Liệu bệnh ung thư dạ dày có thể lây truyền, di truyền không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Có nhiều nguyên nhân gây ung thư dạ dày, chẳng hạn như thường xuyên hút thuốc, uống rượu, chế độ dinh dưỡng, bị viêm dạ dày lâu năm, nhiễm vi khuẩn H. pylori,… Ung thư dạ dày cũng có thể di truyền nhưng lây truyền từ người này sang người khác như bệnh truyền nhiễm.

bệnh ung thư dạ dày có di truyền không
Ung thư dạ dày có thể di truyền nhưng không lây truyền

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không?

Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm, thậm chí bệnh ung thư giai đoạn cuối cũng không thể lây lan bệnh sang người khác. Điều này có nghĩa rằng những hoạt động tiếp xúc gần gũi như ôm, hôn, quan hệ tình dục, chạm tay, chia sẻ đồ ăn,…chưa bao giờ được chứng minh là có thể làm lây lan ung thư.

Không giống như vi trùng trong các bệnh dễ lây nhiễm như cảm cúm, tế bào ung thư phát triển từ các đột biến trong DNA của một người. Các tế bào ung thư từ người bệnh không thể sống trong cơ thể của người khỏe mạnh. Vì hệ thống miễn dịch của người khỏe mạnh sẽ nhận ra các tế bào lạ và phá hủy chúng, kể cả tế bào ung thư từ người khác.

Ung thư dạ dày có lây truyền khi cấy ghép nội tạng không?

Đã có một số trường hợp cấy ghép nội tạng gây ung thư ở người nhận nội tạng. Nhưng yếu tố chính khiến điều này xảy ra là do những người được cấy ghép nội tạng dùng thuốc làm suy giảm hệ thống miễn dịch, chứ không phải do người cho nội tạng bị ung thư đã truyền sang người nhận nội tạng. Uống thuốc làm suy giảm hệ thống miễn dịch vốn để hệ thống miễn dịch của họ sẽ không tấn công và phá hủy cơ quan cấy ghép. Nhưng trong những trường hợp hiếm hoi, nó lại là nguyên nhân gây ra ung thư ở cơ quan cấy ghép.

Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng những người được ghép nội tạng đặc có nguy cơ bị ung thư cao hơn, mặc dù người cho nội tạng không bị ung thư. Điều này cũng xuất hiện do các thuốc để làm giảm nguy cơ thải ghép. Hệ thống miễn dịch bị ức chế càng lâu thì nguy cơ ung thư càng cao. Các loại thuốc giúp nội tạng được cơ thể chấp nhận sẽ làm cho hệ thống miễn dịch không thể nhận ra và tấn công các tế bào tiền ung thư, cũng như loại virus có thể gây ung thư dạ dày là H. pylori.

Ung thư dạ dày có lây từ mẹ sang con không?

Theo lý thuyết, dù người mẹ bị ung thư thì nó hiếm khi ảnh hưởng đến thai nhi. Trong một số trường hợp hiếm gặp thì ung thư đã lây từ mẹ sang nhau thai (cơ quan mô mềm nuôi em bé trong tử cung) và thai nhi. Nhưng thường thì đó là do khối u ác tính – một loại ung thư da gây ra.

Còn ung thư dạ dày sẽ không lây truyền từ người này sang người khác dù trong giai đoạn cuối. Tuy nhiên, vi khuẩn H. pylori – một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày lại rất dễ lây lan.

Vi khuẩn H. pylori dễ lây nhiễm

Vi khuẩn H. pylori được ghi nhận là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Cụ thể, vi khuẩn này có thể chuyển đổi các chất trong một số loại thực phẩm thành hóa chất gây đột biến DNA của các tế bào trong niêm mạc dạ dày. Điều này giải thích vì sao một số loại thực phẩm như thịt được bảo quản lại được khuyến cáo là làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Trong khi những thực phẩm khác, chẳng hạn như trái cây và rau quả chứa nhiều chất chống oxy giúp ngăn chặn các chất làm hỏng DNA của tế bào lại làm giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày.

H. pylori rất dễ lây truyền, con đường lây nhiễm chủ yếu là qua:

  • Nước bọt thông qua hôn, dính vào đồ dùng cá nhân, ăn uống,…
  • Trong dịch do trào ngược dạ dày thực quản đưa vi khuẩn lên miệng, bám vào các mảng cao răng rồi lây lan qua đường miệng
  • Phân người do rửa tay không sạch sau khi đi đại tiện/trước khi ăn, hay qua trung gian như ruồi, muỗi,…
  • Vi khuẩn H. pylori trong nguồn nước ô nhiễm, nước giếng,…
  • Động vật cũng có thể là một nguồn lây nhiễm Hp

Sinh hoạt, sống chung với người bệnh viêm dạ dày hoặc ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp sẽ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn này cao hơn người bình thường.

Mặc dù nhiễm vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân chủ yếu của 68-80% ca ung thư dạ dày nhưng lại chỉ có 2% người nhiễm vi khuẩn này phát triển ung thư dạ dày. Điều này có nghĩa là không phải ai nhiễm H. pylori cũng bị ung thư dạ dày.

Hầu hết các bệnh ung thư dường như không được gây ra hoặc bị ảnh hưởng bởi các tác nhân truyền nhiễm. Ung thư phát triển do đột biến diễn ra trong DNA của một người, gen di truyền trong mỗi tế bào. Những thay đổi này có thể được kế thừa hoặc phát triển trong cuộc sống.

bệnh ung thư dạ dày có lây truyền không
Bệnh ung thư dạ dày không lây truyền nhưng vi khuẩn H. pylori gây ung thư dạ dày rất dễ lây lan

Ung thư dạ dày có di truyền không?

Ung thư dạ dày có thể di truyền. Cụ thể có hơn 10% các trường hợp ung thư dạ dày là do thừa kế gen di truyền từ bố mẹ từng bị ung thư dạ dày. Trong đó, có 1-3% ung thư dạ dày di truyền là do ung thư dạ dày khuếch tán di truyền.

Cụ thể gen CDH1, nằm trên nhiễm sắc thể 16, thường mã hóa cho một protein gọi là E-cadherin. Chức năng bình thường của E-cadherin là cho phép các tế bào và mô dính vào nhau.

Khi có đột biến gen CDH1, chức năng của protein E-cadherin bị phá vỡ và kết quả dẫn đến thường là ung thư. Cơ chế chính xác mà đột biến gen CDH1 gây ra ung thư dạ dày không được biết đến.

Thông thường, mỗi tế bào có 2 bản sao của gen: 1 được thừa hưởng từ cha và 1 được thừa kế từ mẹ. Đột biến gen CDH1 được kế thừa theo mô hình trội tự phát, nghĩa là cha hoặc mẹ có gen đột biến sẽ chuyển qua con cái bản sao của gen bình thường hoặc bản sao của gen đột biến. Do đó con cái của người mang đột biến gen có 50% khả năng thừa kế gen đột biến này. Người ta ước tính rằng có 3-4 người thừa kế gen đột biến CDH1 sẽ tiếp tục phát triển ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải chỉ có đột biến gen CDH1 mà một số đột biến gen khác cũng có thể dẫn đến ung thư dạ dày khuếch tán di truyền.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến khuynh hướng di truyền gây nên ung thư dạ dày (hoặc các loại ung thư khác) như:

  • Ung thư đại trực tràng di truyền (hay hội chứng Lynch)
  • Hội chứng Li-Fraumeni
  • Đa polyp tuyến gia đình
  • Hội chứng Peutz-Jeghers

Tóm lại, ung thư dạ dày không phải là bệnh truyền nhiễm nên nó không lây truyền qua những hoạt động như ôm, hôn hay quan hệ tình dục. Tuy nhiên, vi khuẩn H. pylori gây ung thư dạ dày khá dễ lây lan. Và ung thư dạ dày có thể di truyền từ cha mẹ sang con, đặc biệt là ung thư dạ dày khuếch tán di truyền.

Click xem thêm

Chớ nên xem thường bệnh chuyển sản ruột ở dạ dày [CẢNH BÁO]

Chuyển sản ruột ở dạ dày là một vấn đề ở hệ tiêu hóa, hiện tượng này được xem là dấu hiệu của tiền ung thư. Nếu người bệnh chủ...

Cần phân biệt rõ ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày

Ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày có một số triệu chứng khá giống nhau nhưng nguyên nhân...

4 Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày Cần Thiết & Chi Phí Tham Khảo

Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày giúp phát hiện sớm ung thư và giảm nguy cơ tử vong....

Phương Pháp Xét Nghiệm Marker Ung Thư Dạ Dày

Marker ung thư dạ dày là những dấu ấn của bệnh ung thư dạ dày tồn tại trong máu của...

Ung thư dạ dày khi mang thai: dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Bệnh ung thư dạ dày có thể gặp phải ở bất kì ai kể cả phụ nữ đang mang thai....

Vì sao ăn mặn gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam thường có thói quen ăn mặn. Đặc biệt, nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.