Thuốc sát trùng Povidone Iodine: cách dùng và tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Povidone Iodine là thuốc sát trùng, được sử dụng để sát khuẩn vùng da trước khi phẫu thuật hoặc dùng để điều trị các vết thương và nhiễm trùng da ở phạm vi nhỏ.

Povidone Iodine
Povidone Iodine dùng để điều trị vết thương nhỏ và nhiễm trùng da

  • Tên thuốc: Povidone Iodine
  • Hoạt chất: Povidone Iod
  • Nhóm thuốc: thuốc sát khuẩn

Thông tin về thuốc sát khuẩn Povidone Iodine

1. Thành phần

Thành phần của thuốc là hoạt chất Povidone Iod. Hoạt chất này là phức hợp của iod với polyvinylpyrrolidon.

thành phần thuốc Povidone Iodine
Povidone Iod là thành phần chính trong thuốc

Thành phần này có khả năng giải phóng iod, từ đó kéo dài tác dụng kháng khuẩn, virus, động vật nguyên sinh,…

2. Tác dụng

Povidone Iodine có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng những vết thương và vết nhiễm trùng nhỏ trên da. Ngoài ra còn được sử dụng sát trùng vùng da trước khi phẫu thuật và làm sạch các dụng cụ y tế.

Nếu có ý định sử dụng Povidone Iodine với mục đích khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để dự phòng những rủi ro có thể phát sinh.

3. Chống chỉ định

Povidone Iodine chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm và dị ứng với với iod
  • Người bệnh rối loạn tuyến giáp
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Thủng màng nhĩ
  • Trẻ dưới 2 tuổi
chống chỉ định Povidone Iodine
Không sử dụng Povidone Iodine cho trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh

Nếu bạn có bất cứ vấn đề sức khỏe nào khác, hãy trình bày với bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng Povidone Iodine.

4. Cách dùng

Povidone Iodine được sử dụng trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Tuy nhiên liều lượng và tần suất phụ thuộc vào phạm vi vùng da tổn thương và nhiễm khuẩn. Cần làm sạch tay bằng xà phòng khi sử dụng thuốc, ngay khi bạn không tiếp xúc trực tiếp với Povidone Iodine.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định liều lượng và tần suất sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tùy tiện điều chỉnh liều dùng một cách cảm quan, thiếu chính xác.

5. Bảo quản

Povidone Iodine nên bảo quản ở nơi thoáng mát, hạn chế bảo quản thuốc ở nơi có nhiều độ ẩm, nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp. Để xa tầm với của trẻ em và thú nuôi để tránh tình trạng trẻ và thú nuôi nuốt phải thuốc.

Chú ý hạn sử dụng khi dùng thuốc, tuyệt đối không dùng thuốc hết hạn hoặc thuốc có dấu hiệu hư hỏng, biến chất. Nếu bạn không còn nhu cầu sử dụng, hãy xử lý thuốc theo thông tin trên bao bì, tuyệt đối không đưa thuốc cho người khác dù họ có triệu chứng giống bạn.

Những điều cần lưu ý khi dùng Povidone Iodine

Povidone Iodine có khả năng gây nguy hiểm cho người sử dụng, bạn cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc để kịp thời phát hiện và khắc phục nhanh chóng.

1. Thận trọng

Thận trọng khi dùng Povidone Iodine cho người có tiền sử bệnh thận, người bệnh đang điều trị bằng lithium. Thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi và nguồn sữa vì vậy phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú tuyệt đối không sử dụng Povidone Iodine, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

thận trọng khi dùng Povidone Iodine
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Povidone Iodine không được dùng cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Nếu bạn dùng thuốc, hãy chắc rằng vùng da bôi thuốc không tiếp xúc với da của người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ.

2. Tác dụng phụ

Povidone Iodine gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Gây kích ứng da
  • Phản ứng toàn thân (trong trường hợp vết thương rộng)
  • Gây nhiễm axit chuyển hóa
  • Tăng natri trong máu
  • Tổn thương chức năng thận
  • Giảm chức năng tuyến giáp hoặc nhiễm độc tuyến giáp
  • Co giật
  • Giảm bạch cầu trung tình
  • Động kinh
  • Viêm da
  • Đốm xuất huyết
  • Viêm tuyến nước bọt

Danh sách trên chưa bao gồm tất cả các tác dụng phụ có thể phát sinh khi dùng Povidone Iodine. Hãy báo với bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường trong thời gian sử dụng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Povidone Iodine có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau. Tương tác thuốc khiến hiệu quả của thuốc giảm đồng thời làm xuất hiện những tác dụng phụ nguy hiểm.

tương tác thuốc Povidone Iodine
Povidone Iodine có khả năng tương tác với các loại thuốc/ hoạt chất

Povidone Iodine có thể tương tác với các hoạt chất/ thuốc sau:

  • Kiềm và protein: khiến tác dụng kháng khuẩn giảm
  • Thủy ngân: ăn mòn da
  • Natri thiosulfate: làm thuốc mất tác dụng

Trong thời gian dùng Povidone Iodine, kết quả kiểm tra chức năng tuyến giáp có thể không chính xác. Bạn nên báo với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm.

Thông tin trên chưa bao gồm những hoạt chất/ thuốc có khả năng tương tác với Povidone Iodine. Bạn cần trình bày tất cả loại thuốc bạn đang sử dụng để được bác sĩ cân nhắc việc sử dụng Povidone Iodine. Trong trường hợp có xuất hiện tương tác, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế bằng một loại thuốc an toàn hơn.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nên dùng Povidone Iodine đều đặn để đảm bảo hiệu quả của thuốc. Nếu bạn quên dùng một liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên cần chắc rằng tính từ thời điểm đó đến lần dùng tiếp theo không ít hơn 6 tiếng đồng hồ.

Dùng quá liều Povidone Iodine có thể gây bướu giáp hoặc cường giáp, tăng tiết nước bọt, đau rát họng và miệng, đau dạ dày, tiêu chảy,… Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng này bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ can thiệp. Nếu để kéo dài, tình trạng có thể chuyển biến xấu mà không thể khắc phục.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Povidone Iodine có thể gây ra những tác dụng nguy hiểm nếu bạn dùng quá liều lượng và quá thời gian chỉ định. Vì vậy hãy chắc rằng bạn ngưng thuốc khi hết thời gian sử dụng. Nếu các triệu chứng trên da chưa dứt điểm, bạn hãy trao đổi với bác sĩ nếu có ý định duy trì việc dùng thuốc.

Ngoài ra, bạn nên ngưng thuốc khi cơ thể xuất hiện những tác dụng nguy hiểm nêu trên. Cần thận trọng trong suốt thời gian dùng Povidone Iodine để có thể khắc phục kịp thời những tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.