Ung thư dạ dày thường gặp ở độ tuổi nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh nguy hiểm, có liên quan đến nhiều yếu tố. Độ tuổi cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng ung thư dạ dày.

Độ tuổi có ảnh hưởng đến bệnh ung thư dạ dày

Cho đến nay, các bệnh ung thư nói chung cần can thiệp sớm, chưa có hướng điều trị chuyên biệt, đặc hiệu. Hầu hết các bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng thường không xuất phát từ một nguyên nhân cố định mà thường do nhiều yếu tố kết hợp, tạo thành. Độ tuổi cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở bệnh nhân.

Ở mỗi quốc gia và các vùng địa lý khác nhau, tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cũng có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia có tỉ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày ở nhóm người cao tuổi, độ tuổi càng trẻ thì tỉ lệ ung thư dạ dày càng thấp.

Nguy cơ ung thư theo từng nhóm tuổi

1. Độ tuổi dưới 30

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy độ tuổi dưới 30 vẫn có thể mắc phải ung thư dạ dày mặc dù tỉ lệ mắc vẫn còn rất thấp ở cả hai giới. Tuy nhiên, người trong độ tuổi này cũng không nên chủ quan, đặc biệt là khi gia đình có người từng mắc bệnh này.

  • Từ năm 1985 đến năm 2006 tại Viện nghiên cứu ung thư của Mexico (INC), có khoảng 30 trường hợp ung thư biểu mô dạ dày đã được nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân này rơi vào 27 tuổi và tỷ lệ nam : nữ là 1 : 1. Phần lớn những bệnh nhân này đa số đều có tiền sử gia đình mắc ung thư. Nhóm bệnh nhân này nằm trong nhóm hiếm gặp vì đa phần những trường hợp ung thư dạ dày thường rơi vào những bệnh nhân cao tuổi.
  • Giai đoạn 1998 – 2013, một nghiên cứu trên quy mô lớn hơn tiến hành đối với 8466 bệnh nhân có khối u dạ dày. Trong đó chỉ có khoảng 0,9% bệnh nhân có độ tuổi dưới 30. Tỉ lệ ung thư dạ dày ác tính ở bệnh nhân dưới 30 tuổi chiếm khoảng 0,85% trong số những trường hợp được thực hiện.
  • Trong nhóm bệnh nhân ung thư dạ dày có độ tuổi dưới 30 tuổi, tỉ lệ bệnh nhân là nữ giới có phần cao hơn so với nam giới.

Nhìn chung, qua nhiều nghiên cứu về độ tuổi ung thư dạ dày, tỉ lệ những người mắc bệnh này dưới 30 tuổi thường rất thấp (khoảng 0,9 – 1%), trong đó tỉ lệ ở nam giới cao hơn so với nữ giới.

ung thư dạ dày độ tuổi dưới 30
Ung thư dạ dày ở bệnh nhân dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ khá thấp, chỉ từ 0,9 – 1%, thường do nguyên nhân di truyền

2. Độ tuổi dưới 40

Độ tuổi dưới 40 trước đây cũng là nhóm tuổi chiếm tỉ lệ rất thấp trong số những bệnh nhân ung thư dạ dày. Trong những năm gần đây, nhóm bệnh nhân dưới 40 tuổi cũng có nguy cơ ung thư nhiều hơn so với trước đây. Tuy nhiên, nhìn chung tỉ lệ ung thư dạ dày dưới 40 tuổi không có quá nhiều khác biệt so với nhóm tuổi dưới 30. Những trường hợp ung thư dạ dày trong độ tuổi này thường liên quan nhiều đến chế độ làm việc, lối sống, sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân.

ung thư dạ dày ở người dưới 40 tuổi
Độ tuổi dưới 40 vẫn có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày khá ít, thường liên quan đến sinh hoạt, dinh dưỡng, chế độ ăn uống

3. Độ tuổi từ 50 trở lên

Từ 50 tuổi trở lên, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày bắt đầu tăng dần, đặc biệt là độ tuổi từ 60, 70 tuổi. Trên 70% những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày là từ 50 tuổi trở lên. Ở nhóm bệnh nhân có độ tuổi từ 50 trở lên, có rất nhiều yếu tố dẫn đến ung thư dạ dày, đặc biệt là một số yếu tố như:

  • Quá trình lão hóa, khiến cho niêm mạc dạ dày gặp nhiều ảnh hưởng, suy yếu và dễ bị thương tổn.
  • Ảnh hưởng lâu dài trong chế độ dinh dưỡng, lối sống, sinh hoạt có thể khiến cho các vấn đề đường tiêu hóa xuất hiện âm ỉ và bùng phát khi có cơ hội.
  • Những trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nhưng không có thói quen thăm khám định kỳ và điều trị sớm có thể khiến cho tình trạng bệnh tiến triển nặng dần, đặc biệt là ở những người cao tuổi.

Lời khuyên của chuyên gia

Mặc dù bệnh ung thư dạ dày là một trong những bệnh thường gặp với bệnh nhân cao tuổi. Tuy nhiên ở độ tuổi nào cũng cần chú ý phòng tránh. Để ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến những thói quen có thể làm cho ung thư dạ dày dễ xảy ra:

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều muối, tránh thói quen ăn mặn.
  • Kiêng các thực phẩm hun khói, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao.
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày để phòng ngừa các bệnh tiêu hóa.
  • Chú ý hạn chế rượu bia, tránh hút thuốc lá.
  • Bổ sung nhiều loại rau quả tươi, các loại thực phẩm giàu vitamin.
  • Điều trị sớm các bệnh về tiêu hóa, điều trị sớm tình trạng nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị và toa thuốc của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Những biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày

Phẫu thuật cắt dạ dày thường được chỉ định cho những trường hợp mắc ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày nghiêm trọng hoặc chữa béo phì... Mặc dù...

Cần phân biệt rõ ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày

Ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày có một số triệu chứng khá giống nhau nhưng nguyên nhân...

5 loại hoa quả tốt cho người bị ung thư dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm rau quả giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và chất phytochemical, có...

Phương Pháp Xét Nghiệm Marker Ung Thư Dạ Dày

Marker ung thư dạ dày là những dấu ấn của bệnh ung thư dạ dày tồn tại trong máu của...

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: dấu hiệu, điều trị & cách chăm sóc

Tùy theo sự phát triển và kích thước của khối u dạ dày trong cơ thể, bệnh ung thư dạ...

Các xét nghiệm ung thư dạ dày - Chuẩn đoán bệnh

Các xét nghiệm ung thư dạ dày – Chuẩn đoán bệnh

Xét nghiệm ung thư dạ dày giúp người bệnh nhận biết mức độ, tình trạng ung thư và có phương...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *