Đau ruột thừa ở trẻ em: Dấu hiệu và cách xử lý, điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm ruột thừa ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ ruột thừa, nhiễm trùng khoang bụng gây nguy hiểm cho tính mạng của bé. Bạn nên đưa con mình tới bệnh viện khi thấy bé có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn ói, sốt hoặc căng cứng thành bụng.

Ruột thừa là một khúc ruột ngắn có hình dáng giống như ngón tay cái, kích thước khoảng vài centimet và có một đầu gắn liền với manh tràng, đầu còn lại bịt kín. Trẻ có thể bị đau ruột thừa do nhiễm khuẩn hoặc do tình trạng tắc nghẽn gây ra bởi sỏi phân, dị vật.

Triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em

Bạn có thể nhanh chóng phát hiện ra cơn đau ruột thừa ở trẻ thông qua các triệu chứng sau:

– Đau bụng:

Đau bụng là triệu chứng điển hình và đến sớm nhất khi trẻ bị đau ruột thừa. Tình trạng này cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nếu bị viêm ruột thừa, cơn đau bụng của trẻ có những đặc điểm sau:

  • Vị trí đau thường xuất phát ở khu vực xung quanh rốn, sau đó di chuyển đến phía bụng dưới bên phải.
  • Tình trạng đau mỗi lúc càng trở nên dữ dội hơn
  • Cơn đau tăng nặng khi trẻ di chuyển, hít thở sâu, chạm vào bụng, hoặc ho và hắt hơi
  • Cảm giác đau có thể xảy ra ở khắp ổ bụng nếu bị vỡ ruột thừa
Đau bụng là triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em
Đau bụng là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh đau ruột thừa ở trẻ em

– Sốt là biểu hiện đau ruột thừa ở trẻ nhỏ:

Hiện tượng đau ruột thừa ở trẻ em còn gây sốt, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng gặp phải triệu chứng này. Thông thường đa số trẻ chỉ bị sốt nhẹ với thân nhiệt dao động từ 37,5 – 38,5 độ C. Nếu bé bị sốt cao khó hạ, bạn nên đề phòng vì đây là dấu hiệu cho thấy ruột thừa của bé sắp bị vỡ hoặc đã vỡ.

– Trẻ ăn uống không ngon miệng, chán ăn:

Khi bị viêm ruột thừa, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng nên khiến trẻ ăn uống không ngon miệng. Ngoài ra, căn bệnh này có thể ức chế quá trình sản xuất hóc môn gây đói khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn.

– Bé buồn nôn và ói mửa nhiều:

Buồn nôn và nôn ói là triệu chứng có thể bắt gặp trong nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa, bao gồm cả đau ruột thừa ở trẻ. Bạn nên thận trọng khi thấy con mình bị nôn ói nhiều kèm theo tình trạng đau bụng dữ dội ở rốn hoặc ở hố chậu phải.

– Bụng chướng căng:

Trẻ bị đu ruột thừa thường bị tích khí nhiều trong đường ruột dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Khi sờ vào bụng trẻ bạn sẽ thấy cảm giác căng cứng.

– Táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng:

Thêm một triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em giúp bạn nhanh chóng phát hiện khi con bị bệnh đó chính là bất thường trong hoạt động đại tiện của bé. Một số trẻ bị tiêu chảy nhưng cũng có bé lại bị táo bón.

Biểu hiện này rất dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa, bạn cần thận trọng để ý xem con mình có dấu hiệu nào khác không nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh cho chính xác.

– Bé hay mắc tiểu:

Trẻ bị đau ruột thừa có thể mất kiểm soát hoạt động của bàng quang dẫn đến mót tiểu nhiều lần. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị tiểu rắt, đau khi đi tiểu.

Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em diễn tiến rất nhanh chóng và phức tạp. Nếu không được điều trị ngay, đoạn ruột bị viêm có thể vỡ ra sau đó khoảng 6-8 giờ khiến trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc, áp xe khoang bụng gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy bạn nên nhanh chóng đưa con đi khám khi bé có bất cứ dấu hiệu nào tương tự như trên.

Làm thế nào để chẩn đoán đau ruột thừa ở trẻ em?

Để chẩn đoán viên ruột thừa, trước tiên trẻ sẽ thăm khám lâm sàng để biết được mức độ đau và tình trạng sức khỏe của con bạn. Bác sĩ có thể dùng tay ấn nhẹ vào bụng của bé. Nếu trẻ bị đau nặng hơn, thành bụng căng cứng thì nhiều khả năng bé đã bị viêm ruột thừa.

Cách chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em
Bệnh đau ruột thừa ở trẻ có thể được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm

Một số xét nghiệm dưới đây cũng được thực hiện để phục vụ công tác chẩn đoán đau ruột thừa ở trẻ:

  • Siêu âm ổ bụng: Kỹ thuật này sử dụng sóng âm thanh tần số cao giúp phản chiếu hình ảnh của các mạch máu, mô và cơ quan nội tạng trên máy tính khi chúng đang hoạt động. Điều này sẽ cho phép bác sĩ phát hiện ra những bất thường ở ruột thừa.
  • Chụp CT: Thử nghiệm hình ảnh này sử dụng cả tia X và công nghệ máy tính để hiển thị hình ảnh chi tiết bên trong ruột thừa.
  • Xét nghiệm máu: Sự gia tăng bất thường của số lượng bạch cầu trong máu là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Việc kiểm tra nước tiểu sẽ giúp loại trừ được khả năng các triệu chứng con bạn gặp phải do viêm đường tiết niệu gây ra.

Cách điều trị đau ruột thừa ở trẻ em

Việc lựa chọn phương pháp chữa đau ruột thừa ở trẻ sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe nói chung của con bạn.

Đối với trẻ em bị viêm ruột thừa cấp tính và không có lỗ thủng, phẫu thuật cắt ruột sẽ được tiến hành khẩn cấp. Nếu ruột thừa của trẻ đã bị vỡ, bé có thể được phẫu thuật trong vòng 24 giờ kể từ lúc nhập viện hoặc đặt ống dẫn lưu mủ ra ngoài kết hợp dùng kháng sinh trong vài tuần trước khi mổ cắt ruột.

Phẫu thuật chữa đau ruột thừa ở trẻ em
Phẫu thuật là phương pháp tối ưu trong điều trị đau ruột thừa ở trẻ em

Các phương pháp phẫu thuật cắt ruột thừa cho trẻ bao gồm:

  • Phẫu thuật mở hoặc truyền thống: Trẻ sẽ được tiêm thuốc gây mê. Bác sĩ dùng dụng cụ rạch một đường ở phía dưới bên phải của bụng. Sau đó, tiếp cận với ruột thừa và cắt bỏ nó. Nếu ruột thừa bị vỡ, một ống nhỏ được đặt vào bụng để dẫn lưu mủ và các chất lỏng khác ra khỏi bụng. Các ống này sẽ được tháo ra sau một vài ngày khi bác sĩ xác định nhiễm trùng đã biến mất.
  • Phẫu thuật nội soi: Sau khi trẻ được gây mê, bác sĩ sẽ rạch một vài vết mổ nhỏ trên bụng và đưa ống nội soi có gắn camera cùng các dụng cụ cần thiết vào bên trong. Ruột thừa sẽ được cắt bỏ và đưa ra ngoài. Phẫu thuật nội soi ít gây mất máu và giúp trẻ phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên phương pháp này không được chỉ định nếu ruột thừa đã vỡ.

Theo dõi, chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt ruột thừa

Sau phẫu thuật, con bạn sẽ không được phép ăn hay uống bất cứ thứ gì trong một khoảng thời gian nhất định . Điều này cho phép tổn thương trong ruột được chữa lành. Trong thời gian này, chất dinh dưỡng cùng với thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau sẽ được đưa vào cơ thể thông qua đường truyền tĩnh mạch.

Khi được ăn trở lại, bé sẽ được làm quen với thức ăn lỏng, nước ép trái cây. Sau đó, chuyển dần sang các thức ăn mềm và tăng độ đặc của thức ăn để đường tiêu hóa có thể thích nghi trở lại.

Nếu không có biến chứng gì, trẻ có thể được xuất hiện sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, những trẻ bị vỡ ruột thừa sẽ phải ở lại bệnh viện lâu hơn ( khoảng 5-7 ngày). Sau khi con bạn rời bệnh viện về nhà, cần chú ý:

  • Hạn chế các hoạt động của trẻ. Chỉ nên cho bé di chuyển nhẹ nhàng xung quanh giường để tránh bị dính ruột, táo bón.
  • Con bạn không nên nâng vật nặng hoặc chơi thể thao trong một vài tuần sau khi phẫu thuật.
  • Trẻ có thể tắm rửa bình thường nhưng phải băng kỹ vết mổ để không bị dính nước.
  • Nếu một cống vẫn còn tại chỗ khi con bạn về nhà, trẻ không nên tắm hoặc đi bơi cho đến khi thoát nước.
  • Bôi thuốc sát trùng và thay băng cho bé mỗi ngày để tránh bị nhiễm trùng
  • Nếu con bạn bị đau, có thể cho bé dùng Paracetamol hoặc Ibuprofen theo đơn của bác sĩ.
  • Cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì, và rau xanh để bổ sung chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn.

Trẻ cũng có thể gặp một số biến chứng sau phẫu thuật. Bạn nên đưa con quay trở lại bệnh viện nếu bé bị sốt trên 38,5 độ C, vết thương có biểu hiện bị nhiễm trùng, chảy máu hoặc cơn đau của bé vẫn tiếp tục tăng nặng dù đã được dùng thuốc giảm đau.

Mong rằng những thông tin bài viết vừa cung cấp sẽ giúp các bậc phụ huynh biết được các triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em để sớm phát hiện và điều trị cho con. Việc cứu chữ kịp thời sẽ giúp bé tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Thông tin ThuocDanToc.vn cung cấp chỉ dành cho mục đích tham khảo. Hãy liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh.

Triệu chứng của viêm ruột thừa thường hay thấy đó là đau bụng. Tuy nhiên nhiều người chủ quan không nắm rõ là đau ở bên nào.

Đau ruột thừa là đau ở bên nào của bụng, bạn có biết?

Đau ruột thừa nếu không được phát hiện sớm để điều trị, sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Một trong số cách phát hiện viêm ruột thừa đó là...
Tìm hiểu về các biến chứng viêm ruột thừa

Các biến chứng của viêm ruột thừa có thể gặp

Viêm ruột thừa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như thủng ruột thừa, tắc ruột, nhiễm trùng...

Sau khi mổ ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì để nhanh lành?

Ruột thừa không giữ vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, sau khi phẫu thuật người bệnh...

Những cách chữa đau ruột thừa giúp bạn khắc phục được cơn đau

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nếu chẩn đoán bạn bị viêm ruột thừa. Tuy...

Bà bầu bị đau ruột thừa khi mang thai nên làm gì để điều trị?

Viêm ruột thừa (đau ruột thừa) là nguyên nhân thường xuyên khiến phụ nữ cần đến một ca phẫu thuật...

Trẻ bị nôn trớ và đi ngoài kèm sốt có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *