Bệnh chàm tiếp xúc: Cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh chàm tiếp xúc hay thường được gọi là viêm da tiếp xúc là một loại bệnh chàm khá phổ biến hiện nay. Mặc dù, bệnh không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó khiến cho cơ thể người bệnh phải chịu những tổn thương, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ.
Bệnh chàm tiếp xúc là gì?
Bệnh chàm tiếp xúc là một tình trạng viêm da do cơ thể tiếp xúc trực tiếp với một loại hóa chất nào đó gây nên tình trạng phát ban, ngứa, đỏ, đau….
Bệnh chàm tiếp xúc không phải là một bệnh truyền nhiễm nhưng nếu không được điều trị kịp thời tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng thêm và để lại nhiều biến chứng xấu.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh chàm tiếp xúc được phân thành 2 loại là viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng. Tùy vào từng loại mà sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, cụ thể:
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng khi cơ thể tiếp xúc với những chất lạ. Điều này có thể sẽ khiến da cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy.
Viêm da tiếp xúc dị ứng sẽ không phản ứng ngay lập tức ở lần đầu tiếp xúc mà nó sẽ dần dần hình thành nên một phản ứng theo thời gian nếu bạn vẫn duy trì sử dụng.
Nguyên nhân gây nên viêm da tiếp xúc dị ứng là do tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm như:
- Đeo các loại trang sức hoặc vật dụng có chứa niken.
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc kháng histamine đường uống.
- Các chất tạo hương thơm có trong nước hoa, mỹ phẩm, nước súc miệng, gia vị.
- Các chất bảo quản, chất khử trùng.
- Các sản phẩm chăm sóc cá nhân như chất khử mùi, gel tắm, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm, sơn móng tay, kem chống nắng.
- Các loại thực vật có chất gây dị ứng như cây thường xuân, cây sồi…
- Các chất có trong không khí như phấn hoa, thuốc trừ sâu.
Viêm da tiếp xúc kích ứng
Đây là loại viêm da phổ biến nhất hiện nay, nó xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một chất độc hại làm hỏng lớp tế bào bảo vệ da bên ngoài. Thông thường, các triệu chứng có thể sẽ xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với chất kích ứng.
Một số chất có thể gây viêm da tiếp xúc kích ứng gồm:
- Thuốc nhuộm.
- Thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ.
- Chất gây kích ứng có trong các sản phẩm chăm sóc da.
- Chất làm mềm vải.
- Chất tẩy rửa mạnh.
- Xi măng.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm sau cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh chàm tiếp xúc vì nó làm cho da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hơn:
- Kem cạo râu.
- Kem chống nắng.
- Nước hoa.
- Sản phẩm từ nhựa than.
- Dầu từ vỏ chanh.
Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro do công việc sau cũng có thể gây nên bệnh chàm tiếp xúc:
- Công nhân kim loại.
- Công nhân xây dựng.
- Thợ làm tóc và thẩm mỹ.
- Người làm vườn và nông dân.
- Đầu bếp.
Các triệu chứng của bệnh chàm tiếp xúc
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh chàm tiếp xúc để bạn có thể dễ dàng nhận biết và phát hiện ra bệnh:
Viêm da tiếp xúc dị ứng:
- Da khô, có vảy.
- Chảy dịch ở vị trí bị bệnh.
- Da mẩn đỏ.
- Da có dấu hiệu bị sạm.
- Ngứa ngáy, khó chịu ở da.
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
- Có dấu hiệu sưng ở vùng mắt, mặt.
Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ không xuất hiện hiện ngay lập tức, có thể sau vài giờ thậm chí vài ngày mới xuất hiện.
Viêm da tiếp xúc kích ứng:
- Da bị phồng, rộp.
- Nứt nẻ da do bị khô.
- Da cảm thấy cứng hoặc căng.
- Lở loét ở da.
Các triệu chứng trên thường sẽ xuất hiện ngay khi tiếp xúc với các chất có hại và vị trí xuất hiện là những vùng tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại.
Điều trị bệnh chàm tiếp xúc
Khi phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh chàm tiếp xúc bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp bác sĩ có thể đưa ra để điều trị bệnh.
Sử dụng thuốc kháng histamine đường uống
Một số loại thuốc kháng histamine được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh gồm:
- Diphenhydramine (Benadryl).
- Hydroxyzine (Atarax).
- Cetirizine (Zyrtec).
- Loratadine (Claritin).
- Fexofenadine (Allegra).
Sử dụng thuốc bôi để giảm viêm
Hầu hết các bác sĩ sẽ kê cho bạn một loại thuốc chứa corticosteroid để cải thiện tình trạng viêm nhiễm của bệnh. Đa phần loại thuốc này sẽ được bào chế dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ, nếu tình trạng bệnh nhân quá nghiêm trọng có thể sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Một số loại kem dưỡng ẩm không chứa các chất gây dị ứng cũng có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh. Các kem bôi này có thể là:
- Vanicream.
- Cetaphil.
- Eucerin.
- Aveeno.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ bạn có thể thực hiện thêm một số mẹo tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh:
- Không gãi hoặc làm trầy xước làn da bị kích ứng vì nó dễ gây nhiễm trùng cho da.
- Làm sạch da bằng xà phòng dịu nhẹ và nước ấm để loại bỏ các chất gây kích ứng.
- Ngưng sử dụng các sản phẩm gây nên tình trạng bệnh chàm tiếp xúc.
- Áp dụng một số biện pháp chữa trị bệnh chàm tiếp xúc tự nhiên như dầu dừa, nha đam, giấm táo, bột yến mạch…
Cách phòng ngừa bệnh chàm tiếp xúc
Thay vì tìm cách chữa trị bệnh, ngay từ ban đầu bạn nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh xảy ra sẽ tốt hơn. Để phòng ngừa bệnh chàm tiếp xúc bạn có thể tham khảo các cách sau đây:
- Hãy kiểm tra kỹ các sản phẩm bạn muốn mua xem có thành phần độc hại nào cho da không.
- Mặc quần áo bảo hộ hoặc đeo găng tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa hay sản phẩm gia dụng.
- Mặc áo dài tay, quần dài và các vật dụng bảo vệ khác khi đi đến những nơi hoang dã, bụi rậm.
- Tránh để quần áo hoặc vật dụng cá nhân dính với các loại chất độc từ thực vật.
Bệnh chàm tiếp xúc làm cho người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khá nhiều. Vì vậy bạn cần hiểu rõ về căn bệnh để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Nếu không may mắc phải bệnh bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám, tuyệt đối không chủ quan sử dụng các biện pháp tại nhà mà chưa có sự đồng ý của chuyên gia y tế.
Có thể bạn quan tâm
- Bật mí 10 cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản tại nhà
- 4 dạng kem bôi trị bệnh chàm tốt nhất trên thị trường
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!