Người bị ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào ở dạ dày phát triển bất bình thường, hình thành khối u ác tính ở dạ dày và có thể di căn sang bộ phận lân cận. Bên cạnh dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh ung thư dạ dày. Ăn uống đúng cách có thể cải thiện tình trạng bệnh và ngược lại, dung nạp quá nhiều chất có hại, khó tiêu sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.

ung thư dạ dày nên ăn
Ung thư dạ dày nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh ung thư dạ dày

Nên ăn uống như thế nào khi bị bệnh ung thư dạ dày?

Người bị ung thư dạ dày nên tuân thủ những nguyên tắc ăn uống sau:

1. Tăng cường thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng

Việc duy trì chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày vô cùng quan trọng. Bệnh càng nặng, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Các chuyên gia cho biết, protein giúp cơ thể sửa chữa các tế bào, củng cố hệ thống miễn dịch, tốt cho sức khỏe của người bệnh. Protein được tìm thấy nhiều trong sữa, trứng và phô mai, thịt nạc, các loại hạt và bơ hạt, đậu nành…

nên ăn gì khi bị ung thư dạ dày
Protein được tìm thấy nhiều trong sữa, trứng và phô mai, thịt nạc, các loại hạt và bơ hạt…

Chế độ ăn uống của người bị ung thư dạ dày cần thêm sắt (chất sắt trong thịt đỏ được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn chất sắt có trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau xanh và trái cây sấy khô), canxi (có nhiều trong cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, phô mai), vitamin D (bơ thực vật, bơ, cá có dầu và trứng).

Ngoài ra, người bị ung thư dạ dày nên bổ sung đầy đủ chất xơ – chất được tìm thấy trong trái cây, hoa quả ngũ cốc. Tuy nhiên, một số loại ngũ cốc nguyên hạt như mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt mặc dù chứa hàm lượng chất xơ cao nhưng có thể khiến cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày cảm thấy khó chịu, vì thế bạn chỉ nên ăn lượng vừa phải. Đậu lăng và rau cải xanh cũng có tác dụng tương tự.

2. Hạn chế thực phẩm gây kích ứng dạ dày

Đồ ăn cứng, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn cay, chứa nhiều axit hay dầu mỡ… đều là những thực phẩm không tốt cho niêm mạc dạ dày, bạn cần hạn chế.

3. Giảm thực phẩm chế biến sẵn

Một số loại thực phẩm chế biến sẵn như: thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích có chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe, người bị bệnh ung thư dạ dày nên hạn chế. Kẹo, bánh, đồ uống ngọt, soda… cũng chứa ít giá trị dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều đường, chất bảo quản nên bạn cũng cần đặc biệt hạn chế.

4. Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ

Việc áp dụng xạ trị liệu ung thư dạ dày hay đưa một lượng lớn hóa chất, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần… để tiêu diệt tế bào ung thư (trong hóa trị liệu) khiến cho người bệnh ung thư dạ dày trở nên yếu ớt, kém ăn, chán ăn… Kể cả không dùng thuốc, sự lớn lên của khối u cũng gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, hậu quả là người bệnh gặp nhiều khó khăn, không cảm thấy tha thiết với chuyện ăn uống.

ung thư dạ dày nên ăn gì - ung thư dạ dày kiêng ăn gì ung thư dạ dày không được ăn gì ung thư dạ dày không nên ăn gì ung thư dạ dày có ăn được sữa chua không ung thư dạ dày có ăn được yến không ung thư dạ dày có được ăn thịt bò không
Người bị ung thư dạ dày nên chia 3 bữa ăn chính thành 5 – 6 bữa ăn phụ.

Các chuyên gia cho biết, người bị ung thư dạ dày nên chia 3 bữa ăn chính thành 5 – 6 bữa ăn phụ nhỏ mỗi ngày, đồng thời bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa nhiều calo như thêm dầu ôliu vào súp, ăn sinh tố bơ… để cung cấp đủ năng lượng.

5. Chế độ ăn không có thức ăn kích thích

Bệnh nhân bị ung thư dạ dày thường dễ bị nôn. Một số đồ ăn nhạt, ít kích thích như bánh quy giòn, bánh mì nướng khô có thể giúp cải thiện tình trạng trên. Đồ ăn dạng lỏng, nhẹ như sinh tố việt quất, bơ, trà xanh… cũng rất tốt cho dạ dày, hỗ trợ việc ăn uống được dễ dàng.

6. Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu

Khi bị ung thư dạ dày, nhu động của dạ dày bị suy yếu. Việc dung nạp một lượng lớn thức ăn đặc có thể gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Bạn nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm dạng súp, cháo, bánh quy, bánh mì, rau khoai luộc kĩ hoặc hầm nhừ…

Tuy nhiên, nên ăn lượng vừa phải để tránh mắc phải hội chứng Dumping (hội chứng dạ dày bị rỗng nhanh chóng do thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột non quá nhanh, triệu chứng đặc trưng là tiêu chảy, đau quặn bụng).

7. Hạn chế chất kích thích

Rượu, bia, đồ uống chứa chất kích thích, đồ ăn cay có thể gây tổn hại niêm mạc dạ dày, suy giảm chức năng của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, những chất trên cũng có thể gây tương tác với một số thuốc điều trị ung thư nên người bệnh cần đặc biệt hạn chế.

8. Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn

Các nhà khoa học đã chứng minh được ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trung bình mỗi người chỉ nên bổ sung 6 gam muối mỗi ngày. Do đó, người bị ung thư dạ dày nên hạn chế muối trong khẩu phần ăn để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Một số lưu ý chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối, khối u dạ dày đã xâm lấn sang các hạch bạch huyết, di căn đến các cơ quan lân cận, cần dựa theo tình trạng sức khỏe để điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp:

  • Người bệnh nên ăn những món mềm, dễ tiêu như cháo, bún, phở, miến… để giảm tối đa kích ứng lên niêm mạc dạ dày.
  • Khi chán ăn, có cảm giác buồn nôn, bạn nên bổ sung các món ăn nhẹ như sữa hạnh nhân, bột ngô, bánh mềm, bột dong riềng…
  • Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có cơ thể yếu ớt, mất sức. Lúc này, cần bổ sung các món ăn ích khí, bổ máu như: nhân sâm, ngân nhĩ, thịt rùa, cháo chim…
  • Khi bệnh nhân xuống sức, ăn uống gặp nhiều khó khăn, người bệnh cần ăn uống theo kiểu hỗ trợ điều trị phục hồi bằng cách tăng cường món giàu giá trị dinh dưỡng như: nhân sâm trắng, tây linh dương hoặc những món ăn có công dụng cải thiện chức năng tạng tỳ để duy trì sức khỏe ổn định nhất có thể.

Ăn uống đúng cách không chỉ giúp bổ sung năng lượng nuôi dưỡng cơ thể mà còn giảm nhẹ đau đớn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần dùng thuốc đúng giờ, thư giãn, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.

Giai đoạn ung thư dạ dày di căn hạch

Tế bào ung thư dạ dày thường có xu hướng xâm nhập vào hạch bạch huyết và làm xuất hiện khối u thứ phát tại cơ quan này. Ung thư...

10 loại thức ăn gây ung thư dạ dày này bạn đã biết chưa?

Thực phẩm góp phần cung cấp dinh dưỡng, năng lượng để duy trì sức khỏe và thực hiện các hoạt...

Người hay bị rối loạn tiêu hoá có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày

Tình trạng rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh lý. Trong...

Bệnh Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 2: Dấu Hiệu & Hướng Chữa Trị

Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 2 là tình trạng tế bào ung thư đã phát triển mạnh và...

Sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên ăn gì để mau hồi phục?

Để nhanh chóng khôi phục lại sức khỏe, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn sau phẫu...

Địa Chỉ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Và Chi Phí Tham Khảo

Địa chỉ điều trị ung thư dạ dày hiệu quả và chi phí là vấn đề được nhiều bệnh nhân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *