8 cách trị ngứa tại nhà giúp bạn giảm ngứa nhanh chóng

Theo các chuyên gia da liễu, những người bị ngứa da thường xuyên bị mất ngủ, trầm cảm và hay lo lắng. Ngứa da thường xuyên làm người bệnh hay gãi, dễ làm trầy xước và nhiễm trùng. Bạn hãy thử áp dụng các biện pháp giảm ngứa tự nhiên tại nhà. Đã rất nhiều bệnh nhân thử những cách dưới đây và thấy các triệu chứng ngứa giảm rõ rệt.

8 biện pháp trị ngứa tại nhà nên áp dụng

Có rất nhiều biện pháp trị ngứa có thể áp dụng ngay tại nhà mà bạn nên tham khảo. Cụ thể là những cách mà chúng tôi giới thiệu ngay dưới đây:

trị ngứa da tại nhà
Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp trị ngứa da ngay tại nhà

1/ Trị ngứa tại nhà bằng tinh dầu bạc hà

Bạc hà là một tinh dầu rất quen thuộc với chúng ta. Theo các nhà khoa học thì nó có thể cung cấp độ ẩm, giảm ngứa và giảm đau khá hiệu quả. Đây là nguyên liệu tự nhiên nên có thể dùng cho cả phụ nữ đang mang thai.

dầu bạc hà trị ngứa da
Tinh dầu bạc hà có khả năng giảm ngứa da khá tốt

Trên thực tế, có một số bệnh nhân bị ngứa da khi thoa dầu bạc hà 2 lần một ngày thì có chuyển biến tích cực sau khoảng 2 tuần. Chú ý không nên dùng dầu bạc hà có nồng độ quá cao dễ gây kích ứng da.

2/ Biện pháp làm mát vùng da bị ngứa

Các chuyên gia da liễu vẫn khuyên cách đơn giản nhất để giảm ngứa da tại chỗ là dùng khăn ướt hoặc túi đá chườm lên vùng da bị ngứa trong vòng từ 5 đến 10 phút. Biện pháp này một phần nào đó có thể giảm viêm, giảm ngứa.

trị ngứa da tại nhà
Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên hơn để trị ngứa da tại nhà

Ngoài ra việc dùng kem dưỡng ẩm cũng có thể cung cấp độ ẩm và thực hiện chức năng tương tự. Nhưng loại kem dưỡng ẩm đó phải thật sự phù hợp với da. Để chắc chắn thì trong lần đầu tiên chỉ nên dùng một lượng nhỏ. Nếu không có phản ứng gì thì mới tiếp tục sử dụng cho các vùng da khác.

Tham khảo thêm: Nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì và cách điều trị?

3/ Trị ngứa bằng cách quấn vải ướt

Cách này hiểu đơn giản là dùng tấm vải ướt để bọc vào vùng da bị ngứa. Điều này có tác dụng cung cấp độ ẩm, làm dịu vùng da bị ngứa mà không gây trầy xước. Do an toàn nên cách này khá phù hợp cho trẻ nhỏ. Bệnh nhân cũng có thể dùng kèm với thuốc steroid để tăng khả năng hấp thụ thuốc. Cụ thể từng bước của cách làm này như sau:

  • Vệ sinh vùng da bị ngứa cho thật sạch.
  • Làm ẩm miếng vải gạc trong nước ấm.
  • Cho thuốc lên vùng da bị ngứa rồi bôi một ít kem dưỡng ẩm lên.
  • Tiếp tục đắp miếng gạc đã chuẩn bị lên da.
  • Quấn cố định trong vài giờ hoặc để qua đêm

Triệu chứng ngứa sẽ giảm rõ rệt sau vài giờ áp dụng. Nhưng nếu làm vài lần mà không có tác dụng thì nên hỏi bác sĩ để tìm phương pháp khác.

4/ Dùng bột yến mạch

Thông thường người ta hay dùng bột yến mạch pha loãng trong nước rồi bôi lên da. Dung dịch này có thể tạo hàng rào bảo vệ bề mặt da, giúp dưỡng ẩm. Ngoài ra còn có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và giảm kích ứng da khá tốt.

bột yến mạch trị ngứa da
Tinh chất trong bột yến mạch có khả năng làm giảm ngứa da khá tốt

Chúng ta có thể dùng bột yến mạch để bôi hàng ngày giúp giảm ngứa. Hoặc pha bột yến mạch trong nước tắm cũng là một cách bạn nên áp dụng.

5/ Giấm táo

Trong giấm táo có chứa axit axetic có khả năng khử trùng tự nhiên khá tốt. Nguyên liệu này được chứng nhận có tác dụng giảm ngứa mà không gây hại cho da nếu dùng đúng cách. Chúng ta nên pha loãng giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi thoa lên vùng da bị ngứa.

trị ngứa da bằng dấm táo
Khả năng kháng khuẩn kháng viêm giúp giảm ngứa da khá tốt

Chú ý không nên thoa lên vùng da bị trầy xước vì có thể gây nóng rát. Những người có da nứt nẻ, chảy máu thì nên hạn chế dùng nguyên liệu này.

6/ Dùng baking soda trị ngứa tại nhà

Loại bột này có tính kháng nấm và có tác dụng tốt trong điều trị nhiều bệnh ngoài da. Trong đó có khả năng khắc phục triệu chứng ngứa khá tốt.

Theo các bác sĩ thì bệnh nhân nên dùng bột baking soda để hòa vào nước tắm mỗi ngày. Một cách khác nữa là pha bột baking soda với nước, tạo hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên da. Cảm giác ngứa sẽ giảm rõ rệt chỉ sau vài lần áp dụng.

7/ Hạn chế tác nhân gây kích ứng

Cách đơn giản để giảm ngứa, không làm cho các biểu hiện càng trầm trọng hơn là hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Bao gồm những tác nhân sau:

# Nước nóng

Hạn chế dùng nước nóng khi bị ngứa vì nhiệt độ của nước nóng có thể làm tổn hại đến hàng rào dưỡng ẩm tự nhiên, khiến cho da dễ bị khô, đỏ và ngứa hơn.

tác nhân cần tránh khi bị ngứa da
Hạn chế tắm nước nóng khi bị ngứa da

Chỉ cần hạ nhiệt độ của nước trong mỗi lần tắm chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt.

Tham khảo thêm: Các loại thuốc bôi trị ngứa ngoài da tốt nhất và lưu ý

# Tác động của nhiệt độ và độ ẩm

Trời lạnh thường làm cho độ ẩm không khí giảm xuống và mức độ ngứa của da càng tăng lên. Lúc này da dễ bị khô, bong tróc và ngứa. Sử dụng máy tạo độ ẩm là cách mà chúng ta nên áp dụng trong cả mùa hè và mùa đông để bảo vệ da tốt nhất.

# Sản phẩm có mùi

Thường chứa chất phụ gia có thể gây kích ứng da và làm cho tình trạng ngứa thêm trầm trọng. Bạn nên thay thế bằng các sản phẩm chăm sóc da không có mùi và có chiết xuất từ thiên nhiên thì sẽ có mức độ an toàn cao hơn.

# Len và sợi tổng hợp

Chất liệu len và sợi tổng hợp thường hay tạo cảm giác thô ráp, gây ngứa và kích ứng da. Vậy nên khi bị ngứa hãy chọn những bộ trang phục rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi để hạn chế nguy cơ kích ứng da.

8/ Trị ngứa tại nhà nhờ biện pháp tâm lý

Theo nhiều chuyên gia thì việc căng thẳng có thể làm cho triệu chứng ngứa càng trở nên trầm trọng. Vậy nên hãy giữ cho tinh thần luôn thoải mái trong suốt quá trình điều trị bệnh. Người bệnh nên sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức. Đồng thời nên tập thể dục, tập yoga, ngồi thiền… để tinh thần luôn được thoải mái.

Trường hợp nên đi khám bác sĩ

Việc điều trị ngứa tại nhà có thể thành công với những trường hợp nhẹ, biểu hiện mới ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện khi thuộc một trong những trường hợp sau:

khám bác sĩ khi bị ngứa da
Đến gặp bác sĩ khi tình trạng ngứa da kéo dài hơn 2 tuần
  • Cơn ngứa xuất hiện liên tục 2 tuần liền hoặc xuất hiện quá thường xuyên
  • Có biểu hiện phát ban bất thường hoặc sưng trên da.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, viêm da hoặc lở loét.
  • Biểu hiện ngứa lan rộng khắp cơ thể.

Bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp chẩn đoán và có các biện pháp hiệu quả hơn đối với tình trạng ngứa da mà bạn đang gặp phải.

Có khá nhiều bệnh nhân đã thành công với những bước đơn giản khi trị ngứa tại nhà. Bạn nên tham khảo và áp dụng thử để những cơn ngứa nhanh chóng được đẩy lùi.

Có thể bạn quan tâm

Bật mí cách trị rạn da bằng mỡ trăn cực chuẩn

Rạn da là hệ quả của việc các sợi collagen và elastin dưới da bị kéo giãn quá mức khi...

Kem dưỡng ẩm, trị viêm da cơ địa cho bé tốt nhất

Kem dưỡng ẩm, trị viêm da cơ địa cho bé tốt nhất

Kem dưỡng ẩm cho bé viêm da cơ địa loại nào tốt là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Bởi...

Bệnh giời leo có nguy hiểm không, gây biến chứng gì?

Bệnh giời leo có nguy hiểm không, gây biến chứng gì?

Nếu không được điều trị sớm, bệnh giời leo có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy biến chứng...

Bật mí cách chữa viêm da cơ địa bằng lá chè xanh ít ai biết

Đỏ da và ngứa rát là triệu chứng đặc trưng ở người bị bệnh viêm da cơ địa. Lá chè...

Bệnh á sừng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Á sừng là bệnh lý viêm da tự miễn rất phổ biến. Bệnh gây ra các triệu chứng ngoài da...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *