Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có gì khác nhau?
Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những vấn đề về da thường gặp. Với những biểu hiện khá giống nhau, nhiều người vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt 2 căn bệnh về da trên. Sớm nhận biết và hiểu về cách khắc phục sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh. Dưới đây là các điểm khác biệt giúp cho bạn có thể phân biệt được chàm sữa và viêm da cơ địa.
I- Đối tượng mắc bệnh và nguyên nhân gây bệnh
Chàm sữa (hay còn có tên dân gian là lác sữa) là một dạng của Eczema – chàm. Đặc trưng của bệnh là dễ hình thành, tái phát và tiến triển thành mãn tính. Trong khi đó, viêm da cơ địa là một dạng rối loạn chức năng ở da, và là 1 trong 3 căn bệnh về da phổ biến nhất hiện nay.
1- Đối tượng mắc bệnh
Chàm sữa chỉ xảy ra ở trẻ em từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi (có trường hợp trẻ 4-5 tuổi vẫn mắc bệnh). Bệnh chiếm khoảng 15% các vấn đề về da của trẻ nhỏ.
Trong khi đó, viêm da cơ địa lại có phạm vi đối tượng mắc bệnh rộng hơn khá nhiều. Nói cách khác thì bất cứ ai cũng có thể bị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, độ tuổi dễ bị bệnh nhất nằm trong khoảng 5-15 tuổi và từ 40-60 tuổi.
Gợi ý: Bệnh chàm sữa có lây không? Nguyên nhân da đâu?
2- Nguyên nhân gây bệnh
Nhìn chung, viêm da cơ địa và chàm sữa đều không phải là những căn bệnh truyền nhiễm. Do vậy mà nguyên nhân của cả 2 bệnh này thường sẽ xuất phát từ bên trong cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, chàm sữa và viêm da cơ địa được hình thành bởi các nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
Chàm sữa gây ra bởi nguyên nhân nào?
- Trẻ có cơ địa mẫn cảm: Một số trẻ sẽ có cơ địa nhạy cảm hơn các trẻ khác, bề mặt da cũng khô hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành chàm sữa.
- Sức đề kháng: Những vấn đề liên quan đến sức đề kháng như mất cân bằng trong dinh dưỡng, thiếu hoặc thừa các vi chất cũng sẽ khiến cho da trẻ bị kích ứng.
- Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây bệnh thường gặp.
- Các rối loạn trong cơ thể: Rối loạn về hệ bài tiết, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh sẽ tăng nguy cơ bị chàm sữa của trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa:
Không giống như chàm sữa, bệnh viêm da cơ địa không có nguyên nhân gây ra bệnh một cách chính xác, mà chỉ có các yếu tố tăng nguy cơ hình thành bệnh như sau:
- Bệnh hen suyễn: Những người bị hen suyễn mãn tính hoặc có cha mẹ bị bệnh nằm trong vùng đối tượng dễ bị viêm da cơ địa nhất.
- Vấn đề tuổi tác và giới tính: Khác với chàm sữa chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, bất cứ ai cũng có thể bị viêm da cơ địa nhưng người ở độ tuổi trung niên thường sẽ mắc bệnh nhiều nhất. Bên cạnh đó, tỷ lệ nữ giới bị bệnh cũng được ghi nhận là cao hơn nam giới.
- Tiếp xúc: Thường xuyên phải tiếp xúc da với các chất tẩy rửa, kim loại nặng, phấn hoa, lông chó mèo sẽ khiến cho lớp màng bảo vệ trên da bị yếu đi.
Xem thêm: Bật mí cách trị chàm sữa bằng lá trà xanh hiệu quả và an toàn
II- Nhận biết chàm sữa và viêm da cơ địa qua các triệu chứng
Tuy đều là những vấn đề về da khá phổ biến nhưng mỗi căn bệnh sẽ được biểu hiện bởi những triệu chứng rất khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu trên da giúp bạn nhanh chóng phân biệt được bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa.
Triệu chứng bệnh chàm sữa:
Khác với viêm da cơ địa, chàm sữa được chia thành 3 mức độ: cấp tính, bán cấp và mạn tính. Ở từng mức độ sẽ được biểu hiện bởi những dấu hiệu cụ thể như sau:
- Chàm sữa cấp tính: Xuất hiện mụn nước, nổi hồng ban ửng đỏ, da có các bóng nước rỉ dịch, đóng thành vảy, ngứa ngáy.
- Chàm sữa bán cấp: Các triệu chứng mang tính trung gian giữa cấp tính và mạn tính.
- Chàm sữa mạn tính: Trẻ hay quấy khóc, có dấu hiệu đau rát tại vùng bị chàm, da thay đổi sắc tố (sẫm màu hơn), xuất hiện rãnh ngang dọc trên bề mặt da, da dày lên và khô ráp, ngứa dữ dội.
Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa:
Bệnh có tính chất mạn tính nhưng thường chỉ xuất hiện khi có chất xúc tác hoặc điều kiện thuận lợi. Các triệu chứng dễ nhận thấy của viêm da cơ địa ở trẻ em bao gồm:
- Trên da xuất hiện những đốm màu hồng đỏ (tương tự như ban đỏ), hình thù không rõ ràng. Khu vực đầu tiên phát ban là các vùng da rộng, sau đó lây lan khắp cơ thể.
- Một thời gian sau, tại các mảng da ửng đỏ sẽ bị bong tróc, vài vị trí có mụn nước nhỏ. Khi vỡ sẽ có cảm giác đau rát, để lộ mảng da bóng nhẵn màu đỏ hồng.
- Người bệnh bị ngứa ngáy toàn thân, sụt cân, cảm thấy đau cơ, gặp khó khăn khi nuốt và thường hay ngủ không yên giấc.
Một điểm khác biệt nữa của 2 căn bệnh này, là nếu không được điều trị kịp thời thì viêm da cơ địa sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm (như loét dạ dày, nhiễm trùng phổi, viêm cơ tim v.v…) trong khi hậu quả của chàm sữa thể nặng là sự kém phát triển về thể chất ở trẻ.
Về điều trị bệnh, chàm sữa và viêm da cơ địa có những biện pháp khá tương đồng. Cả 2 bệnh đều có thể tự xử lí tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, không cần phải nhập viện theo dõi (trừ trường hợp nặng). Và đối với các bệnh về da thì việc giữ vệ sinh, dưỡng ẩm và chăm sóc da vẫn luôn là điều cần thiết nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẹo dân gian dùng lá diếp cá trị chàm sữa – thực hiện như thế nào?
- Kem bôi trị chàm sữa cho trẻ tốt nhất và phổ biến hiện nay
Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về sự khác biệt giữa bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa. Nếu phát hiện bản thân hoặc những người xung quanh gặp phải các triệu chứng trên, cần đến gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn và điều trị.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!