Ung Thư Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Nhận Biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ung thư dạ dày ở trẻ em dù không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhất định trong các loại ung thư gây nguy hiểm. Hầu như các dấu hiệu của ung thư dạ dày rất khó được phát hiện bằng mắt thường ở giai đoạn đầu. Dù rằng thời gian phát hiện sớm có thể giúp quá trình điều trị ung thư dạ dày ở trẻ em diễn ra được hiệu quả hơn. 

Ung thư dạ dày trẻ em
Tỷ lệ trẻ em bị ung thư dạ dày đang có xu hướng tăng dần trong từng năm qua

Ung thư dạ dày ở trẻ em là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng xuất hiện các tế bào ung thư hoặc khối u bên trong dạ dày của trẻ. Với chức năng là một cơ quan của hệ thống tiêu hóa, trẻ em bị mắc bệnh ung thư dạ dày thường gặp rất nhiều vấn đề về việc hấp thụ dinh dưỡng, phát triển thể chất và tăng cường sức khỏe.

Dấu hiệu ung thư dạ dày ở trẻ em

Hầu như bệnh ung thư dạ dày ở trẻ em rất hiếm gặp. Thế nhưng hiếm gặp không đồng nghĩa với việc không hề có trường hợp trẻ bị ung thư dạ dày. Nói cách khác, nhận biết các dấu hiệu của ung thư dạ dày ở trẻ là một việc làm hết sức cần thiết. Đôi khi các triệu chứng này sẽ gây ra sự nhầm lẫn vì có sự tương tự với các bệnh lý khác. Thế nhưng một khi bạn nhận thấy các biểu hiện có thể là cảnh báo về bệnh ung thư dạ dày ở trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Chúng có thể là:

  • Trẻ có biểu hiện mệt ỏi, uể oải
  • Các cơn đau của trẻ xuất hiện ở vùng thượng vị, dạ dày.
  • Cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn so với thông thường.
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Ợ nóng, ợ chua. Có khi sẽ kèm theo hôi miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Sụt cân, người xanh xao
  • Phân đen, hắc ín

Xem thêm: 7 Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối Dễ Nhận Biết

biểu hiện ung thư dạ dày ở trẻ em
Hình ảnh bác sĩ đang siêu âm để xác định ung thư dạ dày ở trẻ

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày ở trẻ

Vẫn chưa có một kết quả báo cáo nghiên cứu nào chỉ ra liệu rằng nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày ở trẻ em thật sự là gì. Bởi vì trường hợp hiếm gặp, các tài liệu nghiên cứu về bệnh ung thư dạ dày ở trẻ em trên toàn thế giới vẫn còn khá hạn chế. Thế nhưng nhiều nhà khoa học đã đưa ra ý kiến về những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của căn bệnh này là:

  • Chế độ ăn mặn (ăn nhiều muối)
  • Chế độ ăn ít rau xanh, trái cây tươi (ít chất xơ)
  • Nhiễm virus Epstein-Barr
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Gen di truyền (gia đình có người thân mắc bệnh ung thư dạ dày trước đây)
  • Mắc bệnh polyp dạ dày, ung thư hạch, thiếu máu ác tính, …

Điều trị ung thư dạ dày ở trẻ em

Do sự hiếm gặp của căn bệnh này, việc chẩn đoán và điều trị trẻ em, thanh thiếu niên bị ung thư dạ dày vẫn là một thách thức đáng kể. Tuy nhiên trong trường hợp bác sĩ đặt vấn đề nghi ngờ xuất hiện ung thư dạ dày ở trẻ, những xét nghiệm và điều trị có thể được kiến nghị để sử dụng là:

1. Chẩn đoán

Ung thư dạ dày ở trẻ em thường được chẩn đoán bằng một số xét nghiệm như:

  • Nội soi dạ dày: một dụng cụ hình ống có gắn camera sẽ được đưa vào dạ dày của trẻ để quan sát hình ảnh bên trong
  • Sinh thiết dạ dày: bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ của dạ dày để làm sinh thiết ung thư
  • Barium x-ray: trẻ được kiến nghị nuốt một lượng chất lỏng barium vừa đủ. Khi qua X-quang, hình ảnh về điểm bất thường trong dạ dày có thể được biểu hiện rõ ràng hơn.
  • Xét nghiệm máu: nếu xuất hiện ung thư dạ dày ở trẻ, trong máu sẽ có sự tồn tại của kháng nguyên carcinoembryonic (CEA).
  • Siêu âm
Chẩn đoán ung thư dạ dày ở trẻ em
Hình ảnh chụp MRI để phát hiện triệu chứng của ung thư dạ dày ở trẻ em

Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể rất cần thiết nhằm xác định mức độ lây truyền trong cơ thể mà trẻ cần thực hiện là:

  • Chụp cắt lớp vi tính: một tia X được chụp từ nhiều góc độ khác nhau sẽ dựng nên hình ảnh ba chiều của cơ thể. Từ đó giúp bác sĩ có thể dự đoán chính xác hơn về tình trạng khối u ở trẻ.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)

2. Điều trị

Ở trẻ em, sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng đều yếu ớt hơn so với người lớn rất nhiều. Vì vậy các bác sĩ gần như phải cực kì cẩn trọng trong quá trình đưa ra liệu trình cho trẻ. Phụ thuộc vào loại, kích thước của ung thư, tuổi và điều kiện sức khỏe của trẻ mà trẻ có thể sẽ phải tiếp nhận một hoặc nhiều phương pháp chữa ung thư dạ dày khác nhau. Bao gồm:

  • Phẫu thuật: cắt bỏ hạch bạch huyết, một phần dạ dày hoặc toàn bộ dạ dày sẽ loại bỏ các tế bào ung thư. Tuy nhiên đây là một cuộc phẫu thuật lớn với tính chất nguy hiểm cao, trẻ phải được đảm bảo về điều kiện sức khỏe để tiến hành.
  • Hóa trị: thuốc tiêu diệt tế bào đưa vào cơ thể theo đường máu có thể ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển rộng lên. Tác dụng phụ của thuốc hóa trị thường nghiêm trọng hơn khi trẻ đánh mất sức đề kháng tự nhiên, thiếu máu, rụng tóc, thậm chí là mệt mỏi, nôn ói gấp nhiều lần thông thường.
  • Xạ trị: với mục đích tương tự như hóa trị, xạ trị là phương pháp sử dụng tia để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm nó teo nhỏ. Xạ trị được thực hiện với một loại máy xạ trị chuyên biệt.

Tham khảo: Người bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu?

3. Chăm sóc trẻ tại nhà

Dù là loại ung thư nào đi chăng nữa, nó luôn để lại những hậu quả cực kì nặng nề đối với người bệnh. Bằng những nỗ lực nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực mà ung thư dạ dày ở trẻ em mang lại, gia đình cần phải chú ý đến chế độ chăm sóc trẻ tại nhà.

Thứ nhất, cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước. Các loại thức ăn lỏng, mềm, ít gia vị sẽ giúp trẻ cảm thấy bớt đau đớn trong quá trình co bóp dạ dày. Ngoài ra, khẩu phần ăn lành mạnh còn giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần cho trẻ.

Thứ hai, giúp trẻ có tinh thần vui vẻ. Dù chưa có nghiên cứu chính thức chỉ ra tính hiệu quả tuyệt đối của tâm lý. Thế nhưng một sự thật cho thấy những trẻ em có nhiều sự tự tin, lạc quan sẽ có nhiều cơ hội và khả năng chiến đấu chống lại ung thư dạ dày ở trẻ.

Thứ ba, trò chuyện với bác sĩ. Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về những thắc mắc của bạn trong quá trình chăm sóc trẻ. Bạn cũng có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để hỏi về chế độ ăn thân thiện với trẻ bị ung thư dạ dày. Để tránh việc bỏ sót những câu hỏi cần thiết, bạn có thể ghi chú nó ra một cuốn sổ tay và hỏi ngay vào lần gặp bác sĩ điều trị kế tiếp.

Chăm sóc trẻ bị ung thư dạ dày
Chia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày sẽ giúp trẻ giảm bớt đau đớn khi ăn

Thứ tư, theo dõi. Cần phải để ý đến các biểu hiện của trẻ về sự đáp ứng đối với các phương pháp điều trị bệnh. Khi trẻ có dấu hiệu phản ứng xấu với thuốc, cần liên hệ y tế khẩn cấp để đảm bảo cấp cứu kịp thời.

Thứ năm, tìm hiểu thêm thông tin. Bên cạnh thói quen chăm sóc cho trẻ, gia đình nên dành thêm thời gian tìm hiểu các tài liệu y khoa về ung thư dạ dày một cách chính xác. Không nên vội tin những thông tin chưa được kiểm chứng mà tự ý thay đổi điều trị, kế hoạch chăm sóc, việc dùng thuốc của trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Nên nhớ ung thư dạ dày ở trẻ em nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu sẽ dễ dàng điều trị hơn là việc phát hiện chậm trễ. Đồng thời, gia đình nên chú trọng đến việc kiểm tra sức khỏe tổng quát của trẻ hằng năm. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm các biểu hiện bất thường về sức khỏe của trẻ một cách cực kì hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

sau phẫu thuật cắt dạ dày

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày giúp bệnh nhân có thể đáp ứng những yêu cầu về...

Tầm soát ung thư dạ dày - Những điều cần biết

Tầm soát ung thư dạ dày – Những điều cần biết

Tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp giúp bệnh sớm nhận biết giai đoạn tiến triển (nếu có)...

chế độ ăn cho người bị ung thư dạ dày

Chế độ ăn dành riêng cho người bị ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn, nhất là khi...

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì là tốt nhất?

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị, góp phần đáng kể vào hiệu quả...

Các nguyên nhân gây ung thư dạ dày cần biết

Ung thư dạ dày có thể là biến chứng của các bệnh lý trong cơ thể hoặc bắt nguồn từ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *