Tìm hiểu nguyên nhân gây nổi mụn ở trên mặt và cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mụn trên mặt, nó có thể là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể hoặc những bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng cushing, ung thư biểu mô tuyến thượng thận,… Các biện pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nổi mụn. 

nổi mụn trên mặt
Nổi mụn trên mặt là tình trạng thường gặp, đặc biệt ở nữ giới

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Mụn là gì?

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, mụn là vấn đề da liễu phổ biến nhất. Thường thì mụn không phải là tình trạng ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó có thể gây đau đớn, để lại sẹo vĩnh viễn nếu trở nên nghiêm trọng.

Mụn xảy ra khi các tế bào da chết, vi khuẩn và bã nhờn khô làm tắc nghẽn các nang lông trên da. Có nhiều loại mụn gồm:

  • Mụn đầu đen do vi khuẩn và dầu tắc nghẽn lỗ chân lông, chuyển sang màu đen sau khi tiếp xúc với không khí
  • Mụn đầu trắng hình thành dưới bề mặt da
  • Các sẩn có màu đỏ, nổi mụn do nang lông bị viêm hoặc nhiễm trùng
  • Mụn mủ là loại mụn màu đỏ có mủ ở đầu
  • Hạch dạng cục, cứng gây đau dưới bề mặt da
  • U nang là những cục u lớn dưới bề mặt da, thường gây đau

Những nguyên nhân gây nổi mụn trên mặt

Mụn thường xuất hiện chủ yếu ở tuổi dậy thì, khi tuyến bã nhờn bị kích thích do nông độ hormone tăng, đặc biệt là nội tiết tố androgen (như testosterone), dẫn đến sản xuất bã nhờn quá mức. Có nhiều điều kiện liên quan sự thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng đến da và gây mụn như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên.

Bên cạnh nội tiết tố, mụn còn do các nguyên nhân:

  • Các tế bào da chết tích tụ dưới lỗ chân lông
  • Vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông

Ngoài ra, một số vấn đề da liễu cũng có thể là nguyên nhân gây nên mụn, chẳng hạn như:

  • Bệnh hồng ban: là một vấn đề về da được đặc trưng bởi mụn nhọt, da đỏ và kèm theo một số triệu chứng như da nhiều dầu, mạch máu bị vỡ có thể nhìn thấy được, các mảng da bị sần. Chưa xác định được nguyên nhân gây nên bệnh hồng ban nhưng có một số yếu tố nguy cơ là vi khuẩn đường ruột Helicobacter pylori, một loại ve da gọi là demodex và vi khuẩn mà nó mang theo (Bacillus oleronius), hoặc cathelicidin (một loại protein bảo vệ da khỏi bị nhiễm trùng).
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: là một rối loạn nội tiết tố khiến phụ nữ sản xuất lượng hormone nam cao hơn bình thường. Sự mất cân bằng này ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến họ khó mang thai hơn và kích hoạt gây nên mụn.
  • Ung thư biểu mô tuyến thượng thận: là sự phát triển ung thư ở vỏ thượng thận, là lớp ngoài của tuyến thượng thận. Bệnh lý này sẽ kích hoạt sản xuất quá mức hormone nam gọi là androgen, chẳng hạn như testosterone và cortisol. Đây đều là những hormone kích thích sản xuất bã nhờn quá mức.
  • Rối loạn tăng tiết mồ hôi: là một tình trạng dẫn đến đổ mồ hôi quá nhiều. Đổ mồ hôi quá nhiều góp phần làm tăng nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn.
  • Hội chứng Cushing: xảy ra do nồng độ hormone cortisol cao bất thường. Một trong những triệu chứng của hội chứng cushing là nổi mụn. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như mệt mỏi, yếu cơ, béo phì, da mỏng dễ bị bầm tím,…
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt: có thể liên quan đến sự thay đổi mức độ hormone giới tính và serotonin khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Triệu chứng của hội chứng bao gồm nổi mụn, đau bụng, đầy hơi, đau ngực, tiêu chảy, táo bón,…
nguyên nhân gây nổi mụn trên mặt
Một số bệnh lý là nguyên nhân gây nổi mụn trên mặt

Các yếu tố khiến mụn nghiêm trọng hơn

Những yếu tố này kích hoạt hoặc làm tăng thêm sự nghiêm trọng của tình trạng này:

  • Một số loại thuốc: bao gồm các loại thuốc có chứa corticosteroid, testosterone hoặc lithium
  • Chế độ ăn: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống nhiều thực phẩm giàu carbohydrate, sữa tách béo có thể làm cho mụn trở nên tồi tệ hơn.
  • Căng thẳng: áp lực tâm lý sẽ làm cho mụn thêm nặng.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ nổi mụn trên mặt

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nổi mụn, bao gồm:

  • Tuổi tác: mụn phổ biến nhất ở thanh thiếu niên, phụ nữ đang mang thai hoặc mãn kinh.
  • Di truyền: bạn có khả năng phát triển mụn nếu như có cha hoặc mẹ đều bị mụn.
  • Ma sát trên da: mũ bảo hiểm, quần áo chật tạo ma sát nhiều với làn da có thể khiến bạn nổi mụn.

Triệu chứng nổi mụn trên mặt

Có 3 cấp độ của mụn:

  • Mụn nhẹ
  • Mụn vừa phải
  • Mụn nặng

Mụn ở người bị mức độ nhẹ chỉ phát triển dưới 20cm, với số lượng nhỏ. Trong khi những người bị mụn nặng có một số lượng rất lớn mụn đầu đen và mụn đầu trắng, mụn nhọt và mụn mủ hoặc mụn nang. Mụn nạng có thể chứa từ 5 nang trở lên, đó là những nốt lớn, đỏ, đau, có mủ có thể hợp nhất dưới da thành những ổ áp xe lớn hơn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nổi mụn mà người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Ngất
  • Khó thở
  • Sưng mắt, mặt, môi và lưỡi
  • Co thắt cổ họng

Điều trị mụn nổi trên mặt

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nổi mụn trên mặt mà sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị giúp kiểm soát mụn, tránh để lại sẹo hoặc những tổn thương da có thể xảy ra.

Nếu những sản phẩm thuốc không kê toa không thể cải thiện được tình trạng mụn, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc mạnh hơn.

Thuốc bôi

  • Retinoids và thuốc giống như retinoid có nguồn gốc từ vitamin A và bao gồm tretinoin (Avita, Retin-A), adapalene (Difin) và tazarotene (Tazorac, Avage). Bạn nên áp dụng thuốc này mỗi tối, 3 lần/tuần rồi sử dụng hàng ngày khi làn da đã quen.
  • Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn dư thừa và giảm mẩn đỏ. Các loại kháng sinh thường sử dụng bao gồm clindamycin với benzoyl peroxide (Benzaclin, Duac, Acanya) và erythromycin với benzoyl peroxide (Benzamycin).
  • Axit salicylic và axit azelaic giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa nang lông bị tắc nghẽn.
  • Dapsone được khuyên dùng cho mụn viêm, nhiễm trùng.
điều trị nổi mụn trên mặt
Thuốc bôi, thuốc dạng uống là liệu pháp phổ biến để điều trị mụn

Thuốc uống

  • Kháng sinh giúp giảm vi khuẩn và chống viêm. Các loại kháng sinh đường uống thường được dùng bao gồm tetracycline, chẳng hạn như minocycline hoặc doxycycline hoặc macrolide. Kháng sinh đường uống nên được sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
  • Thuốc tránh thai bao gồm các sản phẩm kết hợp estrogen và proestin
  • Thuốc spironolactone (Aldactone) ngăn chặn tác dụng của nội tiết tố androgen với tuyến bã nhờn, nó thường được sử dụng để điều trị cho phụ nữ và trẻ gái vị thành niên nếu kháng sinh đường uống không hữu ích.
  • Isotretinoin (Amnesteem, Claravis, Sotret) là một loại thuốc điều trị cho những người bị mụn nghiêm trọng không đáp ứng những liệu pháp điều trị khác.

Liệu pháp

  • Tiêm steroid chỉ định cho trường hợp bị tổn thương hạch và nang, liệu pháp này giúp cải thiện nhanh chóng và giảm đau.
  • Laser sử dụng ánh sáng để loại bỏ mụn, hạn chế để loại sẹo

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Bạn có thể cải thiện và kiểm soát mụn tại nhà thông qua một số lưu ý như sau:

  • Rửa mặt bằng xà phòng nhẹ nhàng với nước ấm mỗi ngày 2 lần để làm sạch da.
  • Tránh những sản phẩm dễ gây kích ứng như tẩy tế bào chết trên mặt, làm se và mặt nạ
  • Có thể sử dụng những sản phẩm không kê đơn có chứa có chứa axit salicylic, axit glycolic hoặc axit alpha hydroxy để điều trị
  • Hạn chế sử dụng những sản phẩm có thể gây kích ứng như mỹ phẩm chứa dầu, kem chống nắng, sản phẩm làm tóc hoặc kem che khuyết điểm
  • Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời
  • Tránh dùng tay bẩn chạm vào những khu vực bị mụn
  • Không nên nặn mụn vì có thể để lại sẹo

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trên mặt, vì vậy cần xác định nguyên nhân để có thể điều trị thích hợp. Nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng nào khiến bạn lo lắng, hãy trực tiếp thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ.

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ chuyên môn.

Tin bài liên quan

Kinh nghiệm xử lý khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng

Nhiều loại côn trùng có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc nếu chúng chạm trực tiếp lên da...

Tìm hiểu về chứng nổi mụn nước ở tay và cách điều trị

Mụn nước ở tay cảnh báo điều gì? Nên làm gì để điều trị?

Nổi mụn nước ở tay có thể là biểu hiện của bệnh viêm da kích ứng hoặc là do cơ...

Bệnh vẩy nến thể mảng – Cách chăm sóc và điều trị

Vẩy nến thể mảng là tình trạng da tự miễn mãn tính gây xuất hiện những mảng da dày, đỏ...

Hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng nước hoa

Một số thành phần trong nước hoa có thể khiến bạn bị dị ứng dẫn đến buồn nôn, đau đầu,...

Thông tin về bệnh vẩy nến nghịch đảo và cách điều trị

Bệnh vẩy nến nghịch đảo là gì? Làm thế nào để điều trị?

Vẩy nến nghịch đảo là một căn bệnh tự miễn, chỉ xảy ra ở những vùng da có nhiều nếp...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. DƯƠNGTHI HướngDƯƠNGTHI Hướng says: Trả lời

    Chào bác sĩ.e bị mụn lâu năm rồi bay giờ tình trạng càng ngày càng nặng do dich e không đi khám bs được vậy bs có cach nào hướng đẫn e chữa mụn ở nhà được không a.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.