Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Có cần trị?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 được xác định là cấp độ nhẹ nhất và là giai đoạn ít gây nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng nhiều biện pháp khác nhau như sử dụng thuốc uống, dùng thuốc bôi, sử dụng thảo dược thiên nhiên, thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống… Tuy nhiên dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại thường không rõ ràng. Từ đó khiến bệnh nhân chủ quan và chậm trễ trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là bệnh gì?

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là bệnh về hậu môn trực tràng xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là phụ nữ mang thai, thừa cân béo phì, người lười vận động. Trái ngược với bệnh trĩ ngoại độ 4, bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất và là giai đoạn ít gây nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Có cần trị?
Tìm hiểu bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Có cần trị? Dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa

Trĩ ngoại độ 1 nói riêng và bệnh trĩ nói chung thể hiện rõ nét cho sự giãn nở quá mức và phình to của những đám rối tĩnh mạch ngay tại vùng hậu môn và trực tràng. Trong khi đó, tình trạng giãn nở tĩnh mạch xuất hiện do hậu môn và trực tràng chịu áp lực lâu ngày từ nhiều yếu tố khác nhau. Đồng thời làm phát sinh cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu và có thể gây viêm nhiễm ở nhiều trường hợp không thận trọng trong quá trình chăm sóc.

Không giống với bệnh trĩ nội, búi trĩ ngoại nằm bên ngoài đường lược, ngoài rìa hậu môn, ngược lại búi trĩ nội nằm bên trong ống hậu môn. Bên cạnh đó, do nằm phía ngoài nên búi trĩ ngoại cũng được phát hiện sớm hơn so với trĩ nội. Thông thường búi trĩ ngoại sẽ được phát hiện ngay sau khi chúng hình thành., triệu chứng ngứa và đau rát cũng rõ nét hơn.

Tùy thuộc vào kích thước búi trĩ, thời gian phát bệnh và mức độ nghiêm trọng, bệnh trĩ ngoại được chia thành 4 cấp độ, gồm cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4. Trong đó bệnh trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất, búi trĩ xuất hiện với kích thước rất nhỏ, chưa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và triệu chứng chưa rõ rệt.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Có cần trị?

Mặc dù bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất của trĩ ngoại nhưng việc chăm sóc và điều trị vẫn phải tiến hành vì bệnh không thể tự khỏi. Ngoài ra nếu chủ quan, không sớm điều trị, bệnh trĩ sẽ nhanh chóng tiến triển sang những cấp độ nặng hơn. Khi đó kích thước búi trĩ sẽ gia tăng, các triệu chứng nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.

Bên cạnh đó, việc bệnh trĩ ngoại tiến triển sang những giai đoạn nặng hơn còn làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đời sống và hoạt động sinh hoạt của người bệnh.

Chính vì thế, ngay cả khi bị trĩ ngoại độ 1, người bệnh vẫn nên đến bệnh viện, thực hiện các kỹ thuật thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phát đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng đậu bắp và dầu oliu bạn nên thử

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 1

Đối với bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, những triệu chứng thường không rõ ràng so với các cấp độ khác. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ cơ thể, người bệnh vẫn có thể nhận biết bệnh lý thông qua những dấu hiệu cơ bản sau:

  • Ngay tại vùng hậu môn xuất hiện cảm ngứa ngáy và khó chịu không rõ nguyên nhân
  • Hậu môn sưng phồng và có biểu hiện nóng rát. Người bệnh có thể dùng tay chạm và cảm nhận kích thước cũng như sự xuất hiện của búi trĩ. Nếu không kịp thời kiểm soát, kích thước búi trĩ sẽ gia tăng
  • Khi quan sát kỹ sẽ nhìn thấy búi trĩ có màu sẫm hoặc có màu hồng nhạt
  • Kích thước búi trĩ nhỏ, bằng một hạt đỗ xanh, khi dùng tay sờ sẽ thấy búi trĩ mềm tương tự như một cục thịt thừa
  • Ở một số trường hợp, người bệnh có thể nhìn thấy nhiều búi trĩ xuất hiện đồng thời ở rìa hậu môn
  • Sau khi đi đại tiện nhìn thấy một lượng máu nhỏ dính trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân
  • Có cảm giác ẩm ướt, khó chịu ở hậu môn
  • Khó đi đại tiện hơn so với thông thường
  • Không thể ngồi lâu được do búi trĩ có thể gây đau.

Để chẩn đoán chính xác bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi các triệu chứng xuất hiện.

Ngay tại vùng hậu môn xuất hiện cảm ngứa ngáy và khó chịu không rõ nguyên nhân
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 1 gồm cảm ngứa ngáy và khó chịu tại vùng hậu môn, búi trĩ có màu sẫm hoặc có màu hồng nhạt…

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 xuất hiện do đâu?

Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh bệnh trĩ ngoại độ 1. Cụ thể:

  • Có chế độ ăn uống thiếu khoa học, cụ thể thường xuyên ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia, uống ít nước, chế độ ăn uống thiếu chất xơ…
  • Bị táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính.
  • Có thói quen đi đại tiện lâu, thường xuyên nhịn đi đại tiện, căng thẳng và rặn nhiều khi đi đại tiện.
  • Ngồi lâu hoặc đúng một chỗ quá lâu, lười vận động.
  • Làm những công việc nặng nhọc, thường xuyên mang vác vật nặng.
  • Khí huyết không lưu thông, bị ứ huyết tại vùng hậu môn dẫn đến huyết quản phồng to và gây trĩ.
  • Tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng chịu nhiều áp lực do cân nặng của thai nhi hoặc thừa cân béo phì. Ngoài ra ở phụ nữ mang thai, bệnh trĩ ngoại còn xuất hiện do sự phì đại bất thường của tuyến tiền liệt hoặc do áp lực ổ bụng tăng cao.
  • Quan hệ tình dục ở hậu môn kèm theo viêm nhiễm do không vệ sinh trước.
  • Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 nói riêng và bệnh trĩ ngoại nói chung hình thành do van tĩnh mạch không có ở tĩnh mạch nằm trên trực tràng, huyết quản di chuyển thông qua những cơ xung quanh trực tràng và hậu môn. Những mô cơ tồn tại dưới niêm mạc trực tràng có dấu hiệu bị suy yếu sẽ kéo theo tình trạng suy yếu lực cản xung quanh huyết quản.

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Đa số những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 đều chủ quan không điều trị bệnh do có suy nghĩ cấp độ 1 của trĩ không phải là giai đoạn nghiêm trọng và không có khả năng làm phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu nếu không sớm được khắc phục sẽ nhanh chóng chuyển sang bệnh trĩ ngoại cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4. Đồng thời làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra những vấn đề dưới đây có thể phát sinh khi người bệnh mắc bệnh trĩ ngoại độ 1. Cụ thể:

  • Thiếu máu do thường xuyên đi đại tiện ra máu. Tuy nhiên trường hợp này không phổ biến do ở cấp độ 1 máu chỉ tiết ra với một lượng nhỏ.
  • Thường xuyên có cảm giác đau rát, khó chịu khi đi đại tiện, khó đại tiện hơn so với thông thường khiến người bệnh phải rặn mạnh, phân cọ xát vào ống hậu môn và búi trĩ gây tổn thương, trầy xước và gây đau nhức.
  • Người bệnh luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu tại vùng hậu môn khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu và mệt mỏi.
  • Cơn đau có thể phát sinh và gây khó chịu ngay cả khi ngồi và đi đứng.
  • Làm ảnh hưởng đến hoạt động tình dục của vợ chồng. Cụ thể bệnh trĩ gây đau rát mỗi khi tham gia vào hoạt động sinh hoạt tình dục, mất đi khoái cảm, suy giảm ham muốn tình dục.

Tham khảo thêm: Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi có tốt như lời đồn?

Biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Thông thường để kiểm tra và chẩn đoán xác định bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khám hậu môn trực tràng và thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh khi cần thiết. Ngoài ra bác sĩ chuyên khoa có thể thu thập thêm thông tin về triệu chứng lâm sàng để góp phần xác định chính xác các cấp độ của bệnh trĩ ngoại.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Vì là giai đoạn khởi nguồn nên bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 thường không gây biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát triệu chứng và khắc phục bệnh trĩ bằng nhiều phương pháp đơn giản nếu kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Thông thường để điều trị giai đoạn đầu của bệnh trĩ, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân xây dựng thói quen sinh hoạt phù hợp, ăn uống khoa học kết hợp sử dụng thuốc điều trị và dùng thảo dược thiên nhiên.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Thông thường, ngay sau khi chẩn đoán xác định bệnh nhân bị trĩ ngoại cấp độ 1, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc phù hợp với tình trạng, mức độ nghiêm trọng, kích thước búi trĩ và khả năng đáp ứng của bệnh nhân ở hiện tại. Đối với bệnh trĩ, những loại thuốc được sử dụng chủ yếu có tác dụng làm co búi trĩ, kháng viêm, làm teo búi trĩ, giảm đau và kiểm soát các triệu chứng đi kèm.

Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1
Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, khắc phục triệu chứng và phòng ngừa viêm nhiễm

Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ ngoại độ 1 gồm:

  • Thuốc chống táo bón: Thuốc chống táo bón được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ nhằm mục đích nhuận tràng, điều hòa và lưu thông ruột, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng phân khô cứng, chống táo bón và hạn chế tổn thương hậu môn.
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Thuốc chống nhiễm khuẩn được sử dụng cho những trường hợp có dấu hiệu nhiễm khuẩn hậu môn hoặc dự phòng nhiễm khuẩn. Đối với những trường hợp bị trĩ, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh sử dụng những loại thuốc chứa thành phần Cephalosporin hoặc Penicillin.
  • Thuốc chống ngứa: Bệnh trĩ ngoại độ 1 thường khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Để cải thiện triệu chứng, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống ngứa ở dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ. Oxide và Hydrocortisone là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất.
  • Thuốc đặt hậu môn: Thuốc đặt hậu môn có thể được chỉ định cho một vài trường hợp cần thiết. Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm và chống ngứa tại chỗ. Đồng thời giúp làm tăng độ bền cho thành mạch và đẩy nhanh tiến độ phục hồi bệnh trĩ. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc đặt hậu môn, chỉ nên dùng loại thuốc này khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.
  • Vitamin P (Rutin): Việc bổ sung vitamin P đúng cách và đúng liều sẽ giúp người bệnh bảo vệ thành mạch trĩ, giúp thành mạch co giãn tốt hơn và giúp phòng ngừa sự gia tăng kích thước của búi trĩ.
  • Thuốc giảm đau: Tương tự như thuốc chống ngứa, thuốc giảm đau được sử dụng khi búi trĩ làm phát sinh cơn đau dai dẳng, làm ảnh hưởng đến hoạt động ngồi, đi lại và nhiều vấn đề khác. Ibuprofen, Acetaminophen là những loại thuốc giảm đau thường được sử dụng.
  • Thuốc chống trương thành mạch: Thuốc chống trương thành mạch được sử dụng với mục đích làm co thắt đại tràng, hỗ trợ sự co lại của tĩnh mạch trĩ. Từ đó giúp làm tiêu búi trĩ hiệu quả.

Lưu ý an toàn: 

  • Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng với sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng, dùng thuốc sa liều hoặc sử dụng thuốc kéo dài hơn so với quy định. Bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

2. Điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 bằng thảo dược thiên nhiên

Để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại độ 1 và ngăn ngừa sự gia tăng kích thước của búi trĩ, người bệnh có thể cân nhắc về việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên như sử dụng nha đam, rau diếp cá, lá trầu không… Thực tế cho thấy những loại thảo dược này chứa các thành phần có khả năng làm xoa dịu các triệu chứng và kiểm soát bệnh trĩ.

Cách sử dụng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Một số hoạt chất quan trọng như Isoquercetin và Quercetin đã được tìm thấy trong rau diếp cá. Cả hai hoạt chất này đều có khả năng làm bền và làm chắc thành mạch ở vùng hậu môn và trực tràng. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng gia tăng kích thước búi trĩ.

Ngoài ra trong tinh dầu của rau diếp cá còn chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, có khả năng chống viêm và sát khuẩn hiệu quả. Đồng thời giúp giảm đau và giảm tình trạng ngứa rát. Vì thế việc thường xuyên sử dụng rau diếp cá sẽ giúp người bệnh phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm hậu môn, giảm đau, giảm ngứa rát và kiểm soát sự tiến triển của bệnh trĩ.

Thực hiện cách 1: Uống nước ép rau diếp cá

  • Ngâm và rửa sạch 200 gram rau diếp cá tươi
  • Cho thảo dược vào máy xay và thực hiện xay nhuyễn
  • Dùng rây lọc lấy nước uống
  • Để tăng hương vị của nước ép rau diếp cá, người bệnh có thể thêm 1 ít đường
  • Uống nước ép rau diếp cá mỗi ngày 1 lần để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại.

Thực hiện cách 2: Đắp rau diếp cá vào hậu môn

  • Sử dụng 100 gram rau diếp cá tươi đã ngâm và rửa sạch
  • Cho thảo dược vào cối và tiến hành giã nát
  • Vệ sinh búi trĩ sạch sẽ, đắp trực tiếp rau diếp cá lên vùng hậu môn và búi trĩ
  • Dùng khăn hoặc dùng băng gạc để cố định thuốc
  • Để thuốc qua đêm, rửa lại vùng hậu môn vào buổi sáng hôm sau
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, kiên trì áp dụng cho đến khi bệnh trĩ ngoại được kiểm soát.
Cách sử dụng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1
Cách sử dụng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ chảy máu – Cách xử lý và điều trị

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại độ 1 bằng lá trầu không

Các hoạt chất được tìm thấy trong lá trầu không đã được xác định là có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, hạn chế hoạt động xâm nhập và phát triển của nhiều chủng vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn E.coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…

Bên cạnh đó các dưỡng chất trong tinh dầu lá trầu không còn có tác dụng làm tăng sự đàn hồi và độ bền của mao mạch, giúp phục hồi vết loét hậu môn.

Thực hiện cách 1: Đắp lá trầu không với muối

  • Sử dụng 20 lá trầu không tươi, dùng nước muối để ngâm và rửa nguyên liệu
  • Nấu lá trầu không cùng 2 lít nước trong 10 phút
  • Tắt bếp, thêm vào thau nước lá trầu không một ít muối, khuấy cho tan
  • Sử dụng nước này để xông hậu môn
  • Sau khi nước lá trầu không nguội thì tận dụng để ngâm và rửa hậu môn
  • Thực hiện từ 5 – 6 lần/ tuần.

Thực hiện cách 2: Kết hợp lá trầu không và hạt gấc

  • Rửa sạch lá trầu không, lấy hạt gấc đập dập
  • Cho cả hai nguyên liệu vào nồi nước sôi, đun sôi thêm 10 phút
  • Tắt bếp và tiến hành xông hậu môn
  • Khi nước thuốc nguội bớt thì dùng nước này để ngâm và rửa hậu môn
  • Kết hợp lá trầu không và hạt gấc trị bệnh trĩ ngoại mỗi ngày 1 lần.

Cách dùng nha đam kiểm soát bệnh trĩ ngoại độ 1 và các triệu chứng

Trong nha đam chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi, bao gồm các loại vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất, nước, glycoprotein, polysacarit, anthraquinone và nhiều hoạt chất có lợi khác. Những thành phần này có tác dụng làm bền thành mạch, cấp ẩm, chống khô và căng da hậu môn.

Ngoài ra hoạt chất glycoprotein khi được sử dụng sẽ phát huy tác dụng giảm viêm và giảm đau. Hoạt chất polysacarit có khả năng gia tăng tốc độ phục hồi da. Hoạt chất anthraquinone có tác dụng kích thích nhu động ruột, nhuận tràng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, chống táo bón và kiểm soát bệnh trĩ.

Thực hiện cách 1: Bôi gel nha đam trị trĩ ngoại

  • Rửa sạch 1 lá nha đam và loại bỏ phần vỏ ngoài, dùng muỗng nạo lấy phần thịt và phần gel bên trong
  • Dùng gel nha đam bôi trực tiếp vào hậu môn sau khi đã vệ sinh khu vực này sạch sẽ
  • Đợi đến khi gel nha đam khô tự nhiên thì mặc quần vào
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Thực hiện cách 2: Ăn nha đam

  • Rửa sạch 3 – 4 lá nha đam và loại bỏ phần vỏ ngoài, lấy phần thịt nha đam bên trong và cắt thành hạt lựu
  • Nấu nha đam cùng với đường phèn, lá dứa và nước
  • Bảo quản trong tủ lạnh, uống nước và ăn nha đam hàng ngày.
Cách dùng nha đam kiểm soát bệnh trĩ ngoại độ 1 và các triệu chứng
Cách dùng nha đam kiểm soát bệnh trĩ ngoại độ 1 và các triệu chứng

3. Thay đổi lối sống kiểm soát bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Đối với những bệnh nhân bị trĩ, việc thay đổi chế độ sinh hoạt và thực đơn dinh dưỡng và điều vô cùng cần thiết. Bởi điều này có thể góp phần điều trị bệnh trĩ hiệu quả, kiểm soát triệu chứng và ngăn bệnh trĩ tiến triển theo chiều hướng xấu.

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể bằng cách dung nạp nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây tươi…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường quá trình chuyển hóa chất xơ, thanh lọc, giảm chứng táo bón và đẩy nhanh quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
  • Tránh dung nạp những loại thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia…

Chế độ vận động và sinh hoạt

  • Tăng cường vận động, thường xuyên chơi những môn tể thao có cường độ nhẹ như bơi lội, đi bộ… Không nên chơi những môn thể thao có cường độ mạnh như điền kinh, gym…
  • Nên xây dựng thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào 1 giờ nhất định. Thói quen này sẽ giúp bạn tăng cường các hoạt động của hệ tiêu hóa, phòng ngừa hiệu quả căn bệnh táo bón.
  • Nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ ngay sau khi đi đại tiện.
  • Tránh mang vác vật nặng, không làm việc gắng sức, tránh căng thẳng, stress kéo dài.

Tham khảo thêm: Bệnh Trĩ Theo Y Học Cổ Truyền: Căn Nguyên Và Cách Chữa

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Để phòng ngừa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 người bệnh cần lưu ý áp dụng những biện pháp đơn giản được liệt kê dưới đây:

  • Không nhịn đi đại tiện khi có nhu cần, nên tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày.
  • Không đứng và không ngồi lâu một chỗ, nên thường xuyên đi lại và vận động.
  • Tránh đi vệ sinh lâu, không rặn mạnh khi đi đại tiện.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Không nên mang vác vật nặng.
  • Giảm cân khi mắc chứng thừa cân béo phì.
  • Nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ như táo, bơ, bột yến mạch, quả lê, dâu tây, mâm xôi, chuối, các loại đậu, hạt chia, hạn nhân, cà rốt, bông cải xanh, củ cải đường, nấm, khoai tây, khoai lang… để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột, phòng ngừa và trị táo bón, trĩ.
  • Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể chất và luyện tập thể dục thể thao để phòng ngừa và kiểm soát bệnh trĩ.
Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ
Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ ngoại

Như vậy, bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần được kiểm soát bằng nhiều phương pháp để phòng ngừa bệnh chuyển sang những cấp độ nghiêm trọng hơn. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân không nhất thiết phải phẫu thuật. Thay vào đó người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc đặt thuốc uống, các loại thảo dược thiên nhiên kết hợp với lối sống lành mạnh và khoa học.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không, liệu có nặng hơn?

Bệnh trĩ sau khi sinh dần trở thành nỗi ám ảnh lớn không chỉ riêng bà mẹ bỉm sữa mà...

Tại sao cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ? Có cần mổ tiếp?

Không phải tất cả trường hợp phẫu thuật điều trị trĩ đều an toàn và đạt hiệu quả chữa trị...

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô

Chữa bệnh trĩ bằng lá tía tô là phương pháp điều trị bằng thảo được không qua phẫu thuật được...

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Bài thuốc chữa bệnh trĩ được giới nghệ sĩ tin tưởng

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc chữa bệnh trĩ của Thuốc dân tộc, được nghiên cứu và bào...

Bài thuốc chữa trĩ của người H'mông nổi tiếng khắp tứ phương

Bí ẩn cội nguồn bài thuốc chữa khỏi bệnh trĩ của người H’Mông – Sự mách bảo của thần linh (Kỳ 1)

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được biết đến là đơn vị nghiên cứu thuốc Đông...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *