Nguyên nhân mất ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chế độ ăn uống không lành mạnh, thói quen sinh hoạt, căng thẳng, áp lực từ công việc – việc học, ảnh hưởng từ bệnh lý… có thể gây ra tình trạng mất ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, tình trạng này xuất hiện ở thanh niên thường không nghiêm trọng, có mức độ nhẹ, có thể nhanh chóng thuyên giảm sau khi bệnh nhân xây dựng lối sống khoa học và loại trừ tốt những tác nhân gây kích thích.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng mất ngủ ở thanh niên

Mất ngủ (Insomnia) là bệnh lý xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi và những người có độ tuổi trung niên. Tuy nhiên thực tế cho thấy bệnh lý này cũng có thể xảy ra và tiến triển ở những người trẻ tuổi, thanh niên do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân mất ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi
Tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi, dấu hiệu nhận biết và các phương pháp cải thiện

Những biểu hiện của bệnh mất ngủ khá đa dạng và thường không đồng nhất. Biểu hiện phát sinh phục thuộc vào thể trạng, nguyên nhân, chế độ sinh hoạt và ăn uống của từng trường hợp cụ thể.

Bệnh mất ngủ sẽ được xác định khi người bệnh thường xuyên ngủ chập chờn hoặc tình trạng khó ngủ, thường xuyên thức dậy lúc nửa, ngủ không sâu giấc… xuất hiện trên 3 đêm / tuần, đồng thời kéo dài liên tục trong 3 tháng.

Tình trạng mất ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi được nhận biết thông qua một số biểu hiện cơ bản sau:

  • Nằm trằn trọc không ngủ được, khó đi vào giấc ngủ
  • Ngủ chập chờn, giấc ngủ đến muộn, ngủ không sâu giấc
  • Thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm và hay nằm mơ
  • Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ sau khi thức dậy, đau đầu
  • Thức giấc lúc nửa đêm nhưng khó khăn hoặc không thể ngủ lại được
  • Có cảm giác buồn ngủ nghiêm trọng nhưng không ngủ được hoặc khó ngủ
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, xanh xao và thiếu sức khỏe.

Tham khảo thêm: Thuốc bổ thần kinh giúp ngủ ngon là gì? Loại nào tốt?

Nguyên nhân gây mất ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi

Rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ là hệ quả thường xuyên xuất hiện khi hệ thần kinh bị tác động và bị kích thích quá mức. Đối với những người có độ tuổi trung niên, người cao tuổi, bệnh mất ngủ thường xuất hiện do kích thích tâm lý quá mức, thiếu máu lên não, do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc một số bệnh lý nội khoa khác.

Tuy nhiên đối với thanh niên và những người trẻ tuổi, áp lực từ học tập – công việc và thói quen sinh hoạt là những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ xuất hiện

Bệnh mất ngủ ở thanh niên thường xuất hiện do những nguyên nhân sau:

1. Duy trì thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Kết quả thống kê cho thấy, người trẻ thường không duy trì lối sống lành mạnh và khoa học. Một số thói quen sinh hoạt xấu gồm hút thuốc lá, sử dụng thiết bị điện tử (điện thoại, laptop) trước khi đi ngủ, dùng chất kích thích, thường xuyên thức khuya… sẽ khiến não bộ bị kích thích và căng thẳng. Đồng thời tác động và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.

Việc duy trì những thói thói quen sinh hoạt không lành mạnh sẽ khiến quá trình sản sinh hormone melatonin (một loại hormone tạo ra cảm giác buồn ngủ) của tuyến tùng bị gián đoạn và nhanh chóng phát sinh chứng mất ngủ mãn tính.

Ngoài ra những thói quen sinh hoạt không lành mạnh và thiếu khoa học còn khiến sức khỏe tổng thể của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời phát sinh ra nhiều tác động tiêu cực đối với hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Duy trì thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Duy trì thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây khó ngủ và làm giảm chất lượng giấc ngủ

2. Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Những người trẻ tuổi thường lạm dụng nhiều rượu bia, có thói quen ăn khuya, ăn quá no, dùng thức uống chứa caffeine, thức ăn chứa nhiều gia vị, thực phẩm chế biến sẵn, ăn những món ăn nhiều dầu mỡ và muối đường.

Những thói quen ăn uống nêu trên không chỉ tạo áp lực khiến hoạt động của hệ tiêu hóa gặp vấn đề mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh chứng mất ngủ.

Theo các chuyên gia, việc duy trì thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học sẽ khiến những cơ quan tiêu hóa làm việc liên tục vào ban đêm. Từ đó gây ra tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn.

Ngoài nếu thường xuyên ăn uống thiếu khoa học, bạn sẽ có nguy cơ cao đối mặt với chứng trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, chướng bụng, đau vùng thượng vị. Những tình trạng này cũng khiến bệnh nhân khó ngủ, dễ tỉnh giấc vào ban đêm và có cảm giác khó ngủ.

Tham khảo thêm: Bệnh mất ngủ theo đông y và bài thuốc điều trị

3. Căng thẳng, áp lực từ công việc – việc học

Căng thẳng, áp lực từ công việc – việc học được xác định là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ phát sinh chứng mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi. Thường xuyên làm việc và học tập quá 8 giờ mỗi ngày sẽ tác động và khiến não bộ phải hoạt động liên tục. Từ đó dẫn đến trạng thái hưng phấn, căng thẳng và không có cảm giác buồn ngủ, muốn đi ngủ vào ban đêm.

Ngoài ra tình trạng căng thẳng thần kinh kích thích và thúc đẩy quá trình sản sinh các gốc tự do của cơ thể. Sau khi được sản sinh, những gốc tự do này tấn công vào một số cơ quan của cơ thể và mạch máu. Từ đó làm giảm đáng kể lưu lượng máu lên não dẫn đến choáng đầu, khó ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu suất học tập và làm việc.

4. Do ảnh hưởng của một số bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân phổ biến nêu trên, tình trạng mất ngủ ở thanh niên cũng có khả năng phát sinh do sự tác động của những vấn đề, bệnh lý sau:

  • Bệnh dị ứng
  • Trầm cảm
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Stress
  • Các bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa. Cụ thể như hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản…

5. Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân được liệt kê dưới đây cũng có khả năng làm tăng nguy cơ phát sinh chứng mất ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi. Bao gồm:

  • Múi giờ thay đổi liên tục
  • Ngủ quá nhiều vào ban ngày
  • Phòng ngủ nhiều tiếng ồn, nhiều ánh sáng và không thoải mái
  • Tâm lý, não bộ bị kích động do mất việc, lo lắng về vấn đề học tập hay tài chính, mối quan hệ tan vỡ, buồn phiền do người thân mất…
  • Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, phụ nữ phải thường xuyên thức giấc vào ban đêm để cho con bú.
Ngủ quá nhiều vào ban ngày
Ngủ quá nhiều vào ban ngày gây khó ngủ vào ban đêm, ngủ chập chờn

Ảnh hưởng tiêu cực của chứng mất ngủ ở thanh niên

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương và sức khỏe tổng thể. Ngủ sâu, ngủ đủ giấc có thể phục hồi thể trạng sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi. Ngoài ra trong suốt thời gian ngủ, quá trình đào thải độc tố sẽ diễn ra từ các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời kích thích và tác động đến những phản ứng sinh hóa giúp tái tạo và phục hồi các tế bào hư tổn.

Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thiếu ngủ, làm giảm hiệu suất học tập và làm việc. Ngoài ra nếu kéo dài, bệnh mất ngủ ở thanh niên còn khiến người bệnh đối mặt với một số ảnh hưởng nghiêm trọng khác như:

  • Suy giảm trí nhớ
  • Thừa cân – béo phì
  • Suy giảm khả năng làm việc và học tập
  • Gây suy giảm hệ miễn dịch
  • Tăng nguy cơ mắc chứng thoái hóa thần kinh, các bệnh lý về tim mach
  • Tâm trạng bất ổn, tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, dễ cáu gắt
  • Suy giảm ham muốn tình dục.

Theo các kết quả nghiên cứu, mất ngủ ở thanh niên tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, nếu bạn không thể ngủ ngon, khó ngủ, chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, người bệnh cần áp dụng các biện pháp cải thiện và khắc phục bệnh lý trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo thêm: Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Đang Gặp Vấn Đề

Các phương pháp điều trị mất ngủ, khó ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi

Đa số người trẻ, thanh niên bị khó ngủ, mất ngủ là do áp dụng thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, căng thẳng, áp lực từ công việc và việc học. Vì thế, tình trạng này thường dễ điều trị, dễ khắc phục hơn so với trường hợp mất ngủ xảy ra ở người cao tuổi. Một số phương pháp đơn giản giúp điều trị chứng khó ngủ, mất ngủ ở thanh niên gồm:

1. Xác định, tiến hành loại trừ tác nhân và yếu tố gây mất ngủ

Phần đa người trẻ, thanh niên thường bị mất ngủ do sự tác động của một số yếu tố kích động như hút thuốc lá, sử dụng cà phê, chất kích thích, uống nhiều rượu bia, căng thẳng do học tập, áp lực công việc, dùng điện thoại hoặc một số thiết bị điện tử khác trước giờ đi ngủ…

Chính vì thế, xác định, tiến hành loại trừ tác nhân và yếu tố gây mất ngủ là điều đầu tiên cần làm để cải thiện tốt chất lượng giấc ngủ. Đối với những trường hợp nhẹ, biện pháp xác định và loại trừ yếu tố tác động có thể khắc phục tốt tình trạng mất ngủ, khó ngủ mà không cần phải dùng thuốc hoặc can thiệp các biện pháp chuyên sâu.

Không sử dụng trà đặc, cà phê, rượu bia ít nhất 4 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ
Tránh hút thuốc, không sử dụng trà đặc, cà phê, rượu bia ít nhất 4 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ

Để cải thiện bệnh lý, bạn cần loại trừ những tác nhân và yếu tố gây mất ngủ sau:

  • Không sử dụng trà đặc, cà phê, rượu bia và tránh hút thuốc lá ít nhất 4 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ.
  • Người bệnh nên ăn tối trước 7 giờ, tránh sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các loại thực phẩm gây khó tiêu, tránh ăn quá no.
  • Đóng cửa sổ phòng ngủ để tránh tiếng ồn và trang trí phòng ngủ theo sở thích.
  • Cân đối giữa thời gian học tập – làm việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh lo âu, buồn rầu và căng thẳng quá mức.
  • Vào ban ngày, người bệnh không nên ngủ quá nhiều. Bạn chỉ nên ngủ khoảng 15 đến 30 phút vào mỗi buổi trưa.
  • Trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ, bạn không nên sử dụng điện thoại hay bất kỳ thiết bị điện tử nào. Bên cạnh đó bạn nên tránh xem những bộ phim, đọc một cuốn sách hay hoặc tiếp nhận thông tin các thông tin có khả năng tiếp nhận mạnh mẽ đến tâm lý. Bạn có thể thư giãn não bộ và nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách nghe nhạc không lời với âm lượng vừa phải.
  • Cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày và lên giường trước 23 giờ. Tuy nhiên bạn cần tránh ngủ quá 9 giờ/ngày.
  • Nên thiết lập và duy trì thời gian đi ngủ, thời gian thức dậy vào từng khung giờ cụ thể. Việc thiết lập thói quen này sẽ giúp đồng hồ sinh học của cơ thể được điều hòa. Từ đó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chìm vào giấc ngủ, hạn chế tình trạng thức giấc lúc nửa đêm và ngủ chập chờn.
  • Nếu phải tắm vào ban đêm, bạn nên sử dụng nước ấm thay vì dùng nước lạnh. Việc sử dụng nước ấm để tắm sẽ giúp các mạch máu của bạn được thư giãn, giảm lo âu, căng thẳng, giúp ngủ sâu giấc và ngủ ngon hơn.

2. Dùng thuốc điều trị mất ngủ

Đối với những trường hợp bị mất ngủ mãn tính, người bệnh có thể đưa một số loại thuốc vào quá trình điều trị theo hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào độ tuổi mắc bệnh, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng, người bệnh có thể được bác sĩ yêu cầu sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh sau:

  • Thuốc gây ngủ: Phenobarbital, Zolpidem
  • Thuốc kháng histamine H1: Promethazine, Clorpheniramin, Dimedrol…
  • Thuốc an thần kinh mới: Olanzapine, Amisulpride, Quetiapine…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Clomepramine, Mirtazapine…

Hầu hết các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh mất ngủ điều có khả năng phát sinh ra nhiều tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Do đó người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về thời gian sử dụng và liều dùng.

Đối với những bệnh nhân không thể sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, người bệnh có thể trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc ngủ từ thảo dược và thực phẩm chức năng để hạn chế việc phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.

Dùng thuốc điều trị mất ngủ
Dùng thuốc điều trị mất ngủ

Tham khảo thêm: Các bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản, hiệu quả

3. Chữa mất ngủ bằng thảo dược tự nhiên

Trên thực tế, tồn tại khá nhiều loại thảo dược tự nhiên có khả năng cải thiện giấc ngủ, thanh tâm, an thần, tăng cường tuần hoàn não, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon.

Do đó người bệnh có thể tận dụng các loại thảo dược tự nhiên để khắc phục tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, mất ngủ và ngủ không sâu giấc. Một số loại thảo dược dưới đây có thể giúp cải thiện tốt tình trạng mất ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi:

  • Dùng tim sen chữa chứng mất ngủ, giúp ngủ ngon và sâu: Tim sen còn có tên gọi khác là tâm sen. Đây là một loại thảo dược quý thường xuyên góp mặt trong những bài thuốc bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và làm giảm một số bệnh lý thường gặp. Theo Y học cổ truyền, tim sen có mùi thơm, vị đắng, có tác dụng chấn an, an thần và thư giãn thần kinh. Việc sử dụng một tách trà tim sen ấm nóng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ có thể giúp người bệnh giảm căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ giúp ngủ sâu giấc và ngủ ngon hơn.
  • Trị mất ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi bằng hoa cúc: Do có vị đắng đặc trưng nên trà tim sen thường khó uống hơn so với những loại trà khác. Vì thế nếu cảm thấy quá khó uống và không thể sử dụng trà tim sen, người bệnh có thể thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, mệt mỏi và góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng trà hoa cúc. Các chất gồm quercetin, flavonoid và axit amin trong hoa cúc có tác dụng giải phóng căng thẳng, giúp an thần, bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện tình trạng mệt mỏi một cách rõ rệt.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm mệt mỏi, khó ngủ bằng trà hương thảo: Theo Đông y, hương thảo có mùi thơm, vị đắng, có tác dụng phá ứ huyết, thông kinh và hoạt huyết. Loại thảo dược thiên nhiên này thường được sử dụng để cải thiện tình trạng mất ngủ, trị những bệnh lý ở nữ giới, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Để nâng cao chất lượng giấc ngủ giúp ngủ ngon và ngủ sâu hơn, người bệnh có thể dùng nước đun sôi để hãm một ít lá hương thảo khô. Sử dụng nước này để uống trước khi đi ngủ 1 giờ đồng hồ.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng gừng tươi, hạt sen, lá đinh lăng, mật ong nguyên chất… để cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hỗ trợ giúp ngủ sâu giấc, ngủ ngon và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Những loại thảo dược thiên nhiên này có độ an toàn cao, dễ sử dụng. Tuy nhiên chúng phát huy hiệu quả chậm.

4. Áp dụng một số liệu pháp bổ sung

Ngoài việc áp dụng những biện pháp nêu trên, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi bằng một số liệu pháp bổ sung sau:

  • Ngồi thiền: Ngồi thiền là phương pháp mang đến nhiều lợi ích và hữu hiệu trong việc giải phóng căng thẳng, giảm lo âu, mệt mỏi, buồn rầu và suy nhược thần kinh hiệu quả. Ngoài ra việc áp dụng phương pháp này còn giúp bạn cải thiện trí nhớ, thanh lọc những suy nghĩ tiêu cực, tăng cường các hoạt động của não bộ và giúp tâm trí sáng suốt. Để giảm căng thẳng quá mức và cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn nên dành từ 5 – 15 phút mỗi ngày để ngồi thiền.
  • Tập thể dục: Việc tăng cường vận động và tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, đảm bảo các hoạt động của hệ miễn dịch, giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng mất ngủ một cách rõ rệt. Kết quả tổng hợp từ nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt động thể chất có khả năng kích thích cơ thể sản sinh hormone endorphin (morphin nội sinh). Hormone endorphin có khả năng giải phóng căng thẳng, ức chế cảm giác đau, giúp ngủ ngon và cải thiện tình trạng mệt mỏi.
  • Liệu pháp mùi hương: Liệu pháp mùi hương là một phương pháp chữa bệnh được thực hiện bằng cách hít tinh dầu thơm thông qua bồn nước tắm, máy khuếch tán, massage… Kết quả của các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, liệu pháp mùi hương có thể khắc phục chứng buồn nôn, giảm lo lắng, bồn chồn,  cải thiện mức độ cơn đau và nâng cao chất lượng giấc ngủ một cách rõ rệt. Để cải thiện tình trạng ngủ chập chờn, khó ngủ, người bệnh có thể lựa chọn tinh dầu yêu thích như tinh dầu quế, bạc hà, oải hương, cam chanh, sả… cho vào nước tắm hoặc máy khuếch tán trước khi ngủ.
Ngồi thiền
Ngồi thiền giúp tâm trí sáng suốt, giải phóng căng thẳng, giảm lo âu, mệt mỏi, buồn rầu, suy nhược thần kinh hiệu quả

5. Điều trị các bệnh lý đi kèm

Chứng mất ngủ xảy ra ở người trẻ tuổi có thể là hệ quả của tình trạng căng thẳng kéo dài, stress, các bệnh lý ở đường tiêu hóa, rối loạn lo âu, rối loạn hưng trầm cảm… Ở trường hợp này, việc sử dụng thuốc, thảo dược thiên nhiên và thay đổi lối sống chỉ giúp người bệnh dễ ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ tạm thời.

Chính vì thế, bên cạnh việc thay đổi lối sống và áp dụng các phương pháp điều trị nêu trên, người bệnh cần tiến hành điều trị bệnh lý nguyên nhân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khi các bệnh lý nguyên nhân thuyên giảm, chứng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm… sẽ chuyển biến tốt và được khắc phục hoàn toàn.

Tham khảo thêm: Thuốc ngủ giá bao nhiêu/vỉ? Có nên dùng loại giá rẻ?

Biện pháp phòng ngừa chứng mất ngủ ở thanh niên

Tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở người trẻ tuổi thường dễ  khắc phục hơn so với chứng mất ngủ ở người cao tuổi. Tuy nhiên tình trạng này có thể nhanh chóng tái phát trở lại nếu không chủ động phòng ngừa. Do đó sau khi tiến hành điều trị, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa chứng mất ngủ ở thanh niên như:

  • Cân đối thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi. Bạn cần tránh duy trì thói quen học tập và làm việc quá 8 giờ/ngày, tránh buồn rầu, lo lắng hay căng thẳng quá mức.
  • Bạn nên dành nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hoặc chủ động trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp tâm lý bị kích động. Tuyệt đối không để tâm lý kích động trong thời gian dài vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và giấc ngủ.
  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm, nên đi vệ sinh trước khi đi ngủ và tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm lành mạnh như nấm, gà, hạt sen, đậu đen… để giúp ngủ sâu giấc, ngủ ngon, tránh tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Kiểm soát và điều trị những bệnh lý có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt khoa học và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học. Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia, các loại thức uống chứa caffeine và chất kích thích.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giải phóng căng thẳng, nâng cao sức khỏe tổng thể, đảm bảo các hoạt động của hệ miễn dịch, ổn định chất lượng giấc ngủ và tăng cường hoạt động của não bộ.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giải phóng căng thẳng, ổn định chất lượng giấc ngủ và tăng cường hoạt động của não bộ

Bài viết đã tổng hợp những nguyên nhân mất ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi, dấu hiệu nhận biết và một số biện pháp cải thiện. Đa phần những trường hợp mất ngủ, khó ngủ ở người trẻ tuổi đều có thể thuyên giảm rõ rệt sau khi điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt, loại trừ tác nhân kích thích. Tuy nhiên nếu tình trạng này có mức độ nặng và kéo dài, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh do đâu? Cách khắc phục

Giấc ngủ chất lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, sự phát triển...

Định tâm An thần thang – Liệu pháp hoàn chỉnh cho bệnh suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ

Được nghiên cứu bài bản, trải qua nhiều cuộc khảo sát lâm sàng, bài thuốc Định tâm An thần thang...

Vì sao người cao tuổi hay bị mất ngủ? Cách khắc phục

Theo thống kê của giới Y học, người già là một trong những đối tượng dễ bị mất ngủ nhất...

mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên là gì? Giải pháp khắc phục?

Tình trạng mất ngủ kinh niên có sức tàn phá ghê gớm với cả sức khỏe tinh thần và thể...

bấm huyệt chữa mất ngủ

Bấm huyệt chữa mất ngủ – Giải pháp đơn giản, hiệu quả

Bấm huyệt chữa mất ngủ là giải pháp quen thuộc trong y học cổ truyền. Không chỉ chăm sóc tốt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *