Vì sao ăn mặn gây ung thư dạ dày?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Rất nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam thường có thói quen ăn mặn. Đặc biệt, nhiều món ăn truyền thống ở nhiều nước có lượng muối khá cao. Theo nhiều chuyên gia, việc ăn mặn gây ung thư dạ dày cao hơn so với chế độ ăn dùng ít muối.

Muối có liên quan đến ung thư dạ dày

The Continuous Update Project (CUP) là dự án nghiên cứu độc lập được thực hiện thường xuyên và liên tục hàng năm để phân tích nghiên cứu toàn cầu về chế độ ăn uống, dinh dưỡng và hoạt động thể chất ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư và sự sống còn. Riêng trong năm 2018, nhóm nghiên cứu tại Imperial College London do Giáo sư Alan Jackson chủ trì thống kê được khoảng 1 triệu trường hợp mắc ung thư mới trên thế giới. Trên thực tế, số liệu này có thể còn cao hơn.

Trong số các bệnh về ung thư, ung thư dạ dày được xem là một trong những nhóm bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ mắc tương đối cao. Trong 10 quốc gia đang có tỉ lệ ung thư cao nhất trên thế giới, các quốc gia châu Á tập trung khá đông, trong đó có cả Việt Nam. *Số liệu do World Cancer Research Fund International thực hiện vào năm 2018.

Rank (Xếp hạng)Country (Quốc gia)Age-standardised rate per 100,000

(Tỉ lệ chuẩn hóa theo tuổi – trên 100,000)

1South Korea (Hàn Quốc)39.6
2Mongolia (Mông Cổ)33.1
3Japan (Nhật Bản)27.5
4China (Trung Quốc)20.7
5Bhutan19.4
6Kyrgyzstan18.6
7Chile17.8
8Belarus16.5
9Peru16.1
10Việt Nam15.9

Phần lớn những quốc gia có tỉ lệ ung thư dạ dày cao thường có chế độ dinh dưỡng dùng nhiều muối.

Vì sao ăn nhiều muối dễ mắc ung thư dạ dày

Dinh dưỡng là một trong nhiều yếu tố quyết định nguy cơ ung thư ở bệnh nhân. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những quốc gia có tỉ lệ ung thư dạ dày cao đều là các quốc gia có thói quen tiêu thụ nhiều muối trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Nhiều món ăn truyền thống ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam thường dùng các loại nước chấm, nước dùng có vị mặn, ngâm, ướp với muối, các món ăn chế biến bằng cách lên men muối chua,… Đây đều là những món ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày. Khi một lượng muối đáng kể đi vào cơ thể, hàng loạt các rối loạn có thể xảy ra, bao gồm:

Tổn thương niêm mạc dạ dày

Muối là một trong những thành phần có thể bào mòn lớp niêm mạc của chúng ta. Đặc biệt, những người thường xuyên sử dụng muối trong thời gian dài càng dễ bị bào mòn niêm mạc hơn. Khi niêm mạc bị bào mòn đến một mức độ nhất định, không phục hồi được như ban đầu sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng.

Muối cũng dễ kết hợp với các yếu tố khác hình thành các hợp chất gây ảnh hưởng xấu không chỉ cho dạ dày mà còn cho các tạng khác. Đối với những người vừa ăn mặn, vừa ăn cay, những tổn thương sẽ càng nặng nề hơn.

các món ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày
Các món ăn dùng nhiều gia vị mặn, thực phẩm muối chua, muối mặn có thể khiến cơ thể dư thừa muối, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, bệnh về thận.

Làm tăng hoạt động của vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất trong dạ dày người. Một số chủng vi khuẩn Hp có mức độ nguy hiểm cao, là một trong những tác nhân góp phần gây ra tình trạng ung thư dạ dày. Đối với những người đã nhiễm vi khuẩn Hp, đồng thời có thói quen ăn nhiều thực phẩm mạnh sẽ càng khiến cho quá trình bào mòn niêm mạc diễn ra nhanh hơn.

Một vài số liệu đáng chú ý 

  • Nhiều thống kê chỉ ra, chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày đến 68%.
  • Khảo sát của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chỉ ra người Việt Nam đang tiêu thụ khoảng 10 gr muối/ngày so với nhu cầu hằng ngày chỉ từ 1 – 2 gram muối.
  • WHO cũng khuyến cáo không nên dùng quá 5 gr muối / người / ngày.
thói quen chấm nhiều nước chấm
Thói quen chấm thức ăn vào nước chấm quá nhiều khiến chúng ta tiêu thụ một lượng muối rất lớn

Những cách để giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày

Việt Nam cũng nằm trong top 10 quốc gia có tỉ lệ ung thư dạ dày cao trên thế giới. Do đó việc điều chỉnh lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là rất quan trọng và cần thiết. TS. Đỗ Thị Phương Hà – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gợi ý một số cách để giảm dần lượng muối sử dụng hằng ngày trong ăn uống và chế biến thực phẩm, bao gồm:

  • Tránh thói quen để bát nước chấm, gia vị trên bàn ăn, trên mâm cơm. Chỉ nêm thêm khi cần thiết, tránh thói quen chấm nước chấm liên tục. Đặc biệt là với các món ăn đã chế biến mặn, nêm nếm nhiều muối.
  • Có thể pha loãng trước khi sử dụng bát nước chấm, đặc biệt là nước mắm để giảm lượng muối cho vào cơ thể.
  • Kết hợp các gia vị khác trong nêm nếm để tăng cảm giác ngon miệng đồng thời giảm lượng muối sử dụng trong nêm nếm, chế biến. Có thể tham khảo một số loại gia vị quen thuộc như chanh, tỏi, gừng, tiêu, ớt,…
  • Chỉ nên chấm nhẹ đồ ăn vào gia vị mặn trong trường hợp vẫn muốn chấm nước chấm.
  • Hạn chế chan thêm nước kho thịt, nước kho cá vào cơm khi ăn vì bản thân các món kho đã thấm rất nhiều muối vào thức ăn.
  • Khi ăn trái cây, hạn chế chấm nhiều muối. Đặc biệt là với các loại muối thường dùng chấm như muối ớt, muối tiêu, muối tôm, bột canh.
  • Giảm dần lượng muối nêm nếm hằng ngày trong các bữa ăn, từ đó giảm dần thói quen ăn mặn.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn?

Ung thư dạ dày bao gồm 5 giai đoạn từ 0-4, con số càng lớn cho thấy mức độ xâm...

Tác dụng chữa ung thư dạ dày của lá đu đủ

Chữa Ung Thư Dạ Dày Bằng Lá Đu Đủ – Thật Hay Chỉ Là Tin Đồn?

Chữa ung thư dạ dày bằng lá đu đủ có thật sự hiệu hay chỉ là tin đồn? Trên thực...

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày

Thừa cân, hút thuốc lá, ăn mặn... có thể gây ung thư dạ dày nhưng không phải ai cũng biết....

Chớ nên xem thường bệnh chuyển sản ruột ở dạ dày [CẢNH BÁO]

Chuyển sản ruột ở dạ dày là một vấn đề ở hệ tiêu hóa, hiện tượng này được xem là...

Ung thư dạ dày di căn: Những điều không phải ai cũng biết!

Tình trạng di căn là giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày, lúc này các tế bào đã...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *