Trĩ nội độ 2 : Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn là I, II, III, IV trong đó trĩ nội độ II được xem là giai đoạn nhẹ của bệnh trĩ. Nếu ở giai đoạn này, khi được phát hiện và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ dễ dàng được chữa khỏi mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Các phương pháp mà bệnh nhân có thể áp dụng là dùng thuốc tây, chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian…

Thông tin cần biết về bệnh trĩ nội độ 2 và cách điều trị
Thông tin cần biết về bệnh trĩ nội độ 2 và cách điều trị

 

Tổng quan về bệnh trĩ nội độ 2

Tình trạng các tĩnh mạch bị căng phình, gấp khúc sẽ tạo nên các búi trĩ. Hay nói cách khác, búi trĩ được tạo thành từ các đám rối tĩnh mạch. Khác với trĩ ngoại, trĩ nội hình thành ở phía bên trên của đường lược, nằm trong thành của ống hậu môn.Trĩ nội thường sẽ làm xuất hiện các búi trĩ có màu hồng, mềm và không gây đau.

Bệnh trĩ được chia thành 4 giai đoạn, trong đó trĩ nội độ 2 được xem là một cấp độ nhẹ của bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu chủ quan và không chữa trị kịp thời, nó có thể khiến bệnh nặng thêm, việc điều trị cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn. Do đó, hiểu rõ các thông tin về trĩ nội giai đoạn 2 sẽ giúp bạn chủ động trong việc chữa trị và phòng ngừa.

1. Nguyên nhân gây trĩ nội độ 2

Trĩ nội độ 2 thường là tình trạng nặng hơn của trĩ nội độ 1. Do đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng sẽ tương tự như các yếu tố gây bệnh trĩ nói chung. Cụ thể như sau:

  • Ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều thức ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt, ăn ít chất xơ, rau xanh.
  • Ngồi hoặc đứng quá lâu, lười vận động.
  • Uống ít nước lọc nhưng lại dùng quá nhiều các đồ uống có gas, cồn, nước ngọt.
  • Thường chơi game, đọc báo hoặc làm những việc khác khi đi đại tiện.
  • Thường xuyên nhịn đại tiện.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.
  • Các đối tượng thường xuyên phải làm việc quá sức, mang vác nặng.

2. Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 2

Trĩ nội độ 2 gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân
Trĩ nội độ 2 gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân

Nếu bị trĩ nội độ 2, bệnh nhân thường sẽ có các triệu chứng sau đây:

  • Hậu môn có cảm giác ngứa ngáy, đau rát: Đây được xem là biểu hiện thường gặp nhất khi bị trĩ ở những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, với người bị trĩ nội độ 2, cảm giác ngứa ngáy và đau rát sẽ kéo dài lâu hơn. Nó không chỉ xuất hiện khi đi đại tiện mà còn cả những lúc bệnh nhân ngồi xổm hoặc di chuyển.
  • Đại tiện ra máu: Với bệnh trĩ nội độ 1, lượng máu chảy khá ít thì đến giai đoạn 2, máu chảy nhiều hơn. Chính điều này sẽ khiến bệnh nhân ngại đi đại tiện.
  • Đỏ và phồng rộp hậu môn: Ở giai đoạn này, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, hậu môn sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Điều này làm cho hậu môn đỏ ửng và phồng rộp. Dùng tay để sờ sẽ thấy có các bọng nước nhỏ, khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.
  • Búi trĩ bị lòi ra ngoài: Giai đoạn này, các búi trĩ bắt đầu phát triển to ra. Nó có thể bị lòi ra ngoài nhưng có lại có thể thụt lại vị trí ban đầu.

3. Tác hại của bệnh trĩ nội độ 2

Bệnh trĩ nói chung và trĩ nội độ 2 nói riêng đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là có thể nhiều biến chứng cho bệnh nhân. Tác hại mà bệnh có thể gây ra là:

  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân: Một nỗi sợ chung của những người bị trĩ là đi đại tiện hoặc phải mang vác vật nặng. Vì lúc này, các tĩnh mạch dưới hậu môn phải chịu áp lực phía trên dồn xuống, cơn đau sẽ nhiều hơn, bệnh trĩ càng trở nên nặng nề hơn.
  • Tình trạng chảy máu ở hậu môn kéo dài có thể làm bệnh nhân bị thiếu máu. Hệ quả là người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy chóng mặt, da dẻ xanh xao, thậm chí là bị ngất xỉu.
  • Hậu môn bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.
  • Nếu để bệnh diễn tiến trong thời gian dài, bệnh trĩ độ 2 có thể dẫn đến nhiều biến chứng như bị nghẹt búi trĩ, tắc mạch, ung thư trực tràng

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2

Có thể dùng thuốc tây để chữa trĩ nội độ 2
Có thể dùng thuốc tây để chữa trĩ nội độ 2

Trĩ nội độ 2 được cho là ở giai đoạn nhẹ của bệnh trĩ. Do đó, nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể được điều trị một cách dễ dàng. Bệnh nhân có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau để chữa bệnh cho bản thân như dùng thuốc tây, áp dụng các bài thuốc Đông y hoặc dùng mẹo dân gian để chữa bệnh. Cụ thể như sau:

1. Dùng thuốc Tây

Phương pháp này thường chỉ áp dụng cho các đối tượng bị trĩ cấp độ 1, 2. Vì lúc này búi trĩ mới hình thành, nhỏ và chưa gây chảy máu nặng. Thuốc điều trị bệnh trĩ có thể dùng ở nhiều dạng khác nhau như dạng uống, dạng bôi, dạng đặt. Tùy vào từng tình trạng bệnh lý khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng loại thuốc phù hợp.

Các loại thuốc này đều có tác dụng chống viêm, nhuận tràng, chống co thắt đại tràng, tăng tính đàn hồi cho tĩnh mạch hậu môn. Dùng đúng cách các loại thuốc này sẽ khiến các búi trĩ teo dần, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh trĩ nội.

2. Áp dụng các mẹo dân gian trị trĩ nội độ 2

Chữa trĩ nội độ 2 bằng các bài thuốc dân gian cũng sẽ giúp khắc phục bớt các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, vì những bài thuốc này khá an toàn, ít gây tác dụng phụ nên rất phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng. Dưới đây là những bài thuốc mà bạn có thể tham khảo:

+ Bài thuốc từ củ ấu chữa bệnh trĩ nội: 

Củ ấu đem đi gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi phơi khô. Sau đó đem chúng đi tán thành bột mịn rồi bảo quản trong lọ thủy tinh để có thể dùng lâu hơn. Mỗi lần dùng, lấy một lượng bột vừa phải đem đi pha với nước để dùng hàng ngày. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy bài thuốc mang lại tác dụng tốt.

+ Dùng dầu chữa trĩ nội độ 2: 

Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa là phương pháp đơn giản, an toàn
Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa là phương pháp đơn giản, an toàn

Dùng dầu dừa thoa trực tiếp lên búi trĩ hoặc dầu dừa thường xuyên cũng sẽ làm giảm bớt tình trạng ngứa rát, khó chịu do trĩ gây ra.

+ Cách chữa trĩ nội độ 2 từ lá diếp cá: 

Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, lá diếp cá còn có tác dụng tốt trong việc làm giảm các biểu hiện của bệnh trĩ. Đặc biệt là khi dùng nó để điều trị bệnh trĩ nhẹ như mức độ 1, 2. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau: Lấy lá diếp cá mang đi rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ hết vi khuẩn. Sau đó, đem đi giã nát và đắp vào hậu môn. Ngoài ra, có thể ngâm rửa hậu môn bằng nước lá diếp cá. Hiệu quả của cách chữa trị này sẽ được tăng lên.

Thông tin thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng đậu bắp và dầu oliu bạn nên thử

3. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, xây dựng được một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh cũng có tác động rất lớn đối với bệnh trĩ. Không chỉ giúp bệnh mau được chữa lành mà nó còn giúp ngăn chặn bệnh tái phát. Nếu bị trĩ, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng khác.
  • Tránh dùng các chất kích thích, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm được chế biến sẵn.
  • Uống nhiều nước, tốt nhất là dùng mỗi ngày từ 2 lít nước trở lên.
  • Luôn luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ. Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Thường xuyên vận dộng, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Nếu thấy cơ thể có biểu hiện không bình thường, hãy đi khám và điều trị ngay.

Trên đây là những thông tin cần biết và cách chữa trĩ nội độ 2. Vì bệnh trĩ nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Do đó, phát hiện và chữa bệnh sớm sẽ giúp bệnh nhân tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng có thể làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ cho bệnh nhân

Cây lá bỏng và công dụng chữa bệnh trĩ ít ai ngờ đến

Ngoài việc dùng thuốc tây, chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng cũng mang lại tác dụng tốt trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, nó còn...

Hướng dẫn chữa bệnh trĩ bằng nghệ theo cách người xưa

Với tác dụng kháng viêm và giảm đau, nghệ được dân gian sử dụng để chữa bệnh trĩ và một...

Top 7 địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội

Việc chọn cơ sở khám - chữa bệnh trĩ uy tín, chất lượng sẽ đảm bảo tính hiệu quả và...

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên chọn ăn các loại thực phẩm nhuận tràng, giảm táo bón và giàu chất sắt.

Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn và kiêng gì mau khỏi ?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc ống hậu môn xuất hiện ổ viêm loét. Để bệnh mau...

NS Bình Xuyên chia sẻ lại quá trình chữa khỏi bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Hành trình chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc của NS Bình Xuyên

Sau 4 năm chữa trị dai dẳng nhưng không thể khỏi được căn bệnh trĩ nội độ 2, NS Bình...

Cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc (tại nhà + thuốc)

Các cách làm giảm sưng đau búi trĩ tại nhà như thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ ăn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *