Cách trị ho đơn giản bằng quả phật thủ

Trị ho bằng quả phật thủ không chỉ có tác dụng giảm nhanh các chứng ho mà còn an toàn đến sức khỏe người sử dụng, không gây ra tác dụng phụ nào. Các bài thuốc từ quả phật thủ có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, người sử dụng cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khi sử dụng loại quả này.

Chia sẻ bí quyết trị ho bằng quả phật thủ theo kinh nghiệm dân gian
Chia sẻ bí quyết trị ho bằng quả phật thủ theo kinh nghiệm dân gian

Công dụng của quả phật thủ trong việc trị bệnh ho

Quả phật thủ là loại quả khá quen thuộc trong mâm ngũ quả trên bàn thờ vào những dịp lễ, ngày tết ở một số gia đình. Ngoài ra, loại quả này còn được sử dụng làm thuốc để điều trị một số bệnh lý, đặc biệt là những bệnh lý về đường hô hấp như bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, điều trị các chứng ho.

Quả phật thủ có tên khoa học là Citrus medica var. sarcodactylis, là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh (Citrus). Hoa nở có mùi thơm, quả không có nước bên trong, không có phần ruột, phần lõi bên trong xốp, mềm không có vị đắng. Do đó, sử dụng quả phật thủ cả phần lõi và phần bọng nước bên ngoài.

Trong quả phật thủ có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Bên cạnh đó, trong loại quả này còn chứa các hàm lượng khác như đường, tính chất dầu chanh, acid hữu cơ, glycozit,… Theo Đông y, loại quả này có vị đắng, cay, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí, co thắt cơ trơn, tan đờm, kháng khuẩn.

Ngoài công dụng trị ho, quả phật thủ còn được sử dụng trong các bài thuốc trị ăn không tiêu, đau dạ dày, đau bụng, đầy hơi, tức ngực, tăng cường chức năng tiêu hóa.

Qủa phật thủ có vị chua, có tác dụng tan đờm, giảm đau, kháng viêm, điều hòa khí, đặc biệt có công dụng cải thiện hiệu quả các chứng ho cho người lớn và trẻ em
Quả phật thủ có vị chua, có tác dụng tan đờm, giảm đau, kháng viêm, điều hòa khí, đặc biệt có công dụng cải thiện hiệu quả các chứng ho cho người lớn và trẻ em

Hướng dẫn dùng quả phật thủ trị ho

Nếu như sử dụng các vỏ cam, vỏ quýt để trị ho, quả phật thủ cũng có công dụng như vậy và cách thực hiện cũng không khác nhiều. Bạn đọc có thể tham khảo hai phương thuốc chữa ho từ quả phật phủ dưới đây để trị ho cho cả gia đình.

1. Trị ho bằng quả phật thủ và mật ong

Thành phần chính có trong mật ong chủ yếu là fructose, glucose và một số thành phần khác như maltose, sucrose, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, trong mật ong còn có chứa các chất kháng khuẩn, chất chống oxy hóa. Mật ong không chỉ có công dụng chữa các chứng ho mà còn có nhiều công dụng khác.

Vị ngọt lịm của mật ong sẽ được vị chua quả phật thủ làm dịu lại. Và đây cũng chính là phương thuốc trị ho cho người lớn và trẻ em được nhiều người biết đến.

Nguyên liệu cần có:

  • Quả phật thủ
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Rửa quả phật thủ thật sạch bằng nước, tốt hơn nếu ngâm quả phật thủ với một ít nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn cũng như tạp chất. Ngâm trong khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Bổ quả phật thủ làm đôi rồi thái thành đoạn nhỏ có kích thước giống hạt lựu.
  • Cho những phần vừa cắt được vào trong một chén sứ đủ lớn. Sau đó, tiếp tục cho một ít mật ong nguyên chất vào trong chén sao cho ngập phật thủ.
  • Đem hỗn hợp trên chưng cách thủy trên ngọn lửa vừa và nhỏ, chưng đến khi phật thủ chín nhừ. Tắt bếp và lấy chén thuốc ra khỏi nồi
  • Dùng khi phần nước nguội dần. Mỗi lần sử dụng 2 – 3 thìa, dùng mỗi ngày 2 lần.
  • Kiên trì sử dụng cho đến khi cải thiện các chứng ho hoặc bệnh lý tan biến mất.

2. Dùng quả phật thủ và đường phèn trị ho

Đường phèn có chứa hàm lượng saccarose lớn và một số nguyên tố vi lượng như fructose và glucose. Với vị ngọt thanh của mình, đường phèn còn được xem là một vị thuốc trong Đông y. Trong Y học cổ truyền, đường phèn có vị ngọt, tính bình, được quy vào kinh Tỳ và Phế, có công dụng nhuận phế, ích khí, chỉ khái, trừ đàm.

Đường phèn cũng chính là một sự lựa chọn hoàn hảo cho sự kết hợp cùng với quả phật thủ trong việc điều trị các chứng ho cho cả gia đình.  Vì trong đường phèn có chứa các chất kháng khuẩn, chống viêm, thông cổ họng, cải thiện nhanh các chứng ho.

Nguyên liệu cần có:

  • Quả phật thủ
  • Đường phèn
  • Mật ong nguyên chất
  • Mạch nha

Cách thực hiện:

  • Đem quả phật thủ rửa sạch bằng nước và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Cắt quả phật thủ thành từng lát mỏng rồi xếp vào trong một lọ thủy tinh có nắp đậy.
  • Đường phèn đập nát thành từng cục nhỏ rồi rãi đều vào trong lọ thủy tinh cùng với một ít mật nha, tương ứng với một lớp quả phật thủ một lớp đường phèn và một lớp mạch nha.
  • Tiếp tục cho một lượng mật ong vào lọ thủy tinh và đậy nắp kín để ngâm.
  • Ngâm khoảng 1 tháng mới có thể sử dụng. Sử dụng phần nước hoặc có thề sử dụng cả phần bã.
  • Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 thìa hỗn hợp, mỗi ngày sử dụng 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng đến khi bệnh tình dần được cải thiện và tiêu biến hẳn.
  • Có thể bảo quản lọ hỗn hợp trong ngăn mát của tủ lạnh để sử dụng được lâu dài.
Vị chua của quả phật thủ được bị ngọt của mật ong và đường phèn làm dịu lại
Vị chua của quả phật thủ được bị ngọt của mật ong và đường phèn làm dịu lại

Lời khuyên:

  • Cần thận trọng khi tìm mua các quả phật thủ. Do hiện nay, loại quả này được sử dụng để làm cảnh trong cúng kính nhiều hơn việc sử dụng để làm thuốc. Nên không tránh khỏi việc mua phải những quả bị phun thuốc để giữ màu và bảo quản quả. Theo kinh nghiệm của những người trồng cây cảnh, những quả phật thủ được phun thuốc từ lúc kết quả.
  • Quả phật thủ cần được rửa sạch bằng nước muối pha loãng trước khi sử dụng để đảm bảo không ẩn chứa các tạp chất gây hại, chất bảo quản ngấm sâu trong quả.
  • Để tránh vị ngọt gắt của mật ong, đường phèn, mạch nha, bạn có thể giảm lượng ngọt hoặc điều chỉnh vị tùy vào sở thích của bản thân.
  • Không sử dụng các phương thuốc từ quả phật thủ cùng với mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi vì, mật ong không được khuyến cáo sử dụng nhiều cho đối tượng này.

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc những bí quyết trị ho bằng quả phật thủ theo kinh nghiệm dân gian. Từ giờ, những chứng ho không còn làm phiền bạn và gia đình bạn sau khi bạn đọc qua bài biết này. Với những gì chúng tôi chia sẻ được có thể giúp bạn đọc biết thêm cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khi mắc phải bệnh ho.

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

5 cách chữa ho bằng gừng

Nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, gừng có khả năng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó...

Tìm hiểu về cách dùng rau ngổ chữa ho được dùng phổ biến

Cách dùng rau ngổ chữa ho không phải ai cũng biết

Ngoài việc uống thuốc tây, bệnh nhân có thể dùng rau ngổ để chữa ho cho bản thân. Tuy nhiên,...

7 cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và lưu ý

Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, trẻ sơ sinh thường có biểu hiện ho, sổ mũi. Tình trạng này...

Tìm hiểu cách chữa ho bằng cây chua me đất

Thử cách chữa ho bằng cây chua me đất ngay tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc tây, chữa ho bằng cây chua me đất cũng có thể làm giảm được đáng kể...

7+ loại kẹo ngậm trị ho tốt nhất hiện nay và lưu ý

Các loại kẹo ngậm trị ho thường được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên khá an toàn cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.