơm, trà gừng, nước táo…Tránh xa các loại nước ngọt chứa nhiều fructose, chúng gây thừa cân và khiến tình trạng viêm khớp thêm tồi tệ.

3. Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý

Điều này sẽ giúp làm giảm áp lực đè nén lên các khớp, làm giảm cơn đau do gout. Để không bị thừa cân, béo phì, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đồng thời kết hợp tập luyện thể dục mỗi ngày với các bài tập vừa sức như bơi lội, aerobic hay tập thể dục dưỡng sinh để tăng cường khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, cải thiện chức năng vận động của khớp.

Kiểm soát tốt cân nặng là cách sống chung với bệnh gout
Kiểm soát tốt cân nặng là cách hữu hiệu để sống chung với bệnh gout

Trường hợp đang bị thừa cân, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn kiêng hợp lý.

4. Tránh stress

Căng thẳng thần kinh có thể khiến bệnh gout bùng phát và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Mặc dù trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta không thể tránh khỏi những áp lực trong công việc, học hành hay trong các mối quan hệ nhưng hãy học cách kiểm soát nó bằng các kỹ thuật như thiền hay hít thở sâu.

Cố gắng giữ cho đầu óc luôn được thanh thản chính là bí quyết chung sống hòa bình với bệnh gout và gia tăng tuổi thọ cho bạn.

5. Tập thể dục mỗi ngày

Duy trì hoạt động thể chất hàng ngày không chỉ giúp giảm cân an toàn mà còn là phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh gout và nâng cao sức khỏe một cách toàn diện.

Tuy nhiên bạn chỉ nên lựa chọn các bộ môn thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe. Nếu đang trong giai đoạn bị gout, bạn không nên tập thể dục cho đến khi cơn đau và tình trạng viêm nhiễm đã được kiểm soát.

6. Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc

Việc nghỉ ngơi đầy đủ rất quan trọng đối với người bị gout. Trong giai đoạn đang bị bệnh bạn nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế di chuyển để tránh tác động xấu khiến khớp bị đau nhức dữ dội hơn.

Ngủ đủ giấc là cách sống chung với bệnh gout
Ngủ đủ giấc giúp giảm căng thẳng, ngăn ngừa bệnh gout tái phát

Duy trì thời gian ngủ khoảng 8 tiếng một ngày cũng có thể giúp bạn kiểm soát tốt căng thẳng và cảm thấy khá hơn.

7. Thử một số thảo dược

Chất kháng viêm trong củ nghệ có thể hữu ích trong việc đối phó với tình trạng viêm khớp khi bị gout. Và bromelain- một chất được tìm thấy nhiều trong thân cây dứa cũng được cho là có tác dụng ngăn ngừa căn bệnh này.

Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định hiệu quả của các loại thảo dược này đối với bệnh nhân bị gout. Tuy nhiên bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung các loại thảo dược này để giảm thiểu tần suất sử dụng các loại thuốc tân dược có hại.

8. Thăm khám thường xuyên

Một khi đã được chẩn đoán mắc bệnh gout, bạn nên xây dựng một lịch trình thăm khám định kì và làm xét nghiệm máu để theo dõi hàm lượng axit uric trong máu. Căn bệnh này sẽ được kiểm soát tốt nếu duy trì ở mức dưới 6mg/dl. Nếu hàm lượng axit uric vượt quá ngưỡng này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp để đưa hàm lượng chất này về ngưỡng lý tưởng.

Bệnh gout gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Bạn nên dành thời gian để thử nghiệm các biện pháp trên và kiên trì thực hiện để có thể chung sống hòa bình với bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chữa bệnh Gout bằng cải bẹ xanh có tốt không?

Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh là phương pháp dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên phương pháp này có thật...

Phương pháp điều trị Gout bằng châm cứu

Gout là một căn bệnh mạn tính được hình thành bởi sự rối loạn chuyển hóa axit uric và dẫn...

làm giảm axit uric trong máu

Những cách làm giảm lượng Axit Uric trong máu cho người bị Gout

Gout là bệnh viêm khớp mãn tính gây ra các triệu chứng nặng nề. Cách duy nhất để kiểm soát...

Bị bệnh gút có ăn được THỊT GÀ không, cần tránh gì?

Nhiều người cho rằng, cần kiêng cữ thịt gà khi mắc bệnh gút bởi gà có chứa nhiều chất đạm....

Đậu đen có tốt cho người bị bệnh gút không?

Đậu đen có tốt cho người bệnh gút không?

Bệnh nhân gút có thể áp dụng những nguyên liệu tự nhiên tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh...

hạt tophi là gì

Hạt tophi là gì? Tìm hiểu về hạt tophi trong bệnh gout

Khi gút chuyển sang giai đoạn cuối, khớp sẽ xuất hiện hạt tophi ở khớp. Các hạt này có kích...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *