Rau má và công dụng chữa bệnh trĩ có thể bạn chưa biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khá phổ biến, đôi khi người bệnh sẽ bắt gặp các triệu chứng gây ngứa, đau, chảy máu nhưng đôi khi lại không có bất cứ một triệu chứng rõ ràng nào. Do đó, người bệnh không được chủ quan với sức khỏe của mình, nếu phát hiện ra bệnh, cần có phương pháp điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh chuyển hướng nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một trong những phương thuốc được dân gian truyền miệng chữa trị bệnh trĩ bằng rau má. Vậy rau má có thực sự công dụng như dân gian đã nói?

Rau má chữa bệnh trĩ
Rau má là một trong những phương thuốc chữa bệnh trĩ vừa hiệu quả vừa an toàn

Thực hư về việc dùng rau má chữa bệnh trĩ

Rau má là một trong những loại rau khá phổ biến, thường được trồng hoặc mọc dại ở những nơi ẩm ướt, ven sông. Không có để tìm gặp hoặc tìm mua rau má tại quanh nhà bạn hoặc các sạp rau ngoài chợ. Rau má còn được gọi là tích tuyết thảo, lôi công thảo, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Lá có hình thận, hơi tròn, màu xanh và có cuống dài khoảng 5 – 20cm, phần đỉnh lá tròn.

Loại lá này được xem là một thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như: các loại vitamin (B1, B2, B2, C và K), Iron, Saccharids, Calcium, Manganese, Sterols, Beta caroten, Potassium, Alakaloids, Flavonols, Phosphorus, muối khoáng,… Trong Y học cổ truyền, rau má có vị cay, đắng, tính hàn, ngoài công dụng chữa bệnh trĩ, loại rau này được sử dụng để giải khát, giải nhiệt cơ thể, kháng khuẩn, tiêu viêm, trị loét, hạ huyết áp, hạ sốt.

Rau má được xem là một dược liệu chữa bệnh trĩ vừa hiệu quả, vừa an toàn, cách thực hiện lại đơn giản, giúp làm dịu các cơn đau, tiêu viêm, sát khuẩn. Người bệnh không cần quá lo lắng về tác dụng phụ gây ra. Đối với loại dược liệu này cần người bệnh phải kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian dài, không được thực hiện nửa vời, như vậy công dụng của loại lá này sẽ không được phát huy hoàn toàn.

Tham khảo thêm: 13 Cách Trị Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng

rau má chữa bệnh trĩ
Đừng để bệnh trĩ khiến bạn phải mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau vùng hậu môn

Hướng dẫn 5 cách dùng rau má chữa bệnh trĩ hiệu quả

Các phương thuốc từ rau má hầu như đều rất dễ làm, dễ thực hiện tại nhà, không quá khó khăn và vất vả để tìm kiếm và chuẩn bị các nguyên vật liệu. Chữa trĩ bằng rau má vừa đơn giản vừa mang lại kết quả điều trị như mong muốn.

Để điều trị trĩ được tốt hơn, người bệnh cần tìm chọn những loại rau má non, xanh, tươi, không bị úng vàng, sâu đục, đảm bảo không mất đi chất dinh dưỡng nào. Rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn trước khi sử dụng.

Bạn đọc có thể lựa chọn và áp dụng một trong những công thức dưới đây để điều trị bệnh trĩ cho chính mình hoặc cho những ai đang mắc phải:

1. Nước cốt rau má

Một ly nước cốt rau má xay nhuyễn đã quá quen thuộc với đa số mọi người, thêm một ít nước đá cùng với một chút đường, sử dụng để giải khát mùa hè thì thật tuyệt, vừa giúp giải khát vừa thanh nhiệt cơ thể. Cách chế biến lấy nước cốt rau má để chữa bệnh trĩ cũng tương tự, chỉ khác một ít vài bước, bạn đọc có thể xem công thức thực hiện dưới đây.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá rau má đem rửa sạch bằng nước để loại bỏ tạp chất, đất cát rồi để ráo nước.
  • Đem một nắm lá rau má cùng với một ít nước lọc cho vào máy xay để xay nhuyễn.
  • Chắt lọc lấy phần nước cốt không lấy phần bã.
  • Uống mỗi ngày một ít để điều trị bệnh trĩ, nếu cảm thấy khó uống hay uống chưa quen người bệnh có thể vài hạt muối hoặc một ít đường cho dễ dùng.
  • Người bệnh cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài cho đến khi bệnh tình khỏi hẳn.

2. Đắp rau má lên hậu môn

Đắp rau má trực tiếp lên vùng hậu môn bị đau giúp làm mềm các mô, kháng khuẩn nhanh, xoa dịu các cơn đau hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá rau má tươi, xanh đã được làm sạch đem giã nát hoặc xay nhuyễn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm rồi lau thấm nước bằng khăn bông mềm.
  • Đem phần rau má đã xay được đắp lên vùng hậu môn.
  • Thực hiện mỗi ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và rửa lại bằng nước sau ngày hôm sau.
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện đến khi bệnh tình đỡ dần và dứt hẳn.

Gợi ý: Thực Đơn Hàng Ngày Cho Người Bệnh Trĩ – Bổ Và Ngon

3. Dùng rau má uống thay thế nước trà

Cách thực hiện:

  • Sử dụng lá rau má tươi, non đã được làm sạch rồi đem phơi hoặc sấy khô, cất trữ trong bọc kín để sử dụng cho nhiều lần sau.
  • Mỗi lần sử dụng một nắm, rửa qua nước để loại bỏ bụi bẩn, nhặt bỏ tạp chất rồi đem nấu cùng với một lượng nước vừa đủ.
  • Dùng khi nước đã nguội hẳn hoặc dùng nóng nếu bạn thích.
  • Sử dụng nước này để thay thế nước lọc và dùng để uống mỗi ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá rau má còn tươi, vò nát rồi đem hãm với nước để uống mỗi ngày.

Nước rau má chữa bệnh trĩ
Dùng nước rau má để thay thế nước lọc hằng ngày để điều trị bệnh trĩ

4. Các món ăn từ rau má

Khi nhắc đến canh rau má, có lẽ không quá xa lạ với các gia đình nhưng không phải ai cũng đều biết canh rau ấy lại có công dụng điều trị trĩ. Người bệnh có thể áp dụng công thức dưới đây để nấu canh rau má để dùng cùng với gia đình của mình.

Cách thực hiện:

  • Nhặt bỏ phần già của cuống lá, lá úng, lá héo rồi rửa lại bằng nước sạch, vớt để ráo.
  • Lựa chọn những phần thịt nạc tươi để nấu cùng, có thể thay thế bằng tôm hoặc thịt ba chỉ tùy theo sở thích của mỗi cá nhân. Đem rửa sạch, thái thành từng lát nhỏ rồi ướp cùng với một ít nước mắm và đường.
  • Bắt lên bếp một nồi nước, nước sôi, bạn nên cho thịt nạc (tôm) vào trước khi cho lá rau má vào, bởi lá rau má rất dễ chín, nếu nấu quá lâu có thể mất chất, hạ lửa liu riu.
  • Nêm nếm gia vị theo sở thích cá nhân, lưu ý không nêm quá cay, thêm một ít lành lá để tăng hương vị món ăn.
  • Dùng khi canh còn nóng, có thể dùng để ăn cùng với cơm trắng nóng.

Người bệnh không được sử dụng thức ăn đã qua ngày, canh rau má rất dễ bị thiu, có thể có chứa các men, vi khuẩn gây hại mà mắt thường không thể thấy được, gây đau bụng, tiêu chảy, khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng.

5. Xông hậu môn bằng nước rau má

Ngoài việc sử dụng rau má để uống hoặc để nấu thành các món ăn để trị trĩ, người bệnh có thể sử dụng để xông và hậu môn có hiệu quả không thua kém gì, vừa tác động trực tiếp đến các vùng bị viêm, vừa có tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của nấm.

Cách thực hiện:

  • Đem một nắm rau má rửa sạch bằng nước để loại bớt một số thành phần không cần thiết, có thể thay thế rau má tươi bằng rau má khô đều được.
  • Cho một nắm rau má vào nồi nước rồi bắt bếp đun sôi.
  • Khi nước đủ sôi, tắt bếp và đổ nước ra thau lớn.
  • Chờ nước nguội bớt, người bệnh ngồi lên để xông vùng hậu môn, xông đến khi nước nguội hẳn thì thôi, lấy nước xông đó để rửa hậu môn.
  • Dùng khăn bông thấm nước để lau ráo nước.
  • Sử dụng ngày cách ngày, áp dụng đến khi bệnh tình đỡ dần và khỏi hẳn.

Xem thêm: 4 Bài thuốc xông hơi chữa bệnh trĩ cực rẻ tiền, hiệu quả cao

Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng rau má

Rau lá một một loại rau tự nhiên, lành tính, không chỉ được biết đến là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn được biết đến là một loại dược liệu chữa bệnh, đặc biệt là chữa bệnh trĩ vừa hiệu quả vừa an toàn. Việc sử dụng loại rau này để điều trị bệnh trĩ đúng cách cũng cần phải quan tâm, sử dụng không đúng cách không chỉ phản tác dụng mà khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là một số điểm cần chú ý khi sử dụng loại rau này để điều trị bệnh trĩ:

– Rau má là thực vật tự nhiên lành tính, tuy nhiên loại rau này được khuyên không được sử dụng quá nhiều, một người khỏe mạnh trung bình mỗi ngày chỉ được sử dụng 40 gram và không được sử dụng vượt mức, việc lạm dụng ấy có thể gây hại đến sức khỏe.

– Cần làm sạch rau má bằng nước hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn trước khi sử dụng.

– Chống chỉ định sử dụng các phương thuốc từ rau má để điều trị bệnh trĩ cho các đối tượng sau, nếu có nhu cầu sử dụng, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng, tránh gặp phải các triệu chứng của tác dụng phụ không mong muốn:

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai
  • Tiền sử tổn thương da
  • Ung thư
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh gan
  • Đang sử dụng thuốc đặc hiệu

Bài viết đã xoay quanh vấn đề “Rau má và công dụng chữa bệnh trĩ”, tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Phương thuốc chữa bệnh trĩ từ rau má của dân gian chỉ là phương thuốc hỗ trợ quá trình điều trị. Vì vậy, người bệnh cần được thăm khám để theo dõi mức độ bệnh tình trước khi đưa ra phương pháp điều trị nào.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tìm hiểu về bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách điều trị

Bệnh trĩ giai đoạn đầu: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ giai đoạn đầu thường có các biểu hiện như ngứa quanh hậu môn, vùng hậu môn có cảm...

Thuốc ngâm trĩ là gì? Tác dụng ra sao?

Thuốc ngâm trĩ có tác dụng gì, loại nào tốt và cách dùng?

Thuốc ngâm trĩ được sử dụng để làm sạch và điều trị một số triệu chứng của bệnh trĩ. Trên...

5 cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam và lưu ý khi dùng

Với ưu điểm dễ thực hiện và ít gây tác dụng phụ, các cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam...

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ giúp mau lành

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ cùng quan trọng và cần phải thực hiện. Bởi việc áp...

Bệnh trĩ sau sinh là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ

Bệnh trĩ chảy máu – Cách xử lý và điều trị

Bệnh trĩ chảy máu thường xuất hiện khi búi trĩ bị tổn thương, vỡ hoặc bị kích thích. Tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *