Tầm soát ung thư dạ dày – Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp giúp bệnh sớm nhận biết giai đoạn tiến triển (nếu có) của căn bệnh ung thư quái ác. Thông qua đó, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân đưa ra phác đồ điều trị để cải thiện sức khỏe và kéo dài tiên lượng sống. Phương pháp này cần được thực hiện định kỳ, bạn đọc nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, đảm bảo chất lượng để nhận được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Tầm soát ung thư dạ dày - Những điều cần biết
Tầm soát ung thư được các chuyên gia khuyến khích thực hiện định kỳ để kiểm tra sức khỏe

Tầm soát ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ thống tiêu hóa có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, các khối u ác tính có thể biến chứng nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Việc tầm soát ung thư nói chung hay tầm soát ung thư dạ dày nói riêng là phương pháp nên thực hiện định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của cơ thể. Thông qua những xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu để sớm phát hiện những khối u, tế bào ung thư và can thiệp điều trị.

Có thể nói, người bệnh nhận biết bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát sẽ có nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh, kéo dài tiên lượng sống. Ngoài ra, việc tầm soát ung thư dạ dày sẽ giúp người bệnh hiểu rõ những vấn đề của cơ thể. Trường hợp không mắc bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn các giải pháp phòng tránh căn bệnh quái ác này.

Tại sao nên tầm soát ung thư dạ dày?

Việc tầm soát ung thư dạ dày nên thực hiện nhằm mục đích kiểm tra tình trạng sức khỏe. Đây là biện pháp tiên tiến giúp phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn sớm, khi bệnh chưa khởi phát các triệu chứng cụ thể để người bệnh có thể nhận biết. 

Bên cạnh đó, thông qua quá trình kiểm tra, bác sĩ cũng có thể nhận diện những tổn thương đang tồn tại trong cơ thể, hoặc những vấn đề sức khỏe có nguy cơ phát triển thành ung thư gây hại và đưa ra biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn phù hợp. Một số lợi ích của việc tầm soát ung thư dạ dày có thể kể đến như:

  • Tầm soát ung thư dạ dày giúp người bệnh phát hiện ở giai đoạn khởi phát sẽ tăng cao hiệu quả điều trị khỏi bệnh, giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng sống. Có đến trên 90% bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm có thể kéo dài thời gian sống hơn 5 năm.
  • Biện pháp điều trị sẽ đơn giản, không cần can thiệp xâm lấn sâu khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Ngoài ra, việc điều trị lúc này cũng sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến các bộ phận khác trong cơ thể. Đặc biệt là giúp người bệnh giảm nguy cơ xảy ra biến chứng sau điều trị.
  • Ngăn chặn kịp thời những nguy cơ tiềm ẩn có thể bùng phát thành bệnh ung thư dạ dày nhờ các phương pháp tầm soát sớm.

    Tại sao nên tầm soát ung thư dạ dày?
    Việc tầm soát phát hiện sớm ung thư dạ dày giúp cho việc điều trị thuận lợi, giúp người bệnh phòng tránh được nhiều nguy cơ
  • Bạn có thể hiểu rõ hơn cơ thể mình thông qua những biện pháp kiểm tra, xét nghiệm. Nhờ đó điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống để bảo vệ cơ thể được tốt hơn, phòng tránh ung thư. Ngoài ra, sau khi tầm soát, nếu không phát hiện các vấn đề tiêu cực, bạn cũng giải tỏa được tâm lý, giảm bất an, lo lắng.
  • Ngoài ung thư dạ dày, việc tầm soát còn có thể phát hiện những bệnh lý khác về dạ dày và điều trị sớm nhất, tránh biến chứng.

Môi trường sống của con người ngày càng ô nhiễm, thực phẩm chứa chất độc hại được bày bán tràn lan, làm giảm chất lượng sống cũng như gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Chính vì thế, việc tầm soát ung thư là phương pháp nên thực hiện kể cả đối với người đang khỏe mạnh, ở bất kỳ độ tuổi nào.

Đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày

Như đã đề cập, việc tầm soát ung thư dạ dày nên thực hiện đối với mọi đối tượng, trong đó đặc biệt là với người trưởng thành. Tuy nhiên, nhóm người sau đây nên sớm thực hiện phương pháp này để kiểm tra và phát hiện sớm tình trạng nguy hại sức khỏe (nếu có):

  • Người đã từng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa như teo viêm dạ dày, u tuyến dạ dày hay còn gọi là polyp dạ dày,…
  • Người đang trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày bằng biện pháp phẫu thuật cắt dạ dày.
  • Những đối tượng có chế độ ăn uống không đảm bảo, ăn thức ăn chế biến quá mặn, nhiều dầu mỡ,…
  • Người bị nghiện rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Người có người thân trong gia đình mắc phải chứng ung thư dạ dày hoặc cơ thể mang gen đột biến, khiếm khuyết về gen liên quan đến bệnh ung thư,…
  • Những đối tượng nhận thấy cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài,…

    Đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày
    Người nghiện rượu, ăn uống và sinh hoạt không khoa học,…là nhóm đối tượng dễ mắc ung thư dạ dày

Đây là những người có nguy cơ mắc phải chứng ung thư dạ dày. Do đó, nếu bạn đang nằm trong số trường hợp kể trên, hãy đến địa chỉ thăm khám uy tín để thực hiện tầm soát ung thư càng sớm càng tốt.

Khám tầm soát ung thư dạ dày với các phương pháp nào?

Tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp giúp phát hiện sớm căn bệnh quái ác này. Khám tầm soát ung thư dạ dày sẽ kết hợp với nhiều phương pháp kiểm tra, xét nghiệm như:

Khám lâm sàng tầm soát ung thư dạ dày

Đây có thể nói là bước đầu tiên mà bác sĩ thực hiện khi bước vào quy trình tầm soát ung thư. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe, tìm hiểu về tiểu sử bệnh lý của người khám và gia đình, những triệu chứng đang gặp phải nếu có,… và đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Để xác định được rõ hơn, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp xét nghiệm chuyên sâu khác.

Xét nghiệm máu khám tầm soát ung thư dạ dày

Xét nghiệm máu là phương pháp cần thực hiện khi tầm soát ung thư. Thông qua đó, bác sĩ sẽ phát hiện những bất thường trong tổ chức tế bào. Nếu xảy ra vấn đề, bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa ra những phương án nhằm ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành ung thư. 

Tuy nhiên, xét nghiệm máu vẫn chưa đưa ra được chẩn đoán chính xác bạn có phải đang mắc ung thư dạ dày hay không. Theo đó, cần phải tiến hành thêm các xét nghiệm kết hợp như nội soi hay kiểm tra thông qua hình ảnh, sinh thiết…

Tầm soát ung thư dạ dày bằng biện pháp nội soi

Nhờ biện pháp nội soi, bác sĩ có thể quan sát hình ảnh bên trong dạ dày và nhận biết những tổn thương dạ dày đang xảy ra. Nếu cần thiết, phương pháp sinh thiết sẽ được thực hiện để đưa ra kết luận chính xác nhất cho tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Theo các chuyên gia, nếu bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất ổn sau đây nên đến cơ sở y tế uy tín để nội soi dạ dày: Đau vùng thượng vị sau khi ăn kèm theo triệu chứng buồn nôn, cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân, nôn ra máu, đại tiện ra phân có màu đen, ợ hơi, ợ chua thường xuyên,…

Khám tầm soát ung thư dạ dày với các phương pháp nào?
Nội soi dạ dày là một trong những phương pháp thường được áp dụng

Thông qua nội soi, hình ảnh bên trong dạ dày, tá tràng sẽ được biểu hiện trên màn hình nhờ ống nội soi có gắn camera. Hiện nay có những phương pháp nội soi dạ dày trong khám tầm soát ung thư như:

  • Nội soi dạ dày thường: Phương pháp này thực hiện không cần gây mê. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi thông qua đường miệng của bệnh nhân đi dần xuống dạ dày để quan sát những tổn thương. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân sẽ dễ bị đau rát cổ họng, dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn khó chịu.
  • Nội soi dạ dày có gây mê: Đây là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn do giảm thiểu những phản ứng phụ hơn so với cách nội soi không gây mê. Trước khi bắt đầu quan sát dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê ngắn cho bệnh nhân để giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn,…Thuốc có tác dụng tạm thời, khi kết thúc quá trình thực hiện nội soi người bệnh sẽ trở lại trạng thái bình thường.
  • Nội soi thông qua đường mũi: Phương pháp mới trong nội soi dạ dày, mang lại hiệu quả cao và an toàn. Ống nội soi nhỏ được xịt thuốc tê sẽ được luồn vào đường mũi của người bệnh. Thông qua đường mũi nên ống nội soi sẽ không chạm vào lưỡi gà hay vòm khẩu nên không gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn. Ngoài ra, với phương pháp này, người bệnh không phải gây mê, trong quá trình thực hiện người bệnh có thể quan sát các thao tác của bác sĩ.

Chẩn đoán bằng hình ảnh tầm soát ung thư dạ dày

Có hai phương pháp phổ biến hiện nay là chụp X quang và chụp CT dạ dày. Cụ thể như sau:

  • Chụp X quang: Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ quan sát được tế bào ung thư có ẩn nấp trong niêm mạc hay dưới màng nhầy hay không. Phương pháp này được thực hiện để phát hiện ung thư giai đoạn toàn phát.
  • Chụp CT Scan: Phương pháp này cho thấy được phạm vi phát triển của tế bào ung thư bên trong dạ dày, cũng như theo dõi mức độ xâm lấn của chúng, tình trạng di căn nếu có. Chụp CT cũng là cách kiểm tra phù hợp đối với bệnh nhân đang bị ung thư ở giai đoạn giữa hoặc cuối.

    Khám tầm soát ung thư dạ dày với các phương pháp nào?
    Nhận biết các vấn đề dạ dày thông qua các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh

Sinh thiết tầm soát ung thư dạ dày

Bác sĩ sử dụng dụng cụ y khoa chuyên dụng để lấy một mẫu mô niêm mạc dạ dày ở vị trí xảy ra tổn thương, sau đó quan sát dưới kính hiển vi. Đây có thể nói là thủ tục cần thiết trong việc chẩn đoán và xác định tế bào ung thư. Ngoài ra, biện pháp sinh thiết cũng là cách giúp bác sĩ đánh giá tình trạng viêm và nhận dạng vi khuẩn Hp.

Những vấn đề cần lưu ý khi tiến hành tầm soát ung thư dạ dày 

Tầm soát ung thư dạ dày không chỉ là phương pháp giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe, sớm phát hiện tế bào ác tính mà thông qua đó còn nhận biết được các vấn đề bất thường khác của cơ thể. Trước khi thực hiện tầm soát, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn từ nhân viên y tế, chẳng hạn nhịn ăn trước khi tầm soát ít nhất 6 giờ đồng hồ để thuận lợi cho việc nội soi tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng trào ngược thức ăn, ảnh hưởng kết quả.
  • Báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng, nếu cần thiết, người bệnh sẽ được yêu cầu ngưng sử dụng chúng trước khi tầm soát vài ngày.
  • Tránh uống những loại nước có màu trước khi tầm soát, ngoài ra đối với nước lọc cũng nên hạn chế.
  • Trước khi tiến hành nội soi hãy thông báo cho bác sĩ biết tình trạng của cơ thể. Bên cạnh đó, như đã đề cập, việc nội soi thông thường có thể gây ra một số cảm giác khó chịu. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể yêu cầu bác sĩ thực hiện biện pháp nội soi có gây mê để giảm buồn nôn.
  • Thực hiện xong những biện pháp cần thiết cho việc tầm soát ung thư, người bệnh có thể ăn những món nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, súp,…Không ăn những thực phẩm cứng, khó tiêu hóa.
  • Nếu sử dụng nội soi gây mê, sau khi thực hiện người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi, khi thuốc hết tác dụng có thể ra về. Tuy nhiên, bạn nên tránh làm những công việc nặng nhọc, tiêu hao sức lực ngay khi thực hiện nội soi dạ dày.
  • Trường hợp phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai nên báo với bác sĩ để lựa chọn phương án tầm soát an toàn hơn.

Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền?

Tùy theo cơ sở y tế mà bạn lựa chọn sẽ có chi phí khác nhau cho việc tầm soát ung thư dạ dày. Thông thường, chi phí sẽ dao động trong khoảng từ 1.600.000đ cho đến 2.500.000đ cho các xét nghiệm tầm soát. Bạn nên lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín để đảm bảo kết quả được chính xác nhất.

Thời gian tầm soát ung thư dạ dày

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ. Thời gian thích hợp là 1 – 2 năm một lần, tối đa 2 năm 1 lần. Trường hợp nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao như đề cập ở thông tin bên trên, bạn nên thực hiện 6 tháng cho đến 1 năm một lần.

Tầm soát ung thư dạ dày ở đâu?

Tầm soát ung thư dạ dày là biện pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao và được khuyến khích thực hiện để sớm phát hiện bệnh ung thư. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết nên thăm khám ở địa chỉ nào là uy tín. Dưới đây là một vài gợi ý, bạn đọc có thể tham khảo:

Tầm soát ung thư tại khu vực Hà Nội, phía Bắc

Bạn có thể liên hệ tư vấn và đăng ký các gói tầm soát ung thư tại các bệnh viện chuyên khoa về thăm khám cũng như điều trị ung bướu:

– Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Địa chỉ tại số 42, Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, điều trị các bệnh về ung bướu uy tín, chất lượng ở khu vực phía Bắc. Bệnh viện có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng đầy đủ nhu cầu nội – ngoại trú cho người bệnh. Tại đây có các gói tầm soát ung thư được nhiều người lựa chọn, trong đó có ung thư dạ dày. 

Thời gian làm việc: Khám cả ngày từ thứ 2 – thứ 6. Thứ 7 – chủ nhật chỉ làm việc buổi sáng và chỉ khám dịch vụ.

Tầm soát ung thư dạ dày ở đâu?
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

– Bệnh viện K Hà Nội

Đây cũng là một trong những địa điểm thực hiện tầm soát ung thư dạ dày uy tín mà bạn đọc có thể tham khảo. Bệnh viện K là cơ sở y tế hàng đầu trong ngành khám cũng như điều trị cho bệnh nhân ung thư. Bạn có thể đăng ký các gói tầm soát ung thư tại đây vào giờ hành chính.

Hiện tại, bệnh viện có 3 cơ sở:

  • Cơ sở 1 nằm tại 43 Quán Sứ – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • Cơ sở 2 nằm tại Tựu Liệt – Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội.
  • Cơ sở 3 nằm tại 30 – Đường Cầu Bươu – Thanh Trì – Hà Nội.

– Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai tọa lạc tại địa chỉ 78 – Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội, là cơ sở thực hiện tầm soát ung thư được nhiều người quan tâm hiện nay. Bạn có thể đăng ký các gói tầm soát phù hợp nhu cầu tại bệnh viện vào giờ hành chính các ngày trong tuần.

– Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Địa điểm tầm soát ung thư dạ dày bạn có thể an tâm về chất lượng và độ uy tín. Địa chỉ bệnh viện nằm tại số 1 – Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Thăm khám sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, riêng thứ 7 bệnh viện chỉ khám đoàn, khám công ty.

Địa chỉ tầm soát ung thư khu vực phía Nam

Một số bệnh viện thực hiện tầm soát ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng ở khu vực phía Nam uy tín bạn có thể tham khảo:

– Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ tại 20 – 22 Quang Trung – P12 – Quận 10.
  • Thời gian: Thứ 2 – thứ 6 vào khung giờ từ 7h30 đến 16h30, thứ 7 làm việc buổi sáng từ 7h30 đến 12h00.
Tầm soát ung thư dạ dày ở đâu?
Bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh

– Bệnh viện Gia An 115 TP Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ tại số 05, đường 17A – Khu phố 11 – P. Bình Trị Đông B – Bình Tân.
  • Thời gian: Các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7, khung giờ 7h – 16h hàng ngày.

– Bệnh viện Nhân dân 115 TP Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ tại số 527 Sư Vạn Hạnh – P12 – Quận 10.
  • Thời gian: Từ thứ 2 – thứ 6 vào khung giờ 7h00 đến 16h00 hàng ngày.

– Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ tại số 120 Hồng Bàng – P12 – Quận 5
  • Thời gian: Thứ 2 – thứ 6 vào khung giờ từ 7h đến 16h, thứ 7 từ 7h đến 15h, chủ nhật khám từ 7h đến 11h.

Tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp được các chuyên gia khuyến khích thực hiện định kỳ, đặc biệt là đối với người trưởng thành và người trong nhóm nguy cơ cao. Kịp thời phát hiện những vấn đề về sức khỏe sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị sớm, phòng ngừa những nguy cơ hoặc các rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Click xem thêm

Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 3: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 là khi tình trạng ung thư đã bắt đầu lây lan và diễn...

Vì sao ăn mặn gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam thường có thói quen ăn mặn. Đặc biệt, nhiều...

Giai đoạn ung thư dạ dày di căn phúc mạc

Ung thư dạ dày di căn phúc mạc là giai đoạn cuối của bệnh. Ở giai đoạn này, tiên lượng...

ung thư dạ dày trẻ em

Ung Thư Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Nhận Biết

Ung thư dạ dày ở trẻ em dù không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn chiếm tỷ...

5 loại hoa quả tốt cho người bị ung thư dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm rau quả giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và chất phytochemical, có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.