Bệnh ung thư dạ dày có cách chữa trị không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đi cùng với việc điều trị, rất nhiều bệnh nhân luôn lo lắng rằng: “Ung thư dạ dày có chữa được không?”.  Thế nhưng cần biết rằng, phụ thuộc vào phương pháp điều trị và mức độ đáp ứng của cơ thể mà hiệu quả của việc trị bệnh sẽ phát huy tốt hay không. Theo đó, nhiều trường hợp khi tìm được liệu trình điều trị thích hợp đã có thể “nói lời tạm biệt” với ung thư dạ dày. 

bệnh ung thư dạ dày có chữa được không
Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không? – Nỗi lo lắng của nhiều người

Tổng quan về điều trị

Trong quá trình này, bệnh nhân sẽ phải trải qua quá trình thăm khám, chẩn đoán của nhiều bác sĩ khác nhau. Kết quả cuối cùng sẽ mang lại rất nhiều hữu ích trong việc cho ra một phương hướng điều trị ung thư dạ dày cụ thể.

Các bác sĩ

Những bác sĩ chuyên môn liên quan đến việc chữa ung thư dạ dày là:

  • Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
  • Bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ chuyên phẫu thuật cho bệnh ung thư
  • Bác sĩ điều trị ung thư bằng thuốc
  • Bác sĩ chuyên về xạ trị để điều trị ung thư
  • Bác sĩ X quang, chuyên sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán bệnh.

Các phương pháp điều trị

Các lựa chọn và khuyến nghị điều trị phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, tốc độ tiến triển của bệnh, kích thước khối u,… Bác sĩ điều trị chính sẽ có thể đưa một hoặc kết hợp các phương pháp sau:

1.Phẫu thuật

Phẫu thuật là loại bỏ khối u và một số mô xung quanh đó để phòng ngừa khả năng tế bào ung thư phát triển. Đặc biệt, phẫu thuật thường được sử dụng trong giai đoạn đầu (ung thư giai đoạn 0 hoặc I) hoặc khi đã sử dụng thuốc (truyền hóa chất điều trị ung thư dạ dày, xạ trị,…) để làm khối u teo nhỏ.

ung thư dạ dày có trị được không
Phẫu thuật – phương pháp chữa ung thư dạ dày

Nếu ung thư đã lan đến thành dạ dày bên ngoài, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ dạ dày phụ hoặc cắt toàn bộ toàn bộ dạ dày. Trong quá trình cắt dạ dày toàn bộ này, bác sĩ phẫu thuật sẽ gắn thực quản trực tiếp vào ruột non. Chúng sẽ để lại các tác dụng phụ nghiêm trọng như: chuột rút, suy dinh dưỡng, buồn nôn, tiêu chảy, thiếu máu.

Khi ung thư được chẩn đoán là Giai đoạn IV, phẫu thuật thường không được khuyến cáo là phương pháp điều trị chính

2. Xạ trị

Xạ trị là sử dụng tia năng lượng cao hoặc proton để tiêu diệt các tế bào bên trong cơ thể. Liệu pháp này tuy không cần tạo ra vết thương hở trên cơ thể bệnh nhân nhưng các chùm tia sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể. Trong ung thư đường tiêu hóa, cũng như ung thư dạ dày, có thể sử dụng xạ trị trước khi phẫu thuật (xạ trị bổ sung) để thu nhỏ khối u để dễ dàng loại bỏ hơn. Liệu pháp xạ trị cũng có thể được sử dụng sau phẫu thuật (xạ trị bổ trợ) để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại ở khu vực xung quanh thực quản hoặc dạ dày của bạn.

Với trường hợp ung thư tiến triển, xạ trị có thể được sử dụng để làm giảm tác dụng phụ do khối u lớn gây ra. Xạ trị và hóa trị thường được sử dụng cùng một lúc (hóa trị liệu), thường xuyên nhất là trước khi phẫu thuật.

Tác dụng phụ của xạ trị thường là mệt mỏi, bị dị ứng da (da nổi mẩn đỏ, mụn nước), khô miệng, buồn nôn, tiêu chảy, …

3. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp chữa ung thư dạ dày bằng cách sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, thường là giúp chấm dứt khả năng phát triển và phân chia của tế bào ung thư.

Hóa trị liệu toàn thân sẽ xâm nhập vào máu để đến các tế bào ung thư trên toàn cơ thể. Các cách phổ biến để cung cấp hóa trị liệu bao gồm ống truyền tĩnh mạch (IV) được đặt vào tĩnh mạch bằng kim hoặc ở dạng viên thuốc hoặc viên nang (đường uống).

Mục tiêu của hóa trị liệu có thể là tiêu diệt ung thư còn lại sau phẫu thuật, làm chậm sự phát triển của khối u hoặc giảm các triệu chứng liên quan đến ung thư. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của hóa trị liệu phụ thuộc vào từng cá nhân và liều lượng sử dụng, nhưng chúng có thể bao gồm mệt mỏi, nguy cơ nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc, chán ăn và tiêu chảy. Những tác dụng phụ này thường biến mất sau khi điều trị kết thúc.

4. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Liệu pháp nhắm mục tiêu là một phương pháp điều trị nhắm vào các gen, protein cụ thể của tế bào ung thư hoặc môi trường mô góp phần vào sự phát triển của ung thư. Loại điều trị này ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư đồng thời hạn chế thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh.

  • Liệu pháp nhắm mục tiêu HER2.Một số bệnh ung thư có thể tạo ra quá nhiều protein gọi là thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì 2 (HER2). Loại ung thư này được gọi là ung thư dương tính HER2. Trastuzumab (Herceptin) cộng với hóa trị liệu có thể là một lựa chọn cho bệnh nhân ung thư dạ dày HER2 dương tính giai đoạn sau.
  • Điều trị chống angiogenesis. Liệu pháp chống angiogenesis tập trung vào việc ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới. Bởi vì một khối u cần các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi các mạch máu để phát triển và lan rộng. Đối với những bệnh nhân có khối u đã phát triển trong khi được hóa trị liệu ban đầu, thuốc ramucirumab (Cyramza) có thể là một lựa chọn bổ sung.
bệnh ung thư dạ dày có chữa được không
Liệu pháp nhắm mục tiêu – phương pháp chữa ung thư dạ dày

5. Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch, còn được gọi là liệu pháp sinh học, được áp dụng để tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể chống lại ung thư. Những loại thuốc này hoạt động theo những cách phức tạp để làm cho hệ thống miễn dịch phản ứng với các tế bào ung thư như thể chúng là những kẻ xâm lược cần loại bỏ, chẳng hạn như vi khuẩn.

Tuy nhiên vẫn còn cần rất nhiều nghiên cứu để đưa chính thức liệu pháp miễn dịch vào liệu trình điều trị ung thư dạ dày.

→Xem thêm: Phương Pháp Xét Nghiệm Marker Ung Thư Dạ Dày

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Việc điều trị ung thư nói chung và điều trị ung thư dạ dày nói riêng thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Các tác dụng phụ này có thể để lại những ảnh hưởng nhất định đến khả năng chữa lành hoàn toàn ung thư dạ dày. Ngoài ra những yếu tố sau sẽ góp phần đưa đến câu trả lời chính xác nhất cho việc: “Ung thư dạ dày có chữa được không?”:

1. Tình trạng sức khỏe

Trên thực tế, sức khỏe của bệnh nhân có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của điều trị. Sức khỏe tốt và tinh thần tốt có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn sau mỗi đợt điều trị. Hơn nữa, các bác sĩ vẫn luôn khuyến nghị nên có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc sau điều trị thật cụ thể.

2. Mức độ tiến triển bệnh

Nếu ung thư lan sang một bộ phận khác trong cơ thể hoặc trở nên nặng hơn, mục tiêu điều trị ở giai đoạn này thường là kéo dài cuộc sống của bệnh nhân. Bởi ung thư dạ dày di căn hiện vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Lúc này, phẫu thuật hiếm khi được sử dụng và thường thay bằng hóa trị/xạ trị để giảm bớt cơn đau cho bệnh nhân.

3. Sự đáp ứng điều trị

Không phải ai cũng có thể phù hợp với việc điều trị ung thư dạ dày bằng thuốc hay phẫu thuật, xạ trị,…Có khi điều trị ung thư dạ dày mới khởi phát có thể khỏi hẳn hoàn toàn. Một số ít vẫn gặp phải nguy cơ tái phát bệnh.

Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi và kiểm soát bệnh dưới sự giám sát của bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ đặt ra lịch hẹn tái khám để chắc chắn không còn dấu hiệu của ung thư dạ dày nữa.

ung thư dạ dày có trị được không
Chế độ chăm sóc và quan tâm đến bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau điều trị

4. Chế độ chăm sóc

Như đã nói, thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng góp phần rất nhiều trong việc phục hồi sức khỏe và phòng ngừa bệnh. Nếu kịp thời phát hiện sớm và có những biện pháp quan tâm chăm sóc đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát tốt và đáp ứng tốt việc điều trị.

Tạm kết, ung thư dạ dày có chữa khỏi không sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố trên. Để chắc chắn hơn về tình trạng sức khỏe của mình, hãy liên hệ với các bác sĩ điều trị để được làm kiểm tra toàn diện.

Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

10 loại thức ăn gây ung thư dạ dày này bạn đã biết chưa?

Thực phẩm góp phần cung cấp dinh dưỡng, năng lượng để duy trì sức khỏe và thực hiện các hoạt...

Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 3: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 là khi tình trạng ung thư đã bắt đầu lây lan và diễn...

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì là tốt nhất?

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị, góp phần đáng kể vào hiệu quả...

Ung thư dạ dày di căn theo đường nào?

Ung thư dạ dày có khả năng di căn đến các cơ quan lân cận làm những cơ quan này...

sau phẫu thuật cắt dạ dày

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày giúp bệnh nhân có thể đáp ứng những yêu cầu về...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *