5 cách dùng lá hẹ chữa viêm phế quản, ho theo ông bà xưa

Viêm phế quản gây ra những đảo lộn trong cuộc sống người bệnh. Từ xưa, lá hẹ đã được dùng để điều trị bệnh viêm phế quản, ho có đờm. Bài viết này giới thiệu công dụng của lá hẹ và gợi ý một số cách chữa chứng ho và viêm phế quản từ lá hẹ.

Lá hẹ có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, trong đông y, lá hẹ có thể được dùng để trị chứng ho và bệnh viêm phế quản.
Lá hẹ có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, trong đông y, lá hẹ có thể được dùng để trị chứng ho và bệnh viêm phế quản.

Tổng quan về bệnh viêm phế quản

Phế quản là bộ phận thuộc hệ hô hấp, bắt đầu từ thanh quản cho đến nhu mô phổi. Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc phế quản bị virus tấn công hoặc do nhiễm khuẩn, gây tổn thương, viêm sưng.

Biểu hiện của bệnh viêm phế quản thường là ho, ho có đờm, đờm có màu khác lạ, đờm lẫn máu, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, thở khò khè,…

Nguyên nhân viêm phế quản thường là do:

  • Hút thuốc lá khiến phế quản nhiễm khuẩn;
  • Môi trường khói bụi khiến phế quản nhiễm khuẩn;
  • Sức đề kháng kém, virus gây bệnh tấn công;
  • Nhiệt độ thời tiết môi trường thấp, sức đề kháng kém làm virus tấn công.

Bệnh viêm phế quản gây mệt mỏi, đau họng, khó ngủ, gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh đã có thuốc điều trị, người bệnh cần khám và điều trị sớm để không ảnh hưởng đến những sinh hoạt vui chơi và làm việc.

Tác dụng của lá hẹ đối với ho, viêm phế quản

Lá hẹ là một loại rau không còn xa lạ trong bữa ăn của người Việt. Lá hẹ là một loại cây thân thảo, trồng và thu hoạch quanh năm. Hẹ còn có những tên gọi khác như khởi dương thảo, cứu thái,…

Lá hẹ được ứng dụng trong nhiều bài thuốc nam giúp điều trị bệnh viêm phế quản. Theo đông y, lá hẹ có vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính ấm. Lá hẹ có một số công dụng sau:

  • Tiêu đờm;
  • Giải độc;
  • Tán huyết;
  • Ôn trung;
  • Cầm máu;
  • Hành khí;
  • Tráng thận;
  • Bổ dương.

Theo y học hiện đại, trong lá hẹ có chứa chất odorin, một loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn và chống tụ cầu.

Chính vì những lý do trên, lá hẹ từ xưa đến nay vẫn là một vị thuốc được dân gian dùng để chữa ho, ho có đờm, viêm phế quản.

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc trong phế quản bị virus tấn công hoặc bị nhiễm khuẩn, gây tổn thương, viêm nhiễm.
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc trong phế quản bị virus tấn công hoặc bị nhiễm khuẩn, gây tổn thương, viêm nhiễm.

5 bài thuốc chữa ho, viêm phế quản từ lá hẹ

1. Bài thuốc thứ nhất

Chuẩn bị:

  • Một nắm lá hẹ;
  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch hẹ, để ráo nước.
  • Bước 2: Thái nhỏ lá hẹ;
  • Bước 3: Cho hẹ và đường phèn vào bát thủy tinh. Chưng hẹ với đường phèn.

Ăn lá hẹ chưng với đường phèn có thể chữa được chứng ho do thời tiết lạnh, viêm phế quản.

2 Bài thuốc thứ hai

Chuẩn bị:

  • 10g lá hẹ;
  • 20g nghệ tươi;
  • 1 quả chanh tươi;
  • Một ít đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá hẹ, chanh và nghệ trước khi chế biến.
  • Bước 2: Thái nhỏ lá hẹ. Nghệ, cắt miếng nhỏ vừa phải. Cắt chanh theo từng lát.
  • Bước 3: Cho các nguyên liệu vào bát thủy tinh, chưng (hấp cách thủy) với đường phèn. Chưng trong vòng 30 phút.

Bài thuốc này rất thích hợp với trẻ nhỏ. Cho trẻ uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Mỗi lần cho uống khoảng 1 thìa cà phê thuốc. Uống thuốc trước khi cho trẻ ăn sữa.

3. Bài thuốc thứ ba

Chuẩn bị:

  • 12g lá hẹ;
  • 12g lá xương sông;
  • 12g lá tía tô;
  • 12g kinh giới;
  • 8g gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trước khi chế biến.
  • Bước 2: Sắc các nguyên liệu với 500ml nước. Cô đặc còn 200ml nước thì tắt bếp.

Bài thuốc này có thể chữa được chứng ho ra đờm loãng, nghẹt mũi, nhức đầu, ngứa cổ. Người lớn nên chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Nên uống thuốc sau bữa ăn và dùng khi còn ấm nóng.

Liều dùng dành cho trẻ em, người lớn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Lá hẹ trở thành nguyên liệu chính trong một số bài thuốc chữa bệnh. Có thể dùng để sắc uống hoặc nấu ăn.
Lá hẹ trở thành nguyên liệu chính trong một số bài thuốc chữa bệnh. Có thể dùng để sắc uống hoặc nấu ăn.

4. Bài thuốc thứ tư

Bên cạnh việc chế biến hẹ thành thuốc uống, người dùng còn có thể nấu thành một số món ăn để trị ho, viêm phế quản. Sau đây là hướng dẫn món ăn cháo tôm sú, rau hẹ. Món ăn này cũng có tác dụng điều trị bệnh.

Chuẩn bị:

  • 100g tôm sú;
  • 50g rau hẹ;
  • 10g tiêu sọ;
  • 50g gạo tẻ;
  • 5 củ hành tím;
  • Các gia vị cần thiết.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch tôm, ướp tôm với gia vị, để cho ngấm.
  • Bước 2: Rửa sạch lá hẹ, thái nhỏ.
  • Bước 3: Nấu gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín, cho tôm vào, đảo đều.
  • Bước 4: Cho thêm hành tím, tiêu sọ, lá hẹ và nêm gia vị cho vừa ăn.

Ăn món ăn này trong lúc đói, ăn khi còn ấm nóng.

5. Bài thuốc thứ năm

Chuẩn bị:

  • 10g lá hẹ;
  • 8g lá chanh;
  • 10g hoa cúc;
  • 10g bạc hà;
  • 12g rau má;
  • 12g lá dâu tằm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu, để cho ráo nước trước khi dùng.
  • Bước 2: Nấu các nguyên liệu với 500ml nước, sắc lại còn 200ml.

Người lớn dùng bài thuốc này để trị chứng ho, đau họng, có đờm và sốt nhẹ. Chia thang thuốc thành 2 lần uống trong ngày, nên dùng khi còn ấm nóng, sau bữa ăn.

Một số lưu ý khi dùng lá hẹ

Khi sử dụng lá hẹ để điều trị bệnh viêm phế quản và chứng ho, người dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tai mũi học, bác sĩ y học cổ truyền hoặc chuyên viên y tế trước khi áp dụng.
  • Tác dụng của các bài thuốc từ lá hẹ có thể diễn ra chậm. Đây là đặc điểm của các bài thuốc đông y, thuốc nam. Do đó, người dùng cần kiên trì sử dụng.
  • Nếu sau một thời gian dùng thuốc, nhận thấy thuốc không có tác dụng, người dùng nên ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để tìm phương án điều trị khác. Hiệu quả của các bài thuốc trị viêm phế quản từ lá hẹ có thể không có tác dụng, thậm chí gây ra một số tác dụng phụ đối với một số bệnh nhân. Nguyên nhân là do cơ địa, thể trạng của một số bệnh nhân không thích hợp với thuốc.
  • Trước khi sử dụng lá hẹ, người dùng cần rửa kỹ, tránh để sâu bệnh, thuốc trừ sâu hoặc vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tác dụng dược lý của lá hẹ tốt nhất vào mùa xuân, người dùng nên chọn thời điểm này để ăn hoặc chế biến thành những bài thuốc.
  • Lá hẹ kỵ với mật ong và thịt trâu. Người dùng không nên kết hợp vì dễ gây ngộ độc.
  • Người bị âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng lá hẹ trong thời gian dài.

Nói tóm lại, lá hẹ là một món rau quen thuộc đối với bữa cơm của người Việt. Lá hẹ thường dễ tìm và giá bán không đắt đỏ. Lá hẹ có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người và được ứng dụng trong các bài thuốc nam chữa bệnh viêm phế quản. Dùng lá hẹ để điều trị viêm phế quản giúp người bệnh tiêu đờm, giảm ho,… Tuy nhiên, trước khi áp dụng những bài thuốc từ lá hẹ, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân không nên tự ý áp dụng khi chưa có sự cho phép và chỉ dẫn cụ thể từ bác sĩ, chuyên viên y tế.

Cảm lạnh và cúm khi mang thai: Những điều mẹ cần biết để khắc phục

Nếu mẹ có biểu hiện sốt, chóng mặt, đau đầu… trong thời kì mang thai thì có thể mẹ đã...

Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì?

Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì? Nguy hiểm không?

Ung thư tuyến giáp thể nhú là một trong những dạng ung thư tuyến giáp phổ biến hiện nay. Theo...

Viêm họng giả mạc là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng giả mạc là một bệnh lý hiếm gặp. Tuy nhiên bệnh lại có khả năng tác động và...

Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Thư thắc mắc: "Nhóc Bo nhà em năm nay mới có 5 tuổi mà suốt ngày bị viêm tai giữa...

Các món ăn tốt cho người bị viêm họng

7 món ăn tốt cho người bị viêm họng không nên bỏ qua

Canh gà, cháo ngao, lòng trắng trứng, bánh yến mạch... là những món ăn bạn nên sử dụng khi bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.