Sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên ăn gì để mau hồi phục?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Để nhanh chóng khôi phục lại sức khỏe, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày. Bởi cuộc đại phẫu diễn ra sẽ kéo theo nhiều bất tiện về vấn đề ăn uống lẫn tiêu hóa thức ăn cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Do đó, xây dựng một chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày được xem là một trong những việc cấp bách, cần thiết. 

chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày sau phẫu thuật dạ dày nên ăn gì sau phẫu thuật ung thư nên ăn gì
Cần dành mối quan tâm đặc biệt đến thực đơn cho bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên ăn gì?

Khi được kiến nghị phẫu thuật (một trong những phương pháp chữa ung thư dạ dày phổ biến hiện nay) để loại bỏ khối u ở dạ dày hoặc cắt dạ dày, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến tiêu hóa sau đó. Bởi dạ dày được xem là một trong những cơ quan quan trọng mang chức năng tiếp nhận, hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn nạp vào cơ thể. Sau phẫu thuật dạ dày, nhiều chức năng của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, từ đó không thể hoạt động đạt mức hiệu quả như mong muốn. Lúc này, người bệnh và gia đình cần dành thời gian để tìm hiểu chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày là gì để đưa ra một thực đơn ăn uống lành mạnh, phù hợp với tình trạng của người bệnh.

1. Bổ sung canxi và vitamin

Sau phẫu thuật, cơ thể của bệnh nhân đang cần một lượng lớn chất dinh dưỡng để có thể phục hồi nhanh chóng. Canxi và các loại vitamin như D, B12, C hoặc chất sắt, kẽm,… là rất cần thiết cho người bệnh. Chúng đem lại tác dụng hỗ trợ sinh sản hồng cầu, giữ cho sức đề kháng và hệ tiêu hóa có thể nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.

Bệnh nhân có thể quan tâm đến việc bổ sung khoáng, dinh dưỡng này thông qua đường ăn uống hoặc thuốc viên dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Một vài gợi ý: sữa, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, …

2. Cháo, soup

Cách tốt nhất để điều dưỡng dạ dày sau phẫu thuật là lựa chọn một loại thức ăn dễ tiêu, ít gây tổn thương đến dạ dày mà vẫn phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Cháo ninh nhừ hoặc soup loãng, canh hầm trong trường hợp này có thể đáp ứng khá tốt yêu cầu trên. Các loại thực phẩm cứng, rắn, cay nồng có thể dễ gây kích ứng và trầy xước dạ dày của người bệnh.

sau khi phẫu thuật dạ dày nên ăn gì
Nêm nếm ít muối, dầu mỡ và ninh thật nhừ các loại soup

Nhằm tránh sự mệt mỏi, mất sức cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật dạ dày, bổ sung tinh bột sẽ cung cấp năng lượng và giảm bớt căng thẳng, đau đớn cho bệnh nhân. Theo đó, nên lựa chọn các loại thức ăn có thành phần giàu tinh bột nhưng vẫn dễ tiêu, dễ nuốt. Hầu như tất cả bác sĩ đều kiến nghị bệnh nhân nên áp dụng các món ăn loãng, nhẹ như cháo, soup,… này trong khẩu phần ăn của người mới phẫu thuật.

3. Tăng cường chất xơ

Chất xơ đóng vai trò thiết yếu trong việc làm mạnh sức hoạt động của đường ruột và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kí sinh có hại trong hệ tiêu hóa. Chất xơ còn phòng tránh nhiễm trùng rất tốt, hỗ trợ dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.

Chất xơ có nhiều nhất trong các loại rau củ quả tươi, nhất là các loại rau xanh như: cải bó xôi, rau chân vịt, bông cải xanh, ….

4. Men vi sinh

Đứng trước những trục trặc về đường tiêu hóa nói chung và sau phẫu thuật dạ dày nói riêng, bổ sung các loại khuẩn tốt cho tiêu hóa là điều hết sức cần thiết. Chúng có mặt trong hầu hết các loại sữa chua uống, phô mai hữu cơ được bày bán hiện nay. Bệnh nhân có thể cân nhắc để thêm men vi sinh trong chế độ ăn sau phẫu thuật dạ dày của mình.

Lời khuyên cho người phẫu thuật dạ dày

Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa, hãy chú ý đến những vấn đề sau:

1. Đừng bỏ bữa

Hãy cố gắng để bệnh nhân ăn thường xuyên, ngay cả khi chỉ là vài miếng nhỏ trong một lần. Dạ dày rỗng có thể sẽ khiến bệnh nhân gặp thêm nhiều cơn đau dạ dày khác. Các bác sĩ vẫn luôn kiến nghị bệnh nhân của mình nên chia nhỏ các bữa ăn chính trong ngày thành nhiều bữa ăn nhỏ. Mỗi lần ăn không cần quá no nhưng thời gian cho mỗi bữa là cách nhau 2-3 giờ. Bằng cách này, dạ dày có thể kiểm soát tốt lượng axit tiết ra, giảm bớt những tác hại của axit trên dạ dày.

2. Giúp bệnh nhân cảm thấy ngon miệng hơn

Các món ăn giàu protein và calo được chế biến đẹp mắt có thể tạo nên sự giúp ích rất nhiều cho người bệnh. Hơn nữa, các món ăn chế biến thanh đạm (hấp, luộc) cũng sẽ tránh cảm giác ngán, ngấy hơn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ (chiên, xào).

sau phẫu thuật dạ dày nên ăn gì
Các món ăn đẹp mắt sẽ kích thích khẩu vị, giúp bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày có cảm giác thèm ăn hơn.

Tâm lý thoải mái, thư giãn cũng được tin rằng có thể mang lại hiệu quả trong việc khôi phục cảm giác thèm ăn của bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày. Vì vậy hãy tạo cho bệnh nhân không gian thư giãn, sinh hoạt và nghỉ ngơi thoải mái nhất có thể.

3. Thay đổi đa dạng

Đừng bao giờ chỉ có 1 hoặc vài loại thực phẩm trong thực đơn hằng ngày của người bệnh. Thay vào đó, cần chú ý đến việc làm đa dạng chế độ ăn dành riêng cho người bị ung thư dạ dày. Nếu bệnh nhân không muốn ăn các loại thức ăn hơi đặc thì có thể thay đổi sang dạng lỏng (thức uống) hoặc các loại đồ ăn nhẹ dễ ăn ngay. Chúng có thể bao gồm sữa, bánh quy giòn, sữa chua, bánh pudding, ….

Ngoài ta, hạn chế việc uống nước trong khi ăn vì nước có thể làm bệnh nhân cảm thấy no nhanh hơn. Cần làm mới thực đơn mỗi ngày bằng cách thay đổi nhiều loại thực phẩm với nhiều cách chế biến khác nhau.

4. Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày lành mạnh

Đừng để bệnh nhân nằm ngay sau khi ăn hoặc vừa ăn xong thì thực hiện các loại vận động mạnh. Bệnh nhân có thể chờ khoảng 30-45 phút sau khi ăn và tiến hành đi bộ nhẹ nhàng để giúp dễ tiêu hóa.

Mặt khác, hãy chọn một loại tư thế ăn mà bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhất. Tránh việc dồn ép bệnh nhân ăn quá nhiều hoặc thay đổi giờ ăn liên tục. Chúng đều có thể gây ra những cơn đau viêm dạ dày khi có cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày không đúng cách.

Bài viết đã tổng hợp một vài những thông tin tham khảo hữu ích cho chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày cho người bệnh. Bệnh nhân và gia đình có thể tìm đến bác sĩ dinh dưỡng để nhận lời khuyên cho một chế độ ăn tốt nhất. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Click xem thêm

Người bị ung thư dạ dày sẽ có biểu hiện gì?

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào ung thư phát triển bất thường ở niêm mạc dạ dày, tạo thành khối u ác tính, gây chèn ép...

Vì sao ăn mặn gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam thường có thói quen ăn mặn. Đặc biệt, nhiều...

10 loại thức ăn gây ung thư dạ dày này bạn đã biết chưa?

Thực phẩm góp phần cung cấp dinh dưỡng, năng lượng để duy trì sức khỏe và thực hiện các hoạt...

Ung thư dạ dày: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Ung thư dạ dày là bệnh ác tính thường gặp. Bệnh nguy hiểm, dễ di căn và có khả năng...

ung thư dạ dày vì nhịn ăn sáng

Vì sao nhịn ăn sáng lại gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều người đã phải bất ngờ trước thông tin nhịn ăn sáng gây ung thư dạ dày. Thế nhưng...

Ăn cơm nguội làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Bảo quản cơm nguội trong bếp, trong tủ, tủ lạnh khi chưa dùng hết và sử dụng lại là một...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.