7 thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) tác dụng nhanh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc dau dạ dày dạng sữa (gói) thường mang tác dụng nhanh trong việc cải thiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng… do các vấn đề, bệnh lý ở cơ quan tiêu hóa gây ra. Thuốc thường được sử dụng ngay khi cơn đau dạ dày phát sinh hoặc dùng trước / sau khi ăn.

7 thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) tác dụng nhanh
Tìm hiểu thông tin về 7 loại thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) có tác dụng nhanh

Thuốc đau dạ dày dạng sữa là thuốc gì?

Thuốc đau dạ dày dạng sữa là các loại thuốc có tác dụng bảo vệ các vết loét, ổ viêm và kháng acid dạ dày. Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống.

Thuốc đau dạ dày dạng gói được sử dụng để cải thiện nhanh cơn đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng dạ dày kích thích, trào ngược dạ dày

Ngoài ra việc sử dụng nhóm thuốc này còn giúp người bệnh dự phòng xuất huyết dạ dày và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Thuốc thường được sử dụng ngay khi cơn đau dạ dày phát sinh hoặc dùng trước / sau khi ăn.

Danh sách 7 thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) tác dụng nhanh

Dưới đây là danh sách 7 thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) được sử dụng phổ biến và có tác dụng nhanh:

Xem thêm: 10 Cách Giảm Cơn Đau Dạ Dày Tức Thời – Nhanh Cấp Tốc

1. Thuốc chữ P – Phosphalugel

Thuốc chữ P – Phosphalugel là một trong những loại thuốc đau dạ dày dạng sữa được sử dụng phổ biến và có tác dụng nhanh. Thành phần của thuốc có chứa Aluminum phosphate dạng keo.

Aluminum phosphate khi được đưa vào dạ dày sẽ tạo ra lớp màng giúp bảo vệ và chữa lành những vết loét, tổn thương trong cơ quan tiêu hóa. Từ đó giúp người bệnh khác phục cơn đau một cách nhanh chóng.

Thuốc chữ P - Phosphalugel
Thuốc chữ P – Phosphalugel là thuốc đau dạ dày dạng sữa được sử dụng phổ biến và có tác dụng nhanh

Liều dùng thuốc chữ P – Phosphalugel

  • Đối với trẻ em dưới 6 tháng: ¼ gói x 6 lần/ ngày.
  • Đối với trẻ em trên 6 tháng: ½ gói x 4 lần/ ngày.
  • Liều dùng đối với người lớn: 1 – 2 gói x 2 – 3 lần/ngày.

Có thể pha thuốc cùng với một ít nước trước khi uống để làm giảm cảm giác khó chịu.

Tác dụng phụ thường gặp: Táo bón.

Để giảm nguy cơ mắc chứng táo bón trong thời gian sử dụng thuốc đau dạ dày chữ P, người bệnh nên uống nhiều nước. Ngoài ra, người bệnh cần tránh dùng đồng thời thuốc kháng Histamine H2 và thuốc kháng khuẩn khi sử dụng loại thuốc này.

2. Thuốc chữ Y – Yumangel

Thuốc chữ Y – Yumangel là thuốc đau dạ dày dạng sữa có chứa nhũ dịch Simethicone. Loại thuốc này có tác dụng trung hòa nồng độ acid trong dạ dày và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.

Thuốc đau dạ dày chữ Y thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp tăng tiết dịch vị dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng phổ biến trong việc phòng ngừa viêm loét dạ dày ở các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Cụ thể như bệnh nhân sử dụng thuốc corticoid, NSAID, người thường xuyên lo âu, căng thẳng kéo dài…

Liều dùng thuốc đau dạ dày chữ Y – Yumangel

  • Đối với trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống ½ gói x 2 – 4 lần/ngày.
  • Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống 1 gói x 2 – 4 lần/ngày.
Thuốc chữ Y - Yumangel
Thuốc chữ Y – Yumangel là thuốc đau dạ dày dạng sữa có chứa nhũ dịch Simethicone

Tác dụng phụ thường gặp: Táo bón, Tiêu chảy.

Thuốc đau dạ dày chữ Y – Yumangel được dùng liên tục trong khoảng 2 tuần. Trong trường hợp các triệu chứng không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh nên khám lại cùng với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định một loại thuốc phù hợp hơn.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý không sử dụng đồng thời thuốc Tetracycline cùng với thuốc chữ Y. Bởi các hoạt chất trong thuốc chữa Y có thể tác động và làm giảm mức độ hấp thu của Tetracycline. Từ đó làm giảm tác dụng điều trị bệnh.

3. Thuốc đau dạ dày Pepsane

Thuốc đau dạ dày Pepsane được bào chế dưới dạng gel sữa. Cả hai thành phần Dimethicone và Guaiazulene đều có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời chống đau thượng vị, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua và buồn nôn.

Thuốc đau dạ dày Pepsane
Thuốc đau dạ dày Pepsane có thành phần chính là Dimethicone và Guaiazulene

Liều dùng thuốc đau dạ dày Pepsane: Đối với người lớn: Uống 1 – 2 gói x 2 – 3 lần/ngày.

Tác dụng phụ thường gặp: Phản ứng dị ứng (phù mạch, phát ban, ngứa ngáy…)

Thuốc đau dạ dày Pepsane không được khuyến cáo sử dụng cho người bị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp và những người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Thuốc đau dạ dày Gaviscon

Thuốc đau dạ dày Gaviscon có thành phần chính là Natri bicarbonate và Calci carbonate. Khi vào dạ dày, thành phần Natri bicarbonate và Calci carbonate sẽ phản ứng với acid dịch vị. Điều này làm tăng nồng độ pH, giảm đau và phòng ngừa tốt tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Liều dùng thuốc đau dạ dày Gaviscon

  • Đối với trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng ½ – 1 gói x 4 lần/ ngày.
  • Đối với trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Uống 1 – 2 gói x 4 lần/ngày.

Lưu ý lắc kỹ hỗn dịch trước khi sử dụng.

Thuốc đau dạ dày Gaviscon
Thuốc đau dạ dày Gaviscon có tác dụng giảm đau và phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Tác dụng phụ thường gặp: Phản ứng dị ứng (co thắt phế quản, ngứa ngáy, nổi mề đay…)

Khi sử dụng thuốc đau dạ dày Gaviscon để phòng ngừa hoặc cải thiện những cơn đau, người bệnh nên sử dụng Gaviscon cách các loại thuốc chữa bệnh khác khoảng 2 giờ đồng hồ. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế hiện tượng tương tác thuốc và phòng ngừa nguy hiểm.

5. Thuốc đau dạ dày Aluphagel

Thành phần chính của thuốc đau dạ dày Aluphagel là hoạt chất Aluminium phosphate 20%. Hoạt chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và kháng dịch vị.

Thuốc đau dạ dày Aluphagel thường được chỉ định để cải thiện các triệu chứng do bệnh Crohn, viêm thực quản, rối loạn dạ dày do sử dụng thuốc, loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp tính và mãn tính…

Thuốc đau dạ dày Aluphagel
Thuốc đau dạ dày Aluphagel được chỉ định để cải thiện các triệu chứng do bệnh Crohn, loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày…

Liều dùng thuốc Aluphagel

  • Liều khuyến cáo cho người lớn: Dùng 1 – 2 gói x 2 – 3 lần/ngày.
  • Liều tối đa: 6 gói/ngày.

Tác dụng phụ thường gặp: Táo bón.

Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc đau dạ dày Aluphagel trong 7 ngày. Trong trường hợp chứng đau dạ dày không được cải thiện hoặc xuất hiện đồng thời với biểu hiện sốt và nôn ói, người bệnh cần ngưng ngay việc sử dụng loại thuốc này. Đồng thời đến bệnh viện để khám chữa bệnh trong thời gian sớm nhất.

6. Thuốc dạng sữa Grangel

Thuốc dạng sữa Grangel có thành phần chính là Simethicone và Magnesium. Trong đó hoạt chất Magnesium có tác dụng giảm táo bón, nhuận tràng, giảm đầy hơi, khó tiêu, tăng cường nhu động ruột…

Hoạt chất Simethicone có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt ở niêm mạc đường ruột và dạ dày. Từ đó giúp cải thiện tốt tình trạng đầy hơi, chướng bụng và đau thượng vị.

Liều dùng thuốc dạng sữa Grangel

  • Đối với trẻ em: Uống ½  – 1 gói x 2 – 4 lần/ngày.
  • Đối với người lớn: Uống 1 gói x 2 – 4 lần/ngày.

Tác dụng phụ thường gặp: Thuốc đau dạ dày Grangel ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên loại thuốc này cần được sử dụng thận trọng ở phụ nữ mang thai, người bị suy thận và  trẻ em dưới 1 tuổi.

7. Thuốc đau dạ dày chữ T – Trimafort

Thuốc đau dạ dày chữ T – Trimafort là loại thuốc được điều chế dưới dạng sữa. Thuốc có thành phần chính là Simethicone nhũ dịch, gel Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxyd. Nhờ đó thuốc có tác dụng điều trị viêm dạ dày cấp tính – mãn tính, viêm hang vị dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra thuốc Trimafort còn có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh viêm loét tá tràng, làm giảm đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi…

Liều dùng thuốc đau dạ dày Trimafort: Dùng 1 gói x 3 lần/ngày. Uống thuốc trước khi đi ngủ hoặc trước mỗi bữa ăn.

Tác dụng phụ thường gặp: Táo bón, Tiêu chảy, Buồn nôn.

Thuốc đau dạ dày chữ T - Trimafort
Thuốc đau dạ dày chữ T – Trimafort được dùng để chữa viêm dạ dày, viêm hang vị dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản

Thuốc đau dạ dày Trimafort không được khuyến cáo dùng cho đối tượng bị dị ứng với thành phần của thuốc. Sử dụng thận trọng ở người bị rối loạn chức năng gan, thận, phụ nữ đang cho con bú hoặc mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi.

Người bệnh không sử dụng đồng thời thuốc Trimafort cùng với thuốc dạng viên bao tan trong ruột, thuốc kháng thụ thể H2, mecamylamin, methenamin, ketoconazol, norfloxacin, ciprofloxacin, tetracyclin, fluoroquinolon… vì sẽ gây tương tác thuốc.

4 Điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc đau dạ dày dạng sữa

Khi sử dụng thuốc đau dạ dày dạng sữa, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Sử dụng thuốc theo đơn thuốc và chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng, đúng thời gian
  • Sau 7 ngày điều trị không thấy thuyên giảm nên trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh phương pháp điều trị
  • Người có tiền sử dị ứng, người bị tiểu đường, phụ nữ đang mang thai, không dung nạp fructose, suy thận nặng cần thận trọng khi sử dụng
  • Trong thời gian chữa bệnh với thuốc đau dạ dày dạng sữa, người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày để làm giảm nguy cơ táo bón.

Hầu hết thuốc đau dạ dày dạng sữa đều lành tính, có độ an toàn cao và hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nhận thấy các dấu hiệu dị ứng (ngứa da, co thắt phế quản, nổi mề đay, phát ban…) phát sinh trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý.

Thuốc đau dạ dày dạng sữa được mua ở đâu?

Thuốc đau dạ dày dạng sữa là thuốc được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh lý, vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Chính vì thế bạn có thể dễ dàng tìm mua loại thuốc này tại nhà thuốc bệnh viện hoặc các quầy thuốc tư nhân. Khi lựa chọn và quyết định mua thuốc, bạn nên quan sát hạn sử dụng và biểu hiện bên ngoài để tránh tình trạng mua phải thuốc bị côn trùng cắn hoặc thuốc quá hạn.

Ngoài ra người bệnh có thể đặt mua thuốc đau dạ dày dạng gói thông qua các trang bán hàng trực tuyến. Cách này thường áp dụng cho những người không có nhiều thời gian. Tuy nhiên bạn cần mua thuốc ở những nơi uy tín để tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái.

Trên đây là những gợi ý điều trị bằng thuốc đau dạ dày dạng sữa cũng như giải pháp Đông y thay thế cho bệnh nhân có thêm lựa chọn. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn sớm tìm được liệu trình tốt nhất để nhanh khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Ngô XuânNgô Xuân says: Trả lời

    Dạo này mình đang dùng thuốc chữ p dạng gói, tác dụng thì nhanh hơn mấy loại dang thuốc viên thật nhưng mà chỉ là lúc đấy thôi, còn hết thuốc vẫn bị lại chứ không khỏi hẳn được

    1. Minh AnhMinh Anh says:

      Thuốc dạng gói với dạng viên thì nó chỉ khác nhau ở hình thức thôi, thay đổi hình thức để dễ sử dụng hơn. Bệnh dạ dày này phụ thuộc vào thuốc quá không tốt đâu vì nó còn liên quan đến vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi. Hay ăn đồ ăn ngoài và thức khuya thì bệnh khó khỏi lắm

  2. Vân LanVân Lan says: Trả lời

    Cách đây 6 năm thì tôi được chẩn đoán là viêm loét dạ dày, có điều trị và sau một thời gian tôi cũng thấy dạ dày ổn đinh. Nhưng vài tháng trở lại đây thì tôi thấy đau bụng thường xuyên, đau nhiều khi đói và về đêm kèm theo các cơn trào ngược rất khó chịu. Tôi có đi khám nội soi thì vẫn bị loét mà lại còn có sự xuất hiện của HP trong dịch vị nữa, bác sĩ cũng kê cho tôi 1 số loại thuốc trên và thêm cả kháng sinh nữa, tôi đã uống cả tháng rồi nhưng vẫn không đỡ, tôi định chuyển qua dùng sơ can bình vị tán nhưng hơi lăn tăn sợ thuốc đông y không chữa được hp

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Vân Lan!
      Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài thuốc của Trung tâm. Bài thuốc Sơ can bình vị tán được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành về tiêu hóa dựa trên triệu chứng để kê đơn bào chế thuốc đã được chứng minh điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Thành phần bài thuốc có vị thuốc đặc trị vi khuẩn HP bạn nhé. Rất nhiều người bệnh có tình trạng như bạn đến khám và điều trị tại Trung Tâm, sau quá trình điều trị đã khỏi đi khám lại HP(-) bạn nhé, bạn cân nhắc và tham khảo điều trị bạn nhé.
      Chúc bạn sức khỏe!

    2. Chanh DâyChanh Dây says:

      Thuốc kháng sinh tôi uống bao nhiêu loại, thoe liệu trình 3 thuốc nhưng có hết được đâu, bây giờ là thuốc đông y toàn cây cỏ hoa lá thì chắc gì đx hết được nhỉ

    3. Ngọc Tâm HoàngNgọc Tâm Hoàng says:

      Mình bị viêm dạ dày hp dương tính đây mà vẫn chữa khỏi được nhé, cách đây 3 năm thì mình xuất hiện đau dạ dày, đi khám nội soi test thì mới nguyên nhân do hp gây ra, điều trị kháng sinh nhưng do liều nặng, cơ thể mình yếu nên chỉ mình không theo hết được liệu trình. Sau này thì được người quen chỉ cho dùng sơ can bình vị đây thì mới hết cho. Thuốc bác sĩ kê cho mình có loại chuyên đặc trị hp, mà uống thuốc không bị mệt như uống thuốc kháng sinh. Mới đầu thấy khỏi hẳn triệu chứng thì cũng không dám chắc, đến khi đi khám hp về âm tính thì mới chắc chắn, mà 1 năm nay mình cũng không thấy bị đau lại.

    4. Vu Duong AnhVu Duong Anh says:

      Chi uong trong vong bao lau thi khoi vay a, em thay thuoc dong y tac dung kha cham nhung khong biet de dieu tri khoi HP thi phai dung trong bao lau

    5. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Vu Duong Anh!
      Về thời gian điều trị còn tùy vào tình trạng bệnh và tải lượng vi khuẩn HP, thông thường thời gian điều trị trung bình kéo dài từ 2-3 tháng, vì thuốc đi vào điều trị căn nguyên bệnh nên cho hiệu quả điều trị lâu dài, ngăn ngừa tái phát. Hiện nay, Trung tâm đã nghiên cứu ra sơ can bình vị tán thế hệ 2 cho hiệu quả điều trị nhanh hơn, rút ngắn thời gian xuống còn 45 ngày.
      Để được tư vấn cụ thể trong điều trị, bạn có thể đến trực tiếp hoặc điện tới số 024 7109 6699 – 0983845445 để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
      Chúc bạn sức khỏe!

  3. Vũ Hương TrangVũ Hương Trang says: Trả lời

    E bị dạ dày mấy năm nay, cứ tái phát liên tục do thói quen ăn uống và ngủ nghỉ k đúng giờ. Cứ uống thuốc tây đỡ 1 vài tháng lại tái phát. Tuần trước e đi khám thì lại bị viêm loét trào ngược, đau âm ỉ cả tuần này rồi. Có ai uống thuốc sơ can mà khỏi chưa, giúp e với ạ chứ mấy gói thuốc dạng sữa này e cũng uống nhiều rồi mà k ăn thua mấy

    1. Thảo VyThảo Vy says:

      Tình trạng của bạn giống của mình thế không biết, hiện tại thì mình cũng đang quan tâm đến thuốc sơ can bìn vị tán, thấy bảo là thuốc tốt hơn thuốc dạng sữa rồi cả thuốc khán viêm giảm đau nữa

    2. Trần Gia HânTrần Gia Hân says:

      Mình thì kiểu rượu bia nhiều nên hại dạ dày, suốt ngày buồn nôn, ợ hơi, ợ chua và trào ngược miết luôn. Cũng tây y đủ đường mà không khỏi được. Biết đến sơ can bình vị cũng là tình cờ thôi, đi cmt dạo hỏi bệnh ở mấy nhóm bệnh dạ dày thì được chỉ cho. Mà mình cũng lên mạng tìm hiểu cụ thể rồi mới dám mua uống. Nói mua chứ thực ra là được bác sĩ khám rồi kê đơn mới uống theo chỉ định. Thời gian đầu thuốc có tác dụng hơi chậm, cái này mình cũng xác định ngay từ đầu vì thây snhieeuf người bảo vậy với cả đây là thuốc đông y nên nó không nhanh được. Mình uống thuốc sang tuần thứ 2 thì bắt đầu cảm nhận rõ tác dụng. Uống được 1 tháng thì đỡ khoảng 80% bệnh chứ chưa khỏi hẳn được. Hết liệu trình thì gần như khổi hẳn, đi khám nội soi lại thì không còn tình trạng viêm xung huyết hay các ổ viêm nhu trước nên cũng yên tâm, tính từ khi mà chữa khỏi đến hiện tại là cũng được 7 tháng rồi ấy, mà trộm vía là không bị lại nữa, ăn uống thì không phải quá để ý như trước nên cũng thấy ngon hơn này

    3. Thịnh PhanThịnh Phan says:

      Thấy b chữa khỏi như này t cũng muốn mua mà k biết k khám thì có mua được k, hay phải bắt buộc phải khám đã, mà khám thì phải đến tận nơi ak

    4. Lê Thị Thanh PhươngLê Thị Thanh Phương says:

      Bắt buộc phải được bs thăm khám nhé, chứ bs không thăm khám thì sao biết bệnh tình như nào mà kê cho thích hợp. Cũng không nhất thiết phải đến trực tiếp, như tôi đây ở xa quá làm gì ra HN được mà khám, nên có chọn khám từ xa, cũng được bs liên hệ qua zalo khám cho rồi gửi thuốc về, số đây, bạn có muốn thì có thể nhắn gọi trước nhân viên tư vấn cho cụ thể 0904 778 682

  4. Thái MẫnThái Mẫn says: Trả lời

    Tôi đã từng điều trị bằng thuốc chữ y, thuốc pepsan và thuốc chữ t nhưng không cải thiện được cơ trào ngược dạ dày, mọi người tư vấn giờ tôi nên chọn dùng thuốc nào được nữa

  5. Hồ Thúy NYHồ Thúy NY says: Trả lời

    Em mới 20 tuổi thôi mà bị trào ngược dạ dày nó hành cho lên bờ xuống ruộng gần 5 năm nay rồi, ngày nào cũng như ngày nấy, chướng bụng, ợ hơi, nóng rát hết cả lồng ngực, mọi người tư vấn em thuốc nào chữa khỏi hẳn luôn với chứ em chịu không nổi nữa rồi

    1. Liên HữuLiên Hữu says:

      Khỏi hẳn thì khó nhưng mà muốn nó yên ổn kiểu như lâu lâu mới bị á thì uống gavicon kết hợp với tập chế độ ăn không nóng cay chua, đi ngủ trước 11h tối nhé nhé, để thực hiện được cũng khá là kiên trì đó, mình phải cố lắm sau mới bỏ được mấy đồ ăn yêu thích, nhưng dạ dày ít đau nên cũng cứu vớt được phần nào

    2. Trần Kim ThoaTrần Kim Thoa says:

      Mình cũng đang uống gavi đây, mà nên uống gói màu hồng hơn, nó đắt hơn mấy chục thôi nhưng nó là dạng hỗn dịch nên dễ uống hơn gói màu xanh nhiều

    3. Gg. GiangGg. Giang says:

      Tôi có uống thêm thuốc này và các thuốc khác nữa theo đơn bác sĩ kê. Nói chung bệnh này phải uống nhiều loại chứ 1 loại chưa chắc đã khỏi hẳn

  6. Lê Thành ĐạtLê Thành Đạt says: Trả lời

    Trong mấy thuốc này thì theo tôi thuốc chữ y vẫn nhỉnh hơn chút về tác dụng, vì tôi có đổi qua đôi lại dùng mấy thuốc luôn mà chắc cũng do cơ địa của tôi hợp với thuốc chữ y thì phải nữa

  7. Nghĩa TrầnNghĩa Trần says: Trả lời

    Uống pepsan mà bị mẩn ngứa thì nên đổi sang thuốc nào được nhờ, chứ mới mua hộp thuốc về chả đọc kỹ tác dụng phụ của nó làm mất đống tiền

    1. Nguyễn Kim HồngNguyễn Kim Hồng says:

      Tình trạng ngứa sau khi uống pepsan hiếm lắm á, nếu thế thì cơ địa của bạn là dạng dễ bị kích ứng rồi, nên đi gặp bác sĩ điều trị họ tư vấn thì hơn rồi uống thuốc khác ấy

  8. Hoàng Mai SươngHoàng Mai Sương says: Trả lời

    Bé nhà em mới 5 tuổi thôi mà đã bị đau dạ dày rồi, mỗi lần bé đau nhìn tội bé lắm mà dùng thuốc viên vừa đắng vừa lâu đỡ nên em muốn mua cho mấy gói dạng sữa này, có mẹ nào chỉ em loại nào dễ uống cho con được không, con em mà thuốc đắng quá là bé không lười uống lắm

    1. DiễnDiễn says:

      Mình có hỏi qua nhiều chỗ thì thấy bảo thuốc nào cũng đắng cả, mà bạn muốn cho con uống thì phải xem thuốc có dùng được cho trẻ em hay không đã nhé, mà phải xem kỹ là thuốc có dùng cho trẻ dưới 6 tuổi được không nữa đó

    2. Chương NgânChương Ngân says:

      Con tôi cũng mới bị phát hiện là viêm xung huyết dạ dày đây, mà tôi cũng chẳng mặn mà gì với mấy loại thuốc tây này đâu, từ xưa giờ có bao giờ mà nghe là có người chữa khỏi bệnh dạ dày bằng tây y đâu, tôi đang muốn chuyển cho con dùng đông y đây, khỏi thì tốt mà không khỏi hoàn toàn thì cũng đỡ được triệu chứng mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe, chứ uống thuốc tây nhiều con đâm mệt thì không nói, chứ tự ý uống thuốc tây cũng là 1 trong các nguyên nhân khiến cho bệnh dạ dày càng ngày càng trở nặng thêm

    3. Tú LinhTú Linh says:

      Chị cho bé sang chỗ bs Lan ở thuốc dân tộc í, bé nhà em mới đi khám ở bs xong, bác nhiệt tình mà tư vấn cụ thể lắm, ngoài vấn đề chuyên môn thì bs cũng cho nhiều lời khuyên về thói quen ăn uống với sinh hoạt giúp bé nhỏ cải thiện được bệnh nữa

    4. cao trà lamcao trà lam says:

      bác này giỏi lắm à, tôi hỏi thật vì từ lúc tôi tìm hiểu về thuốc sơ can bình vị thì thấy chia sẻ mọi người hay nhắc đến bác này nhiều

    5. Phương TrâmPhương Trâm says:

      Bác sĩ Lan nổi tiếng chữa các bệnh dạ dày bằng phương pháp yhct mà, bác có hơn 40 năm kinh nghiệm lại chữa khỏi cho cả ngàn người bệnh nữa, nên mọi người mới hay nhắc đến đó.

  9. Mỹ Uyên LêMỹ Uyên Lê says: Trả lời

    Em trước cứ đau là ra mua thuốc về uống nên không theo liều lượng nên bị nhờn rất nhiều thuốc, chắc cỡ 4/7 thuốc được kể trong bài rồi, cho em hỏi với những người đã bị nhờn thuốc như em rồi thì có uống được kết hợp các thuốc mà dùng riêng không khỏi không ạ, em cảm ơn ạ

    1. Dương KJDương KJ says:

      Đã nhờn rồi thì kết hợp nó cũng thế thôi chứ không hơn là bao đâu, mình từng có suy nghĩ như bạn nhưng được bác sĩ khuyên không nên tự ý điều trị như thế. Hiện giờ thì mình đang theo sơ can bình vị, mới uống được nửa tháng thôi nhưng cũng thấy ổn phết, không phải kiểu khỏi hoàn toàn đâu nhưng nó giảm hẳn triệu chứng đau, không buồn nôn hay nôn nên thấy khỏe hơn nhiều

    2. Linh_HehLinh_Heh says:

      Tôi cũng đang uống sơ can bình vị đây, đúng thuốc tốt hơn các thuốc chữa dạ dày tôi từng dùng, uống hơn tháng là khỏi được 8-9 phần bệnh rồi, mà thuốc có thành phần là thảo dược nên uống an toàn không sợ ảnh hưởng sức khỏe

  10. Đỗ Khả ÁĐỗ Khả Á says: Trả lời

    Viêm xung huyết hang vị mức độ nhẹ thì nên dùng thuốc nào thì khỏi dứt điểm được luôn ạ, chứ em cũng nghe rồi là bệnh này dai dẳng lắm, chữa không đúng thuốc là không khỏi được

  11. Nguyễn thị huệNguyễn thị huệ says: Trả lời

    Tôi đi khám ở bệnh viện nội sợi Dạ dày. Bác sĩ kết luận tôi bị xung huyết hàng vị mức độ vừa. Cắt polyp hang vị. Ph+. Đã dùng nhiều loại thuốc nhưng vẫn cứ thỉnh thoảng đau. Mấy hôm nay lại đau vùng trên rốn bên trái. Đau cảm thấy nóng rát hay ợ chua, đau theo từng cơn,mắc nghẹn cổ họng nhiều đờm. Nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi nên dùng thuốc gì như thế nào . Mong bác sĩ trả lời qua email và có câu trả lời sớm từ bác sĩ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

thuốc đau dạ dày cấp tính

Những loại thuốc điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính

Sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày cấp là một trong những biện pháp hữu hiệu và nhanh chóng...

Nha Đam Chữa Đau Dạ Dày Có Hiệu Quả Không?

Nha đam chữa đau dạ dày là liệu pháp điều trị tự nhiên, an toàn đối với người thực hiện....

Thử cách chữa đau dạ dày bằng lá bàng ngay tại nhà cực dễ

Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y trị chứng đau dạ dày, người bệnh có thể sử dụng...

Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất – Giảm đau nhanh

Các thuốc trị đau dạ dày đang được sử dụng hiện nay bao gồm nhiều loại. Bệnh nhân có thể...

Thực Đơn Tốt Cho Người Đau Dạ Dày – Ăn Ngon, Ngủ Khỏe

Ăn uống tùy tiện, không điều độ, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là nguyên nhân khiến bệnh đau...