Giai đoạn ung thư dạ dày di căn sang phổi

Ung thư dạ dày di căn sang phổi không thể chữa trị hoàn toàn. Vì vậy mục đích của việc điều trị là giảm các triệu chứng và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

ung thư dạ dày di căn sang phổi
Ung thư dạ dày di căn sang phổi ít gặp hơn các dạng di căn khác

Ung thư dạ dày di căn sang phổi

Ung thư dạ dày di căn sang phổi là tình trạng tế bào từ khối u nguyên phát (dạ dày) giải phóng vào hệ bạch huyết hoặc mạch máu. Sau đó di chuyển đến phổi và hình thành khối u thứ phát tại cơ quan này.

1. Ung thư dạ dày di căn phổi có nguy hiểm không ?

Ung thư di căn phổi là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hầu hết, ung thư di căn không thể chữa trị. Do đó bệnh nhân buộc phải sống chung với bệnh, đồng thời thực hiện những biện pháp nhằm kiểm soát cơn đau.

Khi tế bào ung thư di căn và hình thành khối u thứ phát tại phổi, chúng vẫn có thể phát triển và tiếp tục làm xuất hiện khối u tại cơ quan nguyên phát. Hơn nữa khi có điều kiện thích hợp, tế bào vẫn có thể tiếp tục di căn và gây tổn thương lên nhiều cơ quan khác.

Ngoài ra, ở một số trường hợp tế bào ung thư tại phổi đã có sự thay đổi khác hẳn với tế bào ung thư ban đầu. Khi di chuyển đến phổi, chúng có thể thay đổi để phát triển và duy trì khả năng sống sót trước sự tấn công của hệ thống miễn dịch.

Những sự thay đổi này có thể khiến tế bào ung thư di căn biến đổi khác hẳn với tế bào ung thư nguyên phát. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

2. Triệu chứng

Ung thư dạ dày di căn sang phổi có thể không gây ra các triệu chứng lâm sàng. Trong trường hợp có phát sinh các triệu chứng, người bệnh cũng rất khó khăn để xác định đúng tình trạng mà họ gặp phải. Vì hầu hết các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe thông thường.

ung thư dạ dày di căn phổi
Ho dai dẳng, khó thở, mệt mỏi, suy nhược,… là những triệu chứng phổ biến khi tế bào ung thư di căn đến phổi

Các triệu chứng của ung thư phổi di căn bao gồm:

  • Ho ra máu
  • Ho dai dẳng
  • Đờm có máu
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Mệt mỏi
  • Suy nhược
  • Sụt cân đột ngột

3. Chẩn đoán

Bạn có thể được yêu cầu thực hiện những xét nghiệm cần thiết để đáp ứng quá trình chẩn đoán ung thư dạ dày di căn sang phổi.

Các xét nghiệm thường gặp khi chẩn đoán ung thư dạ dày di căn phổi, bao gồm:

  • X – quang ngực: xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát được hình ảnh chi tiết của phổi. Từ đó có thể xác định được sự hiện diện của khối u hay các dấu hiệu bất thường.
  • Chụp CT: cho hình ảnh cắt ngang của phổi. Hình ảnh từ chụp CT giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí khối u thứ phát.
  • Sinh thiết: là xét nghiệm sử dụng một mô phổi nhỏ để phân tích dưới kính hiển vi.
  • Nội soi phế quản: cho phép bác sĩ quan sát được hệ hô hấp của bệnh nhân. Xét nghiệm này giúp xác định kích thước khối u, đồng thời nhận biết những dấu hiệu bất thường ở các cơ quan lân cận.

Điều trị ung thư dạ dày di căn phổi

Mục tiêu của việc điều trị ung thư dạ dày di căn là kiểm soát sự phát triển của ung thư, đồng thời làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên trước khi chỉ định phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau:

  • Tuổi của bệnh nhân
  • Sức khỏe tổng quát
  • Tiền sử bệnh lý
  • Kích thước và số lượng khối u

Các phương pháp được áp dụng trong quá trình điều trị ung thư dạ dày di căn phổi, bao gồm:

1. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, một số loại thuốc còn có khả năng thay đổi cách hoạt động của tế bào nhằm ức chế sự phát triển của khối u.

ung thư dạ dày di căn phổi
Hóa trị là phương pháp được ưu tiên khi điều trị ung thư di căn phổi

Hóa trị là lựa chọn ưu tiên khi tế bào ung thư đã xâm nhập vào các cơ quan khác của cơ thể. Nếu hóa trị lần đầu tiên (điều trị tuyến 1) không kiểm soát được bệnh, bạn có thể được yêu cầu một đợt hóa trị khác (điều trị tuyến 2).

Loại thuốc được sử dụng sẽ được chỉ định phụ thuộc vào triệu chứng của từng trường hợp. Bạn nên dùng đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả như mong đợi.

2. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X hoặc các hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có khả năng kiểm soát các triệu chứng và mức độ tăng trưởng của khối u ác tính.

Bác sĩ có thể áp dụng xạ trị chùm tia ngoài hoặc xạ trị nội bộ. Xạ trị chùm tia ngoài sử dụng tia X chiếu qua da, sau đó tiếp cận đến khối u bên trong. Trong khi đó, xạ trị nội bộ dùng tia X ở trong đường thở của bệnh nhân. Loại xạ trị này có thể thu nhỏ khối u giúp bệnh nhân dễ dàng hô hấp, đồng thời kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và chảy máu.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không được lựa chọn khi tế bào ung thư đã có xu hướng di căn. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ căn cứ vào những yếu tố khác nhau ở từng trường hợp trước khi đưa ra chỉ định.

ung thư dạ dày di căn phổi
Bác sĩ sẽ cân nhắc nhiều yếu tố trước khi chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư dạ dày di căn sang phổi

Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ xem xét:

  • Vị trí của khối u bên trong phổi
  • Kích thước khối u
  • Số lượng khối u
  • Tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân

Bệnh nhân có thể thực hiện hóa trị liệu để kiểm soát tế bào ung thư trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u thứ phát.

XEM THÊM: Các phương pháp chữa ung thư dạ dày hiệu quả và phổ biến hiện nay

4. Các biện pháp khác

Ngoài những phương pháp điều trị trên, bệnh nhân có thể được thực hiện các biện pháp khác nhằm kiểm soát triệu chứng do bệnh lý này gây ra.

Khó thở

Khi khối u phát triển và chèn ép đường thở, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi hô hấp. Để làm giảm triệu chứng này, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp sau:

  • Đặt ống stent để điều trị và ngăn chặn khối u chặn đường thở
  • Điều trị bằng laser
  • Sử dụng thuốc mở đường thở
  • Dùng máy oxy

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ phải thực hành các bài tập kiểm soát hơi thở để khắc phục triệu chứng này.

Tràn dịch màng phổi

Khối u có thể khiến dịch màng phổi bị tích tụ và ứ đọng. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như đau ngực âm ỉ, ho khan, khó thở, sốt cao hơn 38,5 độ C,… bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị.

Bác sĩ có thể tiến hành thoát dịch hoặc ngăn chặn sự tích tụ dịch ở màng phổi để khắc phục tình trạng này.

Ho

Ho là triệu chứng đặc trưng khi ung thư dạ dày di căn sang phổi. Để kiểm soát triệu chứng này, bạn có thể được yêu cầu dùng thuốc hoặc xạ trị nếu tình trạng kéo dài và nặng nề hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Mối quan hệ giữa vi khuẩn Hp và ung thư dạ dày

Vi khuẩn Hp và ung thư dạ dày là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau....

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì là tốt nhất?

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị, góp phần đáng kể vào hiệu quả...

Vì sao ăn mặn gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam thường có thói quen ăn mặn. Đặc biệt, nhiều...

ung thư dạ dày vì nhịn ăn sáng

Vì sao nhịn ăn sáng lại gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều người đã phải bất ngờ trước thông tin nhịn ăn sáng gây ung thư dạ dày. Thế nhưng...

Giai đoạn ung thư dạ dày di căn phúc mạc

Ung thư dạ dày di căn phúc mạc là giai đoạn cuối của bệnh. Ở giai đoạn này, tiên lượng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *