Cách giảm mẩn ngứa sau khi bị sốt xuất huyết

Mẩn ngứa sau khi bị sốt xuất huyết là triệu chứng phát sinh khi cơ thể đang tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu. Đây không phải là tình trạng nguy hiểm tuy nhiên lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những phương pháp làm giảm mẩn ngứa sau sốt xuất huyết an toàn và hiệu quả nhất.

mẩn ngứa sốt xuất huyết
Vì sao da nổi mẩn ngứa sau khi bị sốt xuất huyết?

Vì sao da nổi mẩn ngứa sau khi bị sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue – trong đó muỗi vằn là trung gian gây bệnh. Bệnh lý này khiến cơ thể sốt cao, giảm huyết áp, đau khớp và phát ban da.

Sau khi sốt xuất huyết thuyên giảm, da có xu hướng hình thành những nốt mẩn ngứa trên bề mặt. Điều này được lý giải do cơ thể đang tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu. Triệu chứng này không phải là dấu hiệu bất thường, tuy nhiên các nốt mẩn ngứa có thể gây ngứa ngáy dữ dội nếu bạn không thực hiện các biện pháp khắc phục.

Các biện pháp làm giảm mẩn ngứa sau khi bị sốt xuất huyết

Mẩn ngứa sau khi bị sốt xuất huyết có thể thuyên giảm sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng có thể kéo dài nhiều tuần và gây ngứa ngáy dữ dội. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây.

1. Sử dụng thuốc chống dị ứng

Những loại thuốc chống dị ứng (Loratadine, Chlorpheniramin, Telfast) có thể làm giảm nhanh triệu chứng do các nốt mẩn ngứa gây ra.

mẩn ngứa khi bị sốt xuất huyết
Thuốc chống dị ứng giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy do các mẩn đỏ gây ra

Khi dùng những loại thuốc này, bạn có thể dễ buồn ngủ, giảm mức độ tập trung và chóng mặt nhẹ. Vì vậy cần hạn chế lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện các hoạt động trên cao trong thời gian dùng thuốc.

Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi. Nếu có ý định dùng cho trẻ sơ sinh, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

2. Thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống dị ứng, bạn có thể làm giảm ngứa bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Vệ sinh cơ thể

Tình trạng nổi mẩn ngứa có xu hướng nghiêm trọng hóa khi cơ thể không được làm sạch. Lượng mồ hôi và bã nhờn được tiết ra cùng với bụi bẩn có thể ứ đọng bên trong nốt mẩn, gây viêm và mưng mủ tại vị trí này. Vì vậy cần vệ sinh cơ thể đều đặn 1 – 2 lần/ ngày.

mẩn ngứa sốt xuất huyết
Vệ sinh cơ thể mỗi ngày để cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi bị sốt xuất huyết

Tuy nhiên khi vừa khỏi bệnh sốt xuất huyết, bạn không nên sử dụng các loại sữa tắm hoặc xà bông có độ pH cao, chứa nhiều hương liệu. Những thành phần này có thể làm kích ứng nốt mẩn và gây ngứa ngáy dữ dội.

Thay vào đó, bạn nên tắm bằng nước ấm và thêm 1 thìa muối vào. Muối biển vừa có tác dụng diệt khuẩn và giúp làm giảm nhanh triệu chứng ngứa trên da.

Mặc quần áo rộng rãi

Ma sát giữa quần áo và da có thể khiến các nốt mẩn trở nên sưng tấy và ngứa ngáy dữ dội hơn. Vì vậy bạn nên mặc quần áo rộng rãi và thông thoáng cho đến khi các nốt mẩn lành hẳn.

mẩn ngứa khi bị sốt xuất huyết
Mặc quần áo rộng rãi và thông thoáng để tránh ma sát lên các mẩn ngứa trên da

Đối với trẻ nhỏ, cần ưu tiên những loại tã có độ thấm hút tốt, mỏng nhẹ và ít gây kích ứng. Đồng thời sử dụng phấn rôm vào những vùng da có nốt mẩn ngứa nhằm giảm sưng và tiết mồ hôi tại khu vực này.

Một vấn đề mà ít người chú ý nhưng có thể khiến triệu chứng trên da trở nên nghiêm trọng hơn, đó là bột giặt và nước xả vải. Những sản phẩm này có thể bám vào quần áo và kích thích mẩn đỏ trên da lây lan trên diện rộng. Vì vậy cần chú ý lựa chọn nước xả vải và bột giặt dịu nhẹ để tránh gây tổn thương lên da.

Giữ không gian sống sạch sẽ

Giữ không gian sống sạch sẽ không chỉ tác động tích cực đến tình trạng da mà còn hạn chế muỗi vằn và phòng ngừa tái phát bệnh sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh chăn, mền và gối thường xuyên. Nấm mốc, vi khuẩn có thể trú ngụ tại những vật dụng này, sau đó xâm nhập vào da và gây nhiễm trùng.

Tránh gãi lên nốt mẩn ngứa

Các nốt mẩn ngứa có thể khiến bạn rất khó chịu. Tuy nhiên việc gãi và chà xát lên da có thể khiến triệu chứng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, việc gãi mẩn ngứa còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lở loét. Với trẻ nhỏ, bạn nên đeo bao tay để tránh tình trạng trẻ cào vào nốt đỏ trên da.

Tăng cường hệ miễn dịch

Sau khi bị sốt xuất huyết, hệ miễn dịch có thể suy yếu do sự tấn công của virus. Vì vậy bạn cần tăng cường sức khỏe và khả năng đề kháng bằng cách bổ sung những thực phẩm lành mạnh như nước, rau xanh, trái cây, thịt, trứng, sữa,… Khi hệ miễn dịch được củng cố, các tế bào tổn thương trên da sẽ nhanh chóng được phục hồi.

mẩn ngứa khi bị sốt xuất huyết
Bổ sung các thực phẩm lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch sau khi bị sốt xuất huyết

Tuy nhiên bạn cần hạn chế những thực phẩm có khả năng kích thích triệu chứng ngứa trên da như thịt dê, thịt bò, hải sản,…

Nổi mẩn ngứa sau khi bị sốt xuất huyết không phải là tình trạng đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu triệu chứng đi kèm với tình trạng sốt cao, da mưng mủ, chảy dịch,… bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và tiến hành khắc phục kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Xem thêm:

Dấu hiệu bệnh á sừng ở tay, đầu ngón tay và cách trị

Bệnh á sừng ở đầu tay, đầu ngón tay khiến vùng da này khô ráp, tổn thương, nứt nẻ và...

Mẩn ngứa đối xứng là dấu hiệu của bệnh gì?

Mẩn ngứa đối xứng là một trong những tổn thương da phổ biến. Triệu chứng này có thể là dấu...

Viêm da dị ứng thời tiết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng thời tiết là nỗi lo của nhiều người khi thời tiết thay đổi. Đây là một...

Bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi được không bác sĩ?

Nhiều người cho rằng bệnh viêm da cơ địa có thể tự khỏi nên không tiến hành bất cứ biện...

7 tinh dầu tự nhiên giúp giảm ngứa da một cách an toàn

Tình trạng ngứa rát do côn trùng cắn, dị ứng hay do các bệnh da liễu gây ra không chỉ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *