Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 3: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 là khi tình trạng ung thư đã bắt đầu lây lan và diễn biến nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần được điều trị kịp thời để ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.

ung thư dạ dày giai đoạn 3
Các tế bào ung thư lây lan khiến triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn 3 trở nên nghiêm trọng hơn

Tổng quan về ung thư dạ dày giai đoạn 3

Ung thư dạ dày là loại ung thư phát triển ở niêm mạc dạ dày, bao gồm 5 giai đoạn. Trong đó, ở giai đoạn 3 của ung thư dạ dày, các tế bào ung thư bắt đầy lan sang hạch bạch huyết và cơ quan gần dạ dày. Ung thư dạ dày giai đoạn 3 được chia làm 3 giai đoạn nhỏ là 3a, 3b và 3c.

1. Ung thư dạ dày giai đoạn 3a

  • Ung thư đã thành lớp cơ chính của dạ dày, có hơn 7 hạch bạch huyết lân cận có chứa tế bào ung thư nhưng không lan đến các mô hoặc cơ quan bên ngoài dạ dày.
  • Ung thư đã phát triển thành lớp lót bên ngoài dạ dày nhưng không hoàn toàn xuyên qua tất cả các lớp lót bên ngoài dạ dày. Có từ 3-6 hạch bạch huyết gần đó chứa tế bào ung thư nhưng nó không lan đến các mô hoặc cơ quan bên ngoài dạ dày.
  • Ung thư đã phát triển hoàn toàn qua thành dạ dày, nhưng chưa bắt đầu phát triển thành các cơ quan hoặc mô gần đó. Có 1-2 hạch bạch huyết gần đó chứa tế bào ung thư, nhưng không lan đến các vị trí xa hơn.

2. Ung thư dạ dày giai đoạn 3b

  • Ung thư đã phát triển thành lớp lót bên ngoài dạ dày nhưng chưa xuyên qua tất cả các lớp bên ngoài dạ dày. Có hơn 7 hạch bạch huyết gần đó chứa tế bào ung thư nhưng nó chưa lan xa hơn.
  • Ung thư đã phát triển hoàn toàn qua tất cả các lớp của thành dạ dày vào thanh mạc, nhưng chưa phát triển thành cơ quan hay mô. Có từ 3-6 hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư nhưng chưa lan đến vị trí xa hơn.
  • Ung thư của bạn đã phát triển qua thành dạ dày trở thành các mô và cơ quan lân cận. Có tối đa 2 hạch bạch huyết gần đó chứa tế bào ung thư nhưng nó chưa lan xa hơn.

3. Ung thư dạ dày giai đoạn 3c

  • Ung thư đã phát triển hoàn toàn qua tất cả các lớp của thành dạ dày vào thanh mạc, nhưng chưa bắt đầu phát triển thành các cơ quan hoặc mô gần đó. Nó đã lan nhiều hơn 7 hạch bạch huyết gần đó (N3), nhưng không lan đến các vị trí xa hơn.
  • Ung thư đã phát triển qua thành dạ dày và vào các cơ quan hoặc mô gần đó. Nó đã lan đến nhiều hơn 3 hạch bạch huyết gần đó nhưng nó đã không lan đến các vị trí xa hơn.

THAM KHẢO NGAY: Bài thuốc chữa đau dạ dày, HP, phòng biến chứng ung thư nhiều người phản hồi tốt

Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn 3

Các triệu chứng của ung thư giai đoạn 3 sẽ xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Những cơn đau dữ dội và liên tục ở vùng trên rốn, dưới mũi xương ức (vùng thượng vị)
  • Mất máu hoặc xuất huyết dạ dày do các khối u lan rộng trong dạ dày
  • Đi đại tiện kèm máu (hoặc phân đen)
  • Ho ra máu
  • Nuốt khó, chán ăn
  • Buồn nôn
  • Sụt cân nhiều
  • Sức đề kháng giảm

Mặc dù ung thư dạ dày giai đoạn 3 không phải giai đoạn cuối nhưng mức độ tổn thương đã nặng. Sự lây lan của các khối u diễn ra phức tạp nên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Các thống kê ung thư thường dùng tỷ lệ sống 5 năm – đây là tỷ lệ phần trăm của những người sống ít nhất 5 năm kể từ khi được chẩn đoán mắc ung thư. Ví dụ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 90% có nghĩa là ước tính 90 trong số 100 người mắc bệnh ung thư vẫn còn sống sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán.

Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3 được điều trị bằng phẫu thuật như sau:

  • Giai đoạn 3a: 54%
  • Giai đoạn 3b: 36%
  • Giai đoạn 3c: 18%
điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 - ung thư dạ dày giai đoạn 3 sống được bao lâu điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3
Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư giai đoạn 3 là 54% nếu được điều trị kịp lúc

Tỷ lệ sống này đã được cải thiện dần dần trong 30 năm qua. Tuy nhiên, một trong những khó khăn là đa số các trường hợp ung thư được chẩn đoán mắc bệnh vào giai đoạn tiến triển hơn là giai đoạn đầu. Mà giai đoạn ung thư vốn ảnh hưởng nhiều đến triển vọng sống của bệnh nhân mắc bệnh ung thư.

Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3

Việc điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 đòi hỏi nhiều hơn một phương pháp.

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là biện pháp điều trị chính. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, phẫu thuật có thể được thực hiện với mục tiêu chữa khỏi ung thư dạ dày giai đoạn 3 hoặc để làm giảm các triệu chứng do ung thư gây ra. Phẫu thuật có thể thực hiện loại bỏ tất cả hoặc một phần dạ dày, thường là loại bỏ một số hạch bạch huyết.

Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3 được chỉ định phẫu thuật, phẫu thuật thường được kết hợp với các phương pháp khác để điều trị như hóa trị. Một số bệnh nhân được hóa trị trước và sau khi phẫu thuật, nếu bệnh nhân không được hóa trị trước thì nó sẽ được thực hiện cùng với xạ trị sau khi phẫu thuật.

Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân quá yếu hoặc ung thư quá rộng để phẫu thuật, bác sĩ có thể sẽ chỉ định biện pháp điều trị không phẫu thuật.

2. Điều trị trước và sau phẫu thuật

+ Hóa trị (Điều trị trước khi phẫu thuật)

Một số bệnh nhân có thể được điều trị bằng hóa trị (có hoặc không có xạ trị) trước khi phẫu thuật. Phương pháp điều trị này giúp giảm mức độ ung thư, giúp loại bỏ ung thư dễ dàng hơn trong quá trình phẫu thuật.

+ Điều trị bổ sung (Điều trị sau phẫu thuật)
Mục tiêu của điều trị bổ sung sau phẫu thuật là giảm nguy cơ tái phát ung thư bằng cách loại bỏ bất kỳ khu vực ung thư nào có thể tồn tại trong cơ thể. Điều trị bổ sung sau phẫu thuật cho ung thư dạ dày giai đoạn 3 thường bao gồm hóa trị đơn thuần hoặc kết hợp với xạ trị.

3. Hóa trị và xạ trị

Nếu ung thư không thể được phẫu thuật cắt bỏ hoặc bệnh nhân không thể phẫu thuật, điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 có thể bao gồm sự kết hợp giữa hóa trị và xạ trị.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 thuộc giai đoạn ung thư đã tiến triển và lây lan, cần được điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nếu như nhận thấy những triệu chứng đáng nghi càng sớm càng tốt.

NẾU CÓ BẤT THƯỜNG VỀ HỆ TIÊU HÓA CẦN TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ, HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHUYÊN GIA, BÁC SĨ!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Click xem thêm

Địa Chỉ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Và Chi Phí Tham Khảo

Địa chỉ điều trị ung thư dạ dày và chi phí tham khảo là vấn đề được nhiều bệnh nhân...

ung thư dạ dày vì nhịn ăn sáng

Vì sao nhịn ăn sáng lại gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều người đã phải bất ngờ trước thông tin nhịn ăn sáng gây ung thư dạ dày. Thế nhưng...

Bệnh ung thư dạ dày có tái phát không?

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý nghiêm trọng đối với sức khỏe. Ngay cả những bệnh...

Người hay bị rối loạn tiêu hoá có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày

Tình trạng rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh lý. Trong...

Người bị ung thư dạ dày nên uống sữa gì là phù hợp nhất?

Sữa là một trong những lựa chọn phổ biến để bổ sung dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.