Trước khi đi xét nghiệm bệnh Gout phải biết những điều này

Gout (gút) là bệnh viêm khớp mãn tính thường gặp ở nam giới. Để chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng cụ thể và kết quả từ những cuộc xét nghiệm. Xét nghiệm bệnh Gout được xem là yếu tố quan trọng nhất trong việc chẩn đoán bệnh lý này.

xét nghiệm bệnh gout
Các xét nghiệm là yếu tố quan trọng trong việc chẩn đoán Gout

Bệnh gút cần xét nghiệm gì?

Gút hình thành do sự lắng đọng muối urat tại khớp, nguyên nhân trực tiếp là do nồng độ axit uric tăng cao. Chính vì bản chất khác biệt so với những bệnh xương khớp thông thường mà bạn cần thực hiện các xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh lý này.

1. Xét nghiệm axit uric máu

Xét nghiệm axit uric trong máu là yếu tố cần thiết và bắt buộc trong quá trình chẩn đoán gút. Nồng độ axit uric trung bình trong máu ở nam giới không vượt quá 7 mg/dl và nữ giới không quá 6 mg/dl.

xét nghiệm máu bệnh gút
Xét nghiệm axit uric trong máu rất quan trọng trong việc chẩn đoán Gout

Tuy nhiên không hẳn axit uric cao sẽ bị bệnh Gút, chỉ số axit uric từ 7 – 9 mg/dl và cơ thể không phát sinh cơn đau được xem là hội chứng tăng axit uric không triệu chứng. Ở trường hợp này bác sĩ sẽ hướng dẫn cách làm giảm nồng độ axit uric bằng chế độ dinh dưỡng.

Nếu axit uric cao trên 10 mg/dl, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm một vài lần để chắc rằng chỉ số này phản ánh đúng mức độ axit uric trong cơ thể bạn. Trong trường hợp axit uric cao nhưng chưa phát sinh cơn đau, bác sĩ thường chỉ định thuốc hạ axit uric để kiểm soát và làm giảm thành phần này.

Một vài trường hợp thực hiện xét nghiệm máu khi cơ thể đã phát sinh cơn đau gút cấp tính. Nếu nồng độ axit uric trên 7 mg/dl thì nguy cơ bạn mắc bệnh gút là rất cao.

2. Xét nghiệm axit uric niệu 24 giờ

Xét nghiệm axit uric niệu 24 giờ nhằm xác định nồng độ axit uric được bài tiết trong vòng 1 ngày. Xét nghiệm này xác định nguyên nhân khiến nồng độ axit uric tăng là do cơ thể tăng sản sinh axit uric hoặc là do thận giảm bài tiết.

Axit niệu trong vòng 24h của người khỏe mạnh thường nằm ở mức 600 mg. Nếu chỉ số thấp hơn có nghĩa là khả năng đào thải axit uric của thận bị giới hạn. Xét nghiệm axit uric niệu trong vòng 24 giờ giúp bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

3. Xét nghiệm dịch khớp

Dịch khớp là chất lỏng nhầy được tìm thấy tại các khớp. Dịch nhầy này giúp giảm ma sát và giúp khớp vận động dễ dàng. Bệnh nhân gút thường xuất hiện tinh thể muối urat tại khớp và phát sinh cơn đau. Vì vậy việc chọc hút dịch khớp để xét nghiệm sẽ giúp việc chẩn đoán bệnh trở nên dễ dàng hơn.

Xét nghiệm dịch khớp cũng là xét nghiệm thường gặp trong quá trình chẩn đoán những bệnh lý xương khớp khác.

4. Xét nghiệm chức năng thận

Thận là cơ quan bài tiết và thanh lọc axit uric, nếu thận gặp vấn đề quá trình đào thải axit uric sẽ bị giới hạn. Dần dần thành phần này sẽ lắng đọng và gia tăng trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút và các bệnh lý nguy hiểm khác.

bệnh gút cần xét nghiệm gì
Xét nghiệm chức năng thận để tìm ra nguyên nhân khiến nồng độ axit uric tăng cao

Bác sĩ sẽ tiến hành xác định những chỉ số trong thận như ure, protein niệu, creatinin,… để xác định chức năng thận và tìm hướng điều trị phù hợp.

Ngoài những xét nghiệm nói trên, bác sĩ có thể chỉ định chụp X – Quang để quan sát rõ tinh thể muối urat tích tụ tại khớp. Hoặc tiến hành xét nghiệm bạch cầu tăng hay giảm, chụp CT để chẩn đoán chính xác bệnh lý mà bạn gặp phải.

Xét nghiệm bệnh gout có cần nhịn ăn không?

Chỉ số axit uric có thể bị ảnh hưởng nếu trong thời gian gần đó bạn có sử dụng một số loại thuốc làm tăng axit uric trong máu. Hãy trình bày tình trạng sức khỏe và các loại thuốc bạn đang sử dụng với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm để bác sĩ có hướng giải quyết nhằm giúp kết quả xét nghiệm khách quan và chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cần nhịn ăn trong 4 – 8 giờ trước khi lấy máu để xét nghiệm axit uric.

Trong một vài trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhịn ăn hoặc điều chỉnh thực đơn để xác định nguyên nhân khiến axit uric tăng cao. Hãy thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ trong mọi trường hợp để kết quả xét nghiệm phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bạn, từ đó có hướng khắc phục phù hợp.

Xét nghiệm gút ở đâu và chi phí thực hiện

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm bệnh gout. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ được chúng tôi tổng hợp để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn địa chỉ uy tín.

  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM
  • Bệnh viện Nhân Dân 115
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Về chi phí xét nghiệm bệnh gút chúng tôi không thể cung cấp con số chính xác. Tổng chi phí phụ thuộc vào các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định, cơ sở y tế thực hiện và tình trạng bệnh lý của từng người. Bạn có thể liên hệ với bệnh viện để được tư vấn cụ thể trước khi lựa chọn nơi khám và chữa bệnh.

Khi xét nghiệm bệnh gút bạn nên tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để kết quả phản ánh đúng tình trạng sức khỏe. Mọi thông tin trong bài viết đều mang tính chất tham khảo, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên cụ thể.

Tham khảo thêm:

Bài thuốc chữa bệnh gout bằng đậu xanh có tác dụng gì?

Bài thuốc chữa bệnh gout bằng đậu xanh là phương pháp dân gian được ông bà lưu truyền từ ngày xưa. Cho đến hiện tại nhiều người vẫn tin tưởng...

ĐẶC TRỊ tận gốc bệnh Gút nhờ bài thuốc BÍ TRUYỀN Quốc dược Phục cốt khang

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc Y học cổ truyền số 1 hiện nay đặc trị bệnh gout...

Người Bệnh Gút Có Ăn Được Chuối Không? Loại Nào Tốt?

Chuối là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người. Nhiều người...

Những điều cần biết về bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout là một loại viêm khớp, đặc trưng bởi tình trạng sưng, viêm đột ngột ở khớp. Tình...

Người bị bệnh Gout sống được bao lâu?

"Người bị bệnh gout sống được bao lâu?" ắt hẳn luôn là nỗi lo của những bệnh nhân được chẩn...

Chữa bệnh Gout bằng thuốc đông y cổ truyền

Cách chữa bệnh gout bằng thuốc đông y cổ truyền chú trọng vào việc khắc phục nguyên nhân gây bệnh,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *