Bấm huyệt chữa mẩn ngứa – những điều bạn chưa biết
Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi ngoài, bạn có thể áp dụng bấm huyệt chữa mẩn ngứa để điều tiết hoạt động thanh thải độc tố của gan, thận và hạn chế tình trạng bệnh tái phát.
Thông tin về biện pháp bấm huyệt chữa mẩn ngứa
Mẩn ngứa là trạng thái da nổi mẩn có kèm theo triệu chứng ngứa ngáy. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh da liễu như nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa,… Các bệnh lý này phát sinh do cơ thể/ da tiếp xúc với dị nguyên (tác nhân gây dị ứng).
Tuy nhiên quan niệm Đông y cho rằng, mẩn ngứa thực chất là do chức năng của gan và thận (cơ quan đào thải độc tố) bị suy giảm, khiến chất thải ứ đọng trong cơ thể và gây ra triệu chứng trên da. Vì vậy bên cạnh việc áp dụng những bài thuốc ở bên ngoài, cần tiến hành bấm huyệt để đả thông các mạch máu, dây thần kinh ở thận và gan.
Bấm huyệt có khả năng khai thông khí huyết, giải phóng tắc nghẽn, ứ trệ nhằm giúp dưỡng chất tuần hoàn thuận lợi đến gan và thận. Từ đó khôi phục chức năng hoạt động, tăng khả năng đào thải độc tốc và cải thiện triệu chứng mẩn ngứa trên bề mặt da.
→Xem thêm: Nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì và cách điều trị?
Bấm huyệt chữa mẩn ngứa thực hiện như thế nào?
Trước tiên, cần tiến hành tác động vào những huyệt vị có khả năng tăng đào thải và bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể, bao gồm:
- Huyệt Can: Huyệt nằm ở giữa đường chỉ nối đốt ngón tay thứ 2 và thứ 3 của ngón áp út.
- Huyệt Thận: Huyệt nằm ở giữa đường chỉ nối đốt ngón tay thứ nhất và thứ 2 của ngón tay út.
- Huyệt Phế: Huyệt nằm ở giữa đường chỉ nối đốt ngón tay thứ nhất và thứ 2 của ngón áp út.
Sau đó, cần tác động vào những huyệt vị có khả năng thư giãn dây thần kinh và hạn chế mẩn ngứa tái phát.
- Huyệt Tâm: Huyệt nằm giữa đường chỉ nối đốt sống thứ nhất và thứ 2 của ngón tay giữa.
- Huyệt Dương trì: Huyệt nằm trên đường lằn cổ tay, mặt ngoài, ngang với mắt cá tay.
Nếu mẩn ngứa dai dẳng và tái phát nhiều lần, có thể tác động sâu vào huyệt vị bằng cách châm cứu.
Những điều cần lưu ý khi chữa mẩn ngứa bằng bấm huyệt
Khi thực hiện bấm huyệt chữa mẩn ngứa, bạn nên chú ý một số điều sau đây:
- Mẩn ngứa là triệu chứng ngoài da, xuất phát từ các vấn đề ở bên trong cơ thể. Chính vì vậy, cần kết hợp nhiều biện pháp với nhau để đẩy lùi chứng bệnh này.
- Cần sử dụng lực vừa phải khi day ấn huyệt đạo. Dùng lực quá mạnh có thể khiến vùng da sưng đau, bầm tím và viêm.
- Biện pháp bấm huyệt không có khả năng cải thiện triệu chứng ngứa và đỏ da tức thì. Do đó cần kết hợp với các bài thuốc đắp hoặc bôi ngoài.
- Phương pháp này cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng nên cần thực hiện đều đặn để đạt kết quả như mong đợi.
- Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này.
Phương pháp bấm huyệt chữa mẩn ngứa chỉ thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ đến vừa. Với tình trạng nổi mẩn ngứa đi kèm với dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên chủ động gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- Xét nghiệm máu nổi mề đay và thông tin cần biết
- 15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!