Lê hấp đường phèn trị ho – Hướng dẫn cách làm, sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Lê hấp đường phèn trị ho là mẹo chữa dân gian được nhiều người ưa thích. Món ăn với cách làm vừa đơn giản, vừa ăn khá ngon miệng, đặc biệt còn có thể giải nhiệt vào mùa hè. Tìm mua các nguyên liệu dễ dàng tại các cửa hàng, siêu thị hoặc chợ gần nhà. Hãy cùng tham khảo cách làm hấp lê với đường phèn qua bài viết sau.

Lê hấp đường phèn trị ho - Hướng dẫn cách làm, sử dụng
Lê hấp đường phèn trị ho vừa dễ thực hiện, vừa an toàn phù hợp với nhiều đối tượng

Tác dụng của món lê hấp đường phèn

Ho là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi trong đường hô hấp xuất hiện dị vật gây cản trở lưu thông không khí. Cơn ho xuất hiện nhằm tống chúng ra ngoài. Dị vật có thể là chất dịch nhầy do phổi, phế quản tiết ra hoặc bụi bặm, phấn hoa, lông vật nuôi,…

Có nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng ho, trong đó điển hình là các bệnh lý về đường hô hấp. Để điều trị, ngoài việc sử dụng thuốc, dân gian còn truyền tai nhau nhiều mẹo chữa tại nhà với thảo dược thiên nhiên. Món lê hấp đường phèn trị ho hiện đang là phương pháp được nhiều người quan tâm nhất hiện nay.

Món ăn này được lưu truyền ở nhiều quốc gia châu Á trong đó có nước ta. Đặc biệt đối tượng sử dụng không phân biệt độ tuổi, trẻ nhỏ hoặc cả phụ nữ đang mang thai cũng có thể ăn lê hấp đường phèn trị ho. Lý do tại sao món ăn này lại được nhiều người yêu thích và giúp cải thiện cơn ho hiệu quả, trước hết xét về công dụng của quả lê đối với sức khỏe con người.

Lê vốn là một loại quả có nguồn gốc từ Trung Hoa, loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng. Theo Đông y, quả lê có tính mát, vị ngọt thanh, mang lại tác dụng trong việc nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, tiêu đờm, tiêu độc,…và nhiều lợi ích khác. Do những công dụng hữu hiệu này, từ lâu quả lê đã được đưa vào làm dược vị cho nhiều bài thuốc hỗ trợ trị bệnh về phổi, chẳng hạn như ho gió, ho khan hay ho có đờm.

Ngoài ra, y học hiện đại ngày nay cũng nghiên cứu, bên trong quả lê có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người. Điển hình như canxi, photpho, acid amin và những hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa khác. Nhờ vào đó, quả lê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt có tác dụng hỗ trợ cải thiện hoạt động cho đường hô hấp, nâng cao miễn dịch cơ thể.

Tác dụng của món lê hấp đường phèn
Lê chứa rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, ăn món lê hấp đường phèn giúp bệnh nhân sớm cải thiện tình trạng ho

Trị ho bằng cách ăn lê hấp đường phèn là cách giúp cải thiện triệu chứng đau rát ở cổ họng khá hiệu quả. Món ăn này không chỉ ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cải thiện cơn ho. Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân, vừa an toàn, vừa hiệu quả mà không lo gây tác dụng phụ như các loại thuốc tân dược khác.

ĐỌC THÊM: 7 cách trị ho có đờm đơn giản, hiệu quả tại nhà

Cách làm lê hấp đường phèn trị ho đơn giản tại nhà

Món lê hấp đường phèn trị ho thực hiện khá đơn giản. Nguyên liệu bạn có thể dùng quả lê và đường phèn hoặc kết hợp thêm các loại khá giúp tăng hiệu quả trị ho. Hãy cùng tham khảo các cách làm dưới đây:

Cách 1: Lê hấp đường phèn trị ho

  • Chuẩn bị 1 quả lê tươi mọng nước, một ít đường phèn.
  • Lê ngâm nước muối pha loãng vài phút, rửa lại với nước cho thật sạch.
  • Sau đó dùng dao cắt ngang phần đầu xuống ⅓ quả.
  • Lấy muỗng nạo phần cùi bên trong quả lê.
  • Cho đường phèn vào bên trong, sau đó cho quả lê vào một cái bát để vào nồi hấp cách thủy.
  • Đun trên bếp cho đến khi lê chín mềm, đường phèn bên trong tan hết là được.
  • Lấy chén lên hấp đường phèn ra, thưởng thức khi còn ấm sẽ hiệu quả hơn.
  • Mỗi ngày áp dụng cách làm này 1 lần sẽ giúp xoa dịu cơn đau rát hiệu quả, cải thiện cơn ho, khàn tiếng.

Cách 2: Lê hấp đường phèn trị ho kết hợp kỷ tử

  • Chuẩn bị một 1 quả lê tươi, 1,5 muỗng canh đường phèn, 1 muỗng canh kỷ tử.
  • Quả lê bạn cũng ngâm rửa với nước muối loãng và nước sạch nhằm loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn tốt nhất.
  • Sau đó dùng dao cắt ngang ¼ quả lê, nạo bỏ lõi bên trong như cách thứ 1.
  • Tiếp đến bạn sẽ cho vào ½ phần kỷ tử, ½ đường phèn đã chuẩn bị vào bên trong.
  • Dùng tăm xỉa răng ghim phần lê đã cắt trước đó vào, tạo thành một cái nắp đậy.
  • Hấp cách thủy lê và kỷ tử, đường phèn trong nồi từ 30-40 phút trên lửa nhỏ.
  • Sau khi lê chín, lấy ra và đợi khi nguội còn âm ấm thì dùng.
  • Ăn cả nước và cái để trị ho. Nếu không ăn hết có thể dùng một nửa, phần còn lại để vào ngăn mát bảo quản, hôm sau có thể hâm nóng lại và dùng tiếp.

    Cách làm lê hấp đường phèn trị ho đơn giản tại nhà
    Kết hợp lê hấp đường phèn với táo tàu, kỷ tử

Cách 3: Lê hấp đường phèn trị ho kết hợp táo tàu

  • Chuẩn bị 2 quả lê tươi, 1,5 muỗng canh đường phèn, 1 muỗng canh kỷ tử và 5-8 quả táo tàu khô.
  • Nguyên liệu sơ chế tương tự như cách 2, lê sau khi rửa sạch thì gọt vỏ cắt thành lát mỏng hoặc hạt lựu.
  • Kỷ tử và táo tàu rửa dưới vòi nước cho sạch bụi bẩn, để cho ráo nước.
  • Cho nguyên liệu vào nồi, nấu cùng với đường phèn và 1,5 cốc nước.
  • Đun trên lửa lớn cho đến khi sôi rồi hạ lửa, nấu trong khoảng 10-15 phút cho nguyên liệu chín mềm.
  • Tắt bếp, múc ra chén rồi thưởng thức khi món ăn còn âm ấm.
  • Phần lê hấp không ăn hết có thể bảo quản trong ngăn mát, dùng được 1 – 2 ngày.

Trên đây là 3 cách làm lê hấp đường phèn trị ho siêu đơn giản và hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo và chọn cách phù hợp để thực hiện. Kiên trì áp dụng hàng ngày bạn sẽ thấy tình trạng ho thuyên giảm rõ rệt.

Một số lưu ý khi sử dụng lê hấp đường phèn trị ho

Ăn lê hấp đường phèn trị ho là mẹo chữa dân gian được lưu truyền từ xa xưa. Cách làm này cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

  • Lê hấp đường phèn là món ăn ngon, bổ, lành tính an toàn cho mẹ bầu và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bạn có thể hỏi thăm ý kiến của bác sĩ. Bởi một số trường hợp phụ nữ mang thai hoặc trẻ em gặp vấn đề trong cơ thể không phù hợp để áp dụng mẹo chữa này.
  • Trường hợp người không ăn được lê, bị dị ứng khi ăn lê nên chọn cách chữa khác.
  • Người bị tiêu chảy, đau bụng do lạnh không nên áp dụng, bởi lê có tính hàn nên khả năng gây đau bụng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
  • Mẹo chữa với lê hấp đường phèn trên thực tế chỉ giúp hỗ trợ điều trị, nhất là trường hợp ho khan, ho có đờm. Các bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng.
  • Tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân mà hiệu quả sẽ nhanh hay chậm. Bên cạnh đó, bạn đọc nên lưu ý đây là mẹo chữa dân gian, phù hợp cho trường hợp bệnh nhẹ và hỗ trợ trong điều trị bệnh nặng. Trường hợp bệnh nghiêm trọng nên kết hợp điều trị và thăm khám y tế.

    Một số lưu ý khi sử dụng lê hấp đường phèn trị ho
    Thăm khám y tế khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng nặng nề
  • Kiên trì áp dụng tuy nhiên không nên quá nóng vội, tránh lạm dùng quá nhiều có thể gây phản tác dụng.
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp cơ thể có điều kiện phục hồi tốt hơn. Tránh ăn hoặc uống đồ lạnh trong thời gian trị bệnh ho, viêm họng. Ăn uống nhiều trái cây, rau xanh phù hợp với sức khỏe.
  • Ngủ đúng giờ, luyện tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý giúp sức khỏe mau chóng cải thiện.
  • Nếu áp dụng một thời gian không thấy tình trạng ho thuyên giảm, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị bằng biện pháp phù hợp hơn.

Lê hấp đường phèn trị ho là mẹo chữa dân gian được áp dụng rộng rãi. Không chỉ dễ thực hiện, hương vị thơm ngon, món ăn còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt kết quả điều trị tốt nhất, bạn đọc nên thăm khám để xác định bệnh lý của cơ thể, khi cần thiết nên phối hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Chữa ho cho trẻ sơ sinh

Chữa ho cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Không hiểu rõ nguyên nhân gây nên cơn ho ở trẻ, tìm cách điều trị ho bằng mọi cách, không...

Siro ho cho bà bầu loại nào tốt? Các lưu ý khi dùng

Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các loại thuốc siro ho cho bà bầu với đa dạng...

Ô mai trị ho

Mẹo trị ho bằng ô mai bạn đã thử chưa?

Trị ho bằng ô mai là một trong những phương pháp an toàn, hiệu quả. Trong Đông y, ô mai...

9 Mẹo chữa ho, ho có đờm bằng quả lê cực hiệu nghiệm

Việc điều trị ho thông thường hoặc ho có đờm bằng thuốc Tây là điều cần thiết. Tuy nhiên, dùng...

Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không?

Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, lá ngải cứu thường được dùng trong điều trị những bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *