Chốc lở: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Bệnh chốc lở chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Bệnh xảy ra thường là do vi khuẩn, có tính chất dai dẳng, dễ tái phát. Tiên lượng điều trị khá tốt nếu được phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp.
Bệnh chốc lở là gì?
Chốc lở (Impetigo) là bệnh da liễu khá phổ biến, xảy ra do nhiễm 1 trong 2 loại vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes trên bề mặt da. Các vị trí như mặt, cánh tay và chân là những vùng da thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh chốc lở, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 – 5 tuổi. Ước tính có khoảng 10% trẻ mắc bệnh ngoài da có liên quan đến bệnh chốc lở. Tổn thương chốc lở đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng da, xảy ra khi da bị trầy xước, nhưng cũng có thể xuất hiện ở vùng da khỏe mạnh.
Tổn thương chốc lở thường xuất hiện dưới 3 dạng gôm: bọng nước, không có bọng nước và loét da. Bệnh có xu hướng phát triển nặng ở những khu vực có khí hậu nóng ẩm.
Nguyên nhân gây bệnh chốc lở
2 Loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes là nguyên nhân chính gây ra bệnh chốc lở. Chúng xâm nhập và phát triển trên da thông qua vết trầy xước. Tổn thương chốc là kết quả của phản ứng miễn dịch đối với các tác nhân gây bệnh. Nhưng cũng có nhiều trường hợp da không bị tổn thương mà cũng bị vi khuẩn tấn công.
Sự phát triển của các yếu tố rủi ro sau cũng rất dễ gây ra chốc lở:
- Vệ sinh kém;
- Thời tiết nóng ẩm;
- Đến những nơi đông người hoặc sống ở khu vực đông dân cư;
- Suy giảm miễn dịch do các bệnh lý như tiểu đường, nhiễm virus HIV…;
- Người có tiền sử viêm da dị ứng hoặc viêm da mãn tính;
Triệu chứng bệnh chốc lở
Tổn thương chốc lở thường xuất hiện ở vùng mặt, tay chân hoặc toàn thân. Đặc trưng với những đốm đỏ trên da, tập trung quanh mũi và môi. Chúng có thể nhanh chóng phát triển thành mụn nước, rỉ ra và vỡ tạo thành những lớp vỏ màu vàng. Các tổn thương có xu hướng lan rộng.
Ở trẻ em thì bệnh chốc lở thường xuất hiện mụn nước ở khu vực mặc tã hoặc các nếp gấp da. Khi mụn nước vỡ ra có thể tạo những tổn thương xung quanh và gây ra cảm giác khó chịu. Có thể làm trẻ bị sốt hoặc xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn trên da.
Sau đợt tiến triển, các vết loét do chốc gây đau rát, bọng nước vỡ ra khiến nhiễm trùng lây lan, mất thẩm mỹ do để lại sẹo. Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng toàn thân như: sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi…
=> ĐỌC NGAY: Giải Đáp Thắc Mắc – Bệnh Chốc Lở Có Lây Không?
Khả năng lây lan của bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở rất dễ lây lan, chủ yếu thông qua tiếp xúc, chạm trực tiếp vào vết loét của người mắc bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người mắc bệnh.
Một số nhóm đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh cao, bao gồm:
- Trẻ từ 2 đến 5 tuổi, nhất là những trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường có người mắc bệnh
- Người sống ở môi trường có khí hậu nóng ẩm
- Người bị tiểu đường
- Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như HIV
- Người bị mắc bệnh chàm, viêm da hoặc người mắc bệnh vẩy nến
- Biến chứng của bệnh chốc lở có thể gặp
Biện pháp chẩn đoán bệnh chốc lở
Các bác sĩ thường chẩn đoán bằng cách nhìn vào các vết chốc lở. Có thể không cần phải tiến hành các xét nghiệm nếu biểu hiện bệnh quá rõ ràng.
Nếu vết loét không rõ ràng, bác sĩ có thể lấy chất lỏng từ vết loét. Điều này để xem xét vi khuẩn để chỉ định loại kháng sinh phù hợp.
Người bệnh nên tiến hành các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để xác định nguyên nhân cũng như áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Biến chứng bệnh chốc lở
Không điều trị chốc lở sớm có thể gây ra các biến chứng sau:
- Bội nhiễm, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu;
- Nổi mề đay;
- Viêm mô tế bào;
- Viêm quầng;
- Hồng ban đa dạng;
- Vảy nến thể giọt;
- Hội chứng bong vảy da do tụ cầu;
- Sốt tinh hồng nhiệt;
=> GỢI Ý: Các Biến Chứng Của Bệnh Chốc Lở Cần Lưu Ý
Hướng điều trị bệnh chốc lở hiệu quả
Mỗi biện pháp điều trị chốc lở còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:
Dùng thuốc kháng sinh
Điều trị chốc lở bằng thuốc kháng sinh có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày. Tùy từng trường hợp có thể dùng thuốc dạng bôi tại chỗ hoặc dạng uống cho phù hợp.
Điển hình gồm:
- Dạng bôi: Như mupirocin, axit fusidic.
- Dạng uống: Như penicillin, amoxicillin, cephalosporin,…
Tuy đem lại hiệu quả cao nhưng thuốc kháng sinh tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ nếu lạm dụng quá mức. Tốt nhất cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
Điều trị tại nhà
Người bệnh có thể hỗ trợ việc chữa bệnh cũng như phòng tránh bệnh chốc lở bằng các phương pháp tại nhà đơn giản. Trong đó, việc vệ sinh da thường xuyên, nhất là ở các vết chốc lở là rất cần thiết, nhằm loại bỏ hoặc ít nhất cũng ức chế được sự phát triển của vi khuẩn gây chốc lở.
Hàng ngày, bạn có thể ngâm vùng bị tổn thương trong nước xà phòng ấm, sau đó thấm khô rồi mới bôi thuốc vào vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, việc dùng các loại thuốc như chlorhexidine, povidone-iodine… không kê đơn cũng giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh.
Phòng ngừa nguy cơ lây lan của bệnh chốc lở
Trẻ em khi bị chốc lở không nên cho đi học để hạn chế nguy cơ lây lan. Riêng với người lớn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tổn thương đã lành hay chưa trước khi quay trở lại công việc.
Một số biện pháp phòng tránh lây nhiễm nên áp dụng, bao gồm:
- Vệ sinh da thường xuyên để hạn chế vi khuẩn tồn tại trên da.
- Che chắn vùng da bị tổn thương để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, tác nhân gây hại cho da
- Hạn chế gãi có thể làm da bị trầy xước và nhiễm trùng.
- Thay ga trải giường, khăn tắm và quần áo thường xuyên
- Vệ sinh các bề mặt, thiết bị có thể tiếp xúc với vết chốc lở.
- Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân đang bị bệnh chốc lở.
Bệnh chốc lở thật ra không nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ, việc điều trị cũng khá đơn giản. Chỉ cần áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với ăn uống và sinh hoạt khoa học là có thể điều trị khỏi bệnh. Chính vì vậy việc phát hiện sớm các biểu hiện bệnh và đến bệnh viện để thăm khám và tiến hành các bước chữa bệnh là rất quan trọng.
Có thể bạn quan tâm:
- Gợi Ý TOP Các Loại Thuốc Trị Chốc Lở Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
- Bị Chốc Lở Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì Là Tốt Nhất?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!