Da nổi mẩn ngứa có bọng nước có sao không?

Da nổi mẩn ngứa có bọng nước chủ yếu do các bệnh da liễu gây ra như tổ đỉa, viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể do vi khuẩn, virus xâm nhập và gây tổn thương trên da.

mẩn ngứa nổi mụn nước
Da nổi mẩn ngứa có bọng nước có sao không?

Da nổi mẩn ngứa có bọng nước do đâu?

Triệu chứng da nổi mẩn ngứa có kèm bọng nước có thể do các bệnh da liễu mãn tính hoặc do nhiễm virus. Để có hướng điều trị thích hợp, bạn cần xác định đúng tình trạng mà da gặp phải.

Da bị nổi mẩn ngứa có kèm theo bọng nước có thể do các nguyên nhân sau:

1. Bệnh zona

Bệnh zona là một dạng tái hoạt động của virus Varicalle zoster. Virus này có xu hướng nằm ẩn dưới hạch thần kinh hoặc tế bào thần kinh ở dạng không hoạt động. Khi gặp điều kiện thích hợp, virus có thể tái hoạt động và gây ra các triệu chứng dọc theo dây thần kinh.

mẩn ngứa có bọng nước
Zona khiến da đỏ, nổi mẩn ngứa có đi kèm theo mụn nước, mọc khu trú thành cụm

Biểu hiện lâm sàng của bệnh là tình trạng da đỏ, nổi mẩn ngứa có đi kèm theo mụn nước, mọc khu trú thành cụm. Nếu không tiến hành điều trị, virus có thể hoạt động mạnh và gây tổn thương trên phạm vi da rộng hơn.

2. Nhiễm virus Herpes

Virus Herpes có thể xâm nhập vào da và gây ra tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính.Virus này thường có xu hướng gây tổn thương da ở môi (virus Herpes simplex type 1) và ở cơ quan sinh dục (virus Herpes simplex type 2). Đặc trưng của bệnh nhiễm virus Herpes là tình trạng da đỏ có xuất hiện mụn nước nhỏ.

Bệnh Herpes rất dễ lây nhiễm, đặc biệt là qua đường tiếp xúc vật lý và quan hệ tình dục. Nếu không điều trị, tổn thương trên da có xu hướng lan rộng hoặc thậm chí gây loét, hoại tử.

3. Chốc lở

Chốc lở là một dạng nhiễm khuẩn da nông, đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, nổi mẩn và có chứa bọng nước, mụn mủ. Sau khi mụn nước bị chảy ra, da có xu hướng đóng vảy và tiết ra dịch có màu mật ong.

mẩn ngứa có mụn nước
Chốc lở thường do liên cầu hoặc tụ cầu vàng gây ra

Chốc lở thường do liên cầu hoặc tụ cầu vàng gây ra. Mặc dù vi khuẩn chủ yếu sinh trưởng ở bề mặt da nông nhưng nếu không tiến hành khắc phục, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nặng nề như viêm tủy xương, viêm quầng, sốt tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, hồng ban đa dạng,…

4. Tổ đỉa

Tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm, đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, xuất hiện các bọng nước nhỏ khu trú ở bàn chân và bàn tay.

Tổ đỉa là bệnh mãn tính, có xu hướng tái phát vào thời tiết khô lạnh. Mặc dù bệnh không gây ra các biến chứng nguy hiểm như các tình trạng nhiễm khuẩn da, tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị, triệu chứng của bệnh có thể gây ngứa ngáy dữ dội và làm giảm chất lượng cuộc sống.

5. Viêm da tiếp xúc

Da nổi mẩn ngứa có bọng nước cũng có thể là triệu chứng của viêm da tiếp xúc – nhất là trong trường hợp tiếp xúc với mủ thực vật hoặc nọc độc từ các loài côn trùng.

mẩn ngứa có mụn nước
Da đỏ, nổi mẩn, bọng nước có thể là triệu chứng do tiếp xúc với mủ thực vật, nọc độc côn trùng

Bọng nước do viêm da tiếp xúc gây ra có kích thước và số lượng đa dạng tùy vào tác nhân kích thích. Hầu hết tình trạng này đều thuyên giảm dần sau khoảng vài ngày đến 1 tuần.

Tuy nhiên một số loài thực vật và côn trùng có độc mạnh, gây ngứa và mưng mủ tại vùng da tiếp xúc. Trong trường hợp này, bạn cần tiến hành điều trị để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng da.

Các biện pháp khắc phục da nổi mẩn ngứa có bọng nước

Phương pháp khắc phục cho da nổi mẩn ngứa có bọng nước bao gồm sử dụng thuốc bôi, thuốc uống và chăm sóc tại nhà.

1. Sử dụng thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc dựa trên nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, độ tuổi và khả năng đáp ứng của từng cá thể.

mẩn ngứa có bọng nước
Sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da giúp giảm tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước

Thuốc bôi da là lựa chọn ưu tiên trong điều trị da nổi mẩn ngứa có bọng nước. Hầu hết các trường hợp đều đáp ứng tốt với nhóm thuốc này. Một số loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng phổ biến:

  • Thuốc bôi chứa corticosteroid: Sử dụng cho trường hợp viêm da tiếp xúc và bệnh tổ đỉa. Loại thuốc này giúp giảm ngứa, sưng viêm và đỏ da.
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Nhóm thuốc này được chỉ định chủ yếu trong điều trị nhiễm virus Herpes và viêm da tiếp xúc do côn trùng/ mủ thực vật. Bằng cơ chế gây tê bề mặt da, loại thuốc này làm giảm nhanh các triệu chứng như ngứa, sưng và khó chịu.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ (Mupirocin, Acid fusidic,…): Có tác dụng ức chế vi khuẩn tại chỗ, được dùng chủ yếu trong điều trị bệnh chốc lở.
  • Thuốc sát trùng (Hydrogen peroxide, Povidone iodine,…): Có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn nhẹ tại chỗ. Nhóm thuốc này được sử dụng cho trường hợp chốc lở và zona.

Trong trường hợp triệu chứng có dấu hiệu tiếp diễn, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc đường uống, như:

  • Thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamine hoạt động bằng cách ức chế chọn lọc thụ thể H1 nhằm giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng đi kèm. Loại thuốc này có thể được sử dụng cho bệnh tổ đỉa, viêm da tiếp xúc, zona,…
  • Thuốc kháng sinh (Valaciclovir, Penciclovir, Cefuroxim,…) toàn thân: Có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus và ký sinh trùng trong trường hợp mắc bệnh chốc lở, nhiễm virus Herpes.
  • Thuốc chống viêm không steroid (Acetaminophen, Ibuprofen,…): Làm giảm nhanh triệu chứng sưng viêm và sốt ở người nhiễm virus Herpes và bệnh zona.

Hầu hết các trường hợp nổi mẩn ngứa có bọng nước đều đáp ứng tốt với những loại thuốc điều trị. Tuy nhiên mỗi loại thuốc đều có thể gây dị ứng và làm phát sinh những tác dụng không mong muốn. Để giảm thiểu nguy cơ khi sử dụng, bạn cần tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

2. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tại nhà có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều trị những bệnh lý nêu trên. Nếu có biện pháp chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ có những bước chuyển biến tích cực.

Ngược lại, nếu không tiến hành chăm sóc, tổn thương da có thể trở nên nghiêm trọng, có nguy cơ hình thành nhiễm trùng hoặc áp xe.

mẩn ngứa có bọng nước
Thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp hỗ trợ quá trình điều trị

Các biện pháp chăm sóc tại nhà, bao gồm:

  • Tránh gãi, cào lên vùng da nổi mẩn ngứa. Các bọng nước vỡ ra không chỉ gây đau đớn mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Chườm lạnh lên vùng da tổn thương để làm giảm ngứa và kháng khuẩn nhẹ (chỉ áp dụng cho viêm da tiếp xúc và tổ đỉa).
  • Uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm cho da, giúp giảm khô và hạn chế triệu chứng ngứa ngáy.
  • Với các bệnh nhiễm khuẩn, cần hạn chế tiếp xúc với người khác để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm. Bên cạnh đó cần sử dụng kháng sinh đều đặn nhằm hạn chế tình trạng kháng thuốc.
  • Bổ sung thực phẩm lành mạnh và luyện tập thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức đề kháng, giảm tổn thương da và ngăn chặn bệnh tái phát.
  • Giữ vệ sinh cơ thể và không gian sống. Đồng thời tránh tiếp xúc với hóa chất hay sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.

Tình trạng da nổi mẩn ngứa có bọng nước có thể do những nguyên nhân không được đề cập trong bài viết. Để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bạn cần chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Xen thêm:

Mẩn ngứa đối xứng là dấu hiệu của bệnh gì?

Mẩn ngứa đối xứng là một trong những tổn thương da phổ biến. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa, hăm tã, viêm da cơ...
Nổi mẩn ngứa khi ra gió, rất có thể là triệu chứng của mề đay!

Vì sao da hay nổi mẩn ngứa khi gặp gió?

Da bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió là biểu hiện của chứng nổi mề đay mãn tính. Đối với...

Dị ứng đậu nành: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dị ứng đậu nành hoặc thực phẩm từ đậu nành là loại dị ứng thực phẩm thường gặp. Đối tượng...

7 Mẹo dân gian chữa bệnh á sừng nhiều người dùng hiệu quả

Chữa bệnh á sừng bằng dân gian là những bài thuốc có từ lâu đời. Phương pháp này không chỉ...

Nổi mề đay khắp người là gì?

Bị nổi mề đay khắp người do đâu? Cách khắc phục

Nổi mề đay khắp người là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp. Tuy không gây nguy hiểm...

Bạn đã biết mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đúng cách chưa?

Nhờ vào đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm, lành tính mà dầu dừa được ứng dụng rộng rãi trong chăm...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Thanh LânNguyễn Thanh Lân says: Trả lời

    Dạ bác sĩ cho con hỏi sáng nay sau khi ngủ dậy thì vùng bụng nổi mẩn đỏ kèm theo mụn nước không biết bệnh gì ạ

  2. Thái DươngThái Dương says: Trả lời

    Ở ngay bắp chân nổi nhiều mục đỏ tạo thành cụm và có đầu trắng là bị gì vậy bác sĩ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *