Các xét nghiệm ung thư dạ dày – Chuẩn đoán bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xét nghiệm ung thư dạ dày giúp người bệnh nhận biết mức độ, tình trạng ung thư và có phương án điều trị phù hợp. Tại nước ta, căn bệnh về hệ tiêu hóa này được xếp vào nhóm bệnh lý có nguy cơ tử vong cao, đứng thứ hai sau ung thư phổi. Do đó, bạn đọc không nên chủ quan, nhận biết sớm dấu hiệu bất thường và tiến hành thăm khám để kịp thời điều trị, bảo vệ sức khỏe.

Tổng quan về bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ, thậm chí dẫn đến tử vong. Bệnh hình thành khi dạ dày xuất hiện các khối u ác tính do tế bào bị đột biến, tăng sinh không kiểm soát. 

Các xét nghiệm ung thư dạ dày - Chuẩn đoán bệnh
Các xét nghiệm ung thư dạ dày

Đây là một trong những bệnh ung thư có mức độ nguy hiểm cao. Đối với bệnh về đường tiêu hóa, ung thư dạ dày có tỷ lệ di căn và tử vong cao nhất. Tuy nhiên, có đến gần 80% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày không phát hiện được ở giai đoạn sớm, do bệnh không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. 

Các triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh dạ dày khác như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,…Cụ thể như: đau bụng, mệt mỏi, ăn không ngon, sụt cân không rõ nguyên nhân, có biểu hiện thiếu máu, đại tiện ra phân lẫn máu, chướng bụng sau khi ăn, tiêu chảy, táo bón,…

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do di truyền, do thói quen ăn uống không khoa học, làm việc tiếp xúc với hóa chất, bức xạ,…hoặc do mắc bệnh mãn tính về dạ dày biến chứng. Bệnh có mức độ nguy hiểm cao, cần sớm được nhận biết và điều trị để tránh những nguy cơ không mong muốn cho sức khỏe, tính mạng.

Tham khảo thêm: Phương Pháp Xét Nghiệm Marker Ung Thư Dạ Dày

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày

Trên thực tế, với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, việc tầm soát ung thư dạ dày được tiến hành khá dễ dàng. Do đó, bạn đọc có thể định kỳ thực hiện để sớm phát hiện các vấn đề và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Có khá nhiều phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày như khám sàng lọc, xét nghiệm máu, chẩn đoán bằng hình ảnh, nội soi, sinh thiết,…Dưới đây là một số biện pháp chẩn đoán cụ thể:

Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng chụp X quang

Phương pháp này hiện nay càng ít được sử dụng. Thông thường, chụp X quang dạ dày sẽ áp dụng đối với trường hợp cơ sở y tế không trang bị máy nội soi hoặc người bệnh không thể thực hiện biện pháp nội soi dạ dày vì vấn đề sức khỏe.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày
Chụp X quang dạ dày hiện nay không mấy phổ biến, chỉ thực hiện tại cơ sở y tế chưa trang bị máy nội soi hoặc bệnh nhân không đáp ứng được phương pháp nội soi dạ dày

Bác sĩ sẽ tiến hành cho người bệnh uống một loại chất lỏng chứa bari để thực hiện chụp X quang dạ dày thực quản. Theo đó, bác sĩ sẽ quan sát tổn thương bên trong cơ quan này thông qua hình ảnh thu được, chẩn đoán và tiếp tục các phương pháp xét nghiệm đồng thời khác nếu cần thiết. 

Nội soi dạ dày chẩn đoán ung thư

Thông qua biện pháp nội soi sâu vào bên trong dạ dày, bác sĩ có thể quan sát chi tiết hơn hình ảnh bên trong, tiếp cận gần nhất khu vực cần kiểm tra. Đồng thời, thông qua nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy mô dạ dày để thực hiện thủ thuật sinh thiết nhầm củng cố kết quả chẩn đoán được chính xác nhất.

Nội soi dạ dày là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, dựa vào kết quả thu được bác sĩ có thể chẩn đoán giai đoạn bệnh nhờ vào độ phủ trên – dưới lớp niêm mạc của ống tiêu hóa. Thực hiện bằng thao tác như sau:

  • Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi đã được tiệt trùng vào bên trong miệng hoặc mũi của bệnh nhân.
  • Ống nội soi xuống thực quản rồi đến dạ dày để thu hình ảnh bên trong cơ quan này.
  • Nếu nghi ngờ dạ dày tổn thương, thông qua nội soi bác sĩ cũng có thể thực hiện sinh thiết mô dạ dày.
  • Mẫu mô được nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán mức độ tổn thương đang diễn ra là lành tính hay ác tính.

Chụp CT cắt lớp vi tính

Phương pháp được tiến hành khi bác sĩ nội soi nhận thấy những bất thường bên trong dạ dày của bệnh nhân. Chụp CT không can thiệp trực tiếp đến cơ thể người bệnh, thực tế xét nghiệm này chỉ chẩn đoán dựa trên hình ảnh cắt lớp vi tính. Thông qua đó bác sĩ sẽ nhận thấy rõ hơn những tổn thương và các xâm lấn (nếu có) của các khối u lên các cơ quan lân cận.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày
Chụp cắt lớp dạ dày có thể được chỉ định kết hợp với nội soi để củng cố kết quả chẩn đoán

Nhờ phương pháp chụp CT, bác sĩ có thể đưa ra kết quả chẩn đoán về kích thước, mức độ di căn, xâm lấn của tế bào ung thư đến gan, hạch, ổ bụng,…Tuy nhiên, việc đánh giá cũng không chi tiết và tổng quát bằng thực hiện nội soi dạ dày. Đồng thời, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm xạ hoặc dị ứng với thuốc cản quang khi thực hiện chụp CT.

Tham khảo thêm: Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 3: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Sử dụng chất chỉ điểm khối u trong máu

Phương pháp này cũng là một trong số các xét nghiệm ung thư dạ dày hiện nay. Theo đó, chất chỉ điểm khối y trong máu ( CA 72 – 4, pepsinogen, CEA, CA 19 – 9) sẽ được sử dụng đồng thời với các biện pháp chẩn đoán trên để tầm soát ung thư dạ dày. 

Trường hợp chỉ số thu được cho thấy mức độ pepsinogen trong máu giảm có nghĩa là niêm mạc dạ dày có thể bị viêm, teo làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày.

Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư dạ dày

Xét nghiệm máu là một trong những biện pháp thường được áp dụng. Không chỉ đối với bệnh ung thư dạ dày, các bệnh lý khác cũng được chẩn đoán thông qua phương pháp này. Chỉ số huyết thanh được theo dõi để nhận biết sự phát triển của tế bào ung thư bên trong dạ dày.

Dưới đây là các chỉ số được sử dụng rộng rãi trong vấn đề xét nghiệm, tìm kiếm tế bào gây ung thư dạ dày:

  • Chỉ số pepsinogen huyết thanh: 

Đây là tiền enzym của pepsin, có hai dạng chính là pepsinogen II (PgI) và pepsinogen II (PgII). Trong đó, pepsinogen I là các tế bào chính được tạo ra ở niêm mạc khu vực đấy dạ dày. Còn pepsinogen II được tạo ra từ các tế bào niêm mạc ở vị trí tâm vị, vùng đáy, hang vị hoặc hành tá tràng. Chúng phản ánh hình thái cũng như chức năng ở các vị trí khác nhau trong niêm mạc dạ dày. 

Trường hợp chỉ số PgI và PgII giảm có mối liên hệ mật thiết với hiện tượng viêm teo dạ dày, thông qua đó có thể đánh giá và tầm soát phát hiện ung thư dạ dày. Thông thường, người bệnh sẽ có chỉ số huyết thanh PgI nhỏ hơn 70ng/ml. Đây là con số cảnh báo tiền ung thư hoặc cho thấy cơ thể đã mắc phải bệnh ung thư.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày
Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư dạ dày là phương pháp phổ biến
  • Tìm dấu ấn ung thư:

Như đã đề cập, các chỉ số CA 72 – 4, pepsinogen, CEA, CA 19 – 9 trong máu có vai trò quan trọng trong việc nhận biết ung thư dạ dày. Tuy chúng không mang lại hiệu quả tốt nhất để phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu nhưng lại cho kết quả chính xác để theo dõi sự phát triển của khối ung thư.

Nhờ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh lý và quyết định phương án điều trị phù hợp. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng hóa trị cho người bệnh sau khi đã tiến hành phẫu thuật.

Có thể nói xét nghiệm máu là phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày được thực hiện khá phổ biến. Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện kinh tế cũng như tình trạng sức khỏe của từng đối tượng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sàng lọc chẩn đoán bệnh phù hợp, hiệu quả nhất.

Xét nghiệm ung thư dạ dày bao nhiêu tiền?

Tùy theo cơ sở y tế mà bạn lựa chọn để thực hiện xét nghiệm ung thư dạ dày mà chi phí sẽ có chênh lệch nhất định. Tại cơ sở có trang thiết bị hiện đại, dịch vụ tốt sẽ có chi phí thực hiện cao hơn. Mức giá xét nghiệm hiện tại ở các bệnh viện uy tín trong nước ta sẽ dao động từ 1.600.000đ – 2.500.000đ.

Bạn đọc nên lựa chọn địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng, có bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm, dịch vụ chăm sóc tốt để tiến hành rà soát và chẩn đoán bệnh. Phát hiện bệnh càng sớm việc điều trị cũng dễ dàng, thuận lợi hơn. Đồng thời giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe, kéo dài được tiên lượng sống. 

Tham khảo thêm: Ung Thư Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Nhận Biết

Phòng ngừa ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, chính vì thế bạn đọc nên chủ động phòng tránh bệnh để hạn chế những nguy cơ không mong muốn xảy đến cho sức khỏe, tính mạng. Một số vấn đề cần lưu ý như:

Phòng ngừa ung thư dạ dày
Xây dựng lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe dạ dày
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lựa chọn thực phẩm đầy đủ dưỡng chất. Cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh để cơ thể nạp vitamin, chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa. 
  • Tránh ăn những món ăn gây hại cho sức khỏe dạ dày, đặc biệt là các món quá mặn, hun khói, thức ăn nhiều dầu mỡ,…Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích để bảo vệ sức khỏe dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không bỏ bữa, chia nhỏ bữa ăn để cơ thể hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng, hạn chế ăn quá nhiều, quá no trong một bữa ăn khiến dạ dày quá tải, khó tiêu hóa.
  • Nếu mắc bệnh về dạ dày, bị vi khuẩn Hp xâm nhập nên điều trị dứt điểm, kiểm soát tốt bệnh tránh biến chứng ung thư. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Luyện tập thể dục, vận động cơ thể để giúp máu huyết lưu thông. Tránh vận động ngay sau khi ăn no.
  • Sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể bị stress, căng thẳng trong thời gian dài. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ là biện pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, thực hiện tầm soát ung thư để phát hiện sớm những vấn đề của cơ thể.

Trên đây là thông tin về một số xét nghiệm ung thư dạ dày được thực hiện phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để tiến hành kiểm tra sức khỏe. Đồng thời, chăm sóc, phòng tránh bệnh để hạn chế xảy ra những nguy cơ không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

5 loại hoa quả tốt cho người bị ung thư dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm rau quả giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và chất phytochemical, có...

Người bị ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào ở dạ dày phát triển bất bình thường, hình thành...

Địa chỉ khám và điều trị ung thư dạ dày ở đâu tốt nhất?

Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong cao nếu không được phát hiện...

Mối quan hệ giữa vi khuẩn Hp và ung thư dạ dày

Vi khuẩn Hp và ung thư dạ dày là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau....

Người bị ung thư dạ dày sẽ có biểu hiện gì?

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào ung thư phát triển bất thường ở niêm mạc dạ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *