Nội Soi Dạ Dày Qua Đường Mũi – Quy Trình, Chi Phí
Bên cạnh nội soi dạ dày bằng phương pháp truyền thống, nội soi dạ dày qua đường mũi cũng mang đến nhiều ưu điểm. Hiểu rõ các thông tin về quy trình, ưu điểm và hạn chế của phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp thăm khám bệnh cho bản thân.
I/ Tìm hiểu về phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi
Nội soi dạ dày qua đường mũi là gì?
Nội soi dạ dày qua đường mũi là một phương pháp nội soi dạ dày tá tràng. Trong đó, ống nội soi dạ dày có gắn đầu camera sẽ được luồn qua lỗ mũi đã được gây tê, đến thực quản rồi xuống dạ dày – hành tá tràng, tá tràng. Thông qua camera trên ống nội soi, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp niêm mạc các cơ quan cần quan sát, từ đó có thể phát hiện được các tổn thương hoặc có thể lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn.
Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày khi nào? Có đau không?
Quy trình thực hiện nội soi dạ dày bằng đường mũi
Để nội soi dạ dày bằng đường mũi, bệnh nhân có thể lựa chọn nội soi dạ dày không gây mê hoặc có gây mê. Quy trình thực hiện các bước nội soi sẽ có đôi chút khác biệt giữa 2 phương pháp, cụ thể như sau:
*) Nội soi dạ dày không dùng thuốc gây mê:
Trước khi tiến hành nội soi, các bác sĩ sẽ xịt thuốc gây tê vào bên trong cổ họng của người bệnh. Nhưng cũng có trường hợp cần phải ngậm một dụng cụ, có thể là dụng cụ bằng nhựa để bảo vệ răng. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp miệng mở rộng hơn, các bác sĩ cũng sẽ dễ dàng hơn trong quá trình nội soi.
Sau đó, bác sĩ sẽ chuẩn bị các thiết bị, máy móc cần thiết và dùng ống nội soi để luồn qua đường mũi, đến thực quản và xuống dạ dày – tá tràng. Nội soi dạ dày qua đường mũi không gây mê diễn ra nhanh. Chỉ cần khoảng 15 phút là đã thực hiện xong thủ thuật nên sẽ không làm mất nhiều thời gian của bệnh nhân. Nó cũng ít gây ảnh hưởng hơn so với nội soi gây mê. Tuy nhiên, nó lại làm người bệnh buồn nôn, khó chịu.
*) Nội soi có dùng thuốc gây mê:
Nếu là một người luôn có tâm lý sợ hãi hoặc muốn giảm đau trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc gây mê. Do đó, nếu hỏi nội soi dạ dày qua đường mũi có đau không thì câu trả lời là không khi thực hiện nội soi có gây mê.
Để tiến hành nội soi có gây mê, bệnh nhân cần phải nhập viện trước 1 ngày để thử thuốc. Bởi không phải ai cũng có thể áp dụng thủ thuật nội soi này. Nếu thấy phù hợp, bệnh nhân sẽ được tiến hành nội soi luôn vào sáng hôm sau. Quy trình thực hiện cũng tương tự như cách nội soi thông thường. Nó chỉ khác ở chỗ là bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi được luồn ống nội soi. Còn đối với nội soi không gây mê, người bệnh luôn ở trạng thái tỉnh.
Nếu được gây mê, bệnh nhân sẽ không thấy khó chịu, cũng không bị ám ảnh khi nội soi. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ không bị giật mình hoặc thực hiện các động tác giãy giụa nguy hiểm trong khi nội soi. Nhưng nội soi dạ dày qua đường mũi có gây mê sẽ tốn kém chi phí và thời gian hơn. Thêm vào đó, bệnh nhân có thể bị tác dụng phụ của thuốc gây mê. Sau khi tỉnh dậy vẫn cảm thấy đau đầu, buồn nôn hoặc gặp phải những vấn đề khác cần được theo dõi.
Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày gây mê: Bảng giá & quy trình thực hiện
Ưu điểm và hạn chế
Mặc dù nội soi dạ dày qua đường mũi đã được áp dụng từ khá lâu nhưng việc nội soi truyền thống bằng đường miệng vẫn được dùng phổ biến. Cả 2 phương pháp nội soi là thông qua đường miệng và thông qua đường mũi đều có những ưu điểm và hạn chế.
Nếu như nội soi bằng đường miệng, nó dễ thực hiện, đem lại độ chính xác cao trong chẩn đoán cao và có giá thành thấp. Tuy nhiên, nội soi truyền thống sẽ dùng ống nội soi luồn qua miệng. Điều này sẽ làm cho phần lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi của cổ họng bị kích thích khiến bệnh nhân khó chịu, buồn nôn. Một số trường hợp có thể bị nôn, đau rát họng, làm xước cổ họng trong quá trình nội soi.
So với nội soi dạ dày bằng đường miệng, nội soi bằng đường mũi sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn nhiều. Bởi ống nội soi được luồn qua đường mũi, nó không gây kích đến vùng lưỡi gà, cổ họng. Thêm vào đó, nội soi dạ dày bằng đường mũi cũng có độ chính xác cao và khá dễ thực hiện.
Tuy nhiên, một hạn chế của phương pháp này là nó không được chỉ định cho các trường hợp bị các bệnh lý về vùng mũi, hẹp khe mũi. Đồng thời, nếu phát hiện thấy các bệnh lý cần can thiệp, chẳng hạn như phải cầm máu, lấy dị vật, thắt tĩnh mạch thực quản, nong hẹp, cắt polyp… cũng sẽ không được chỉ định nội soi bằng đường mũi.
Khi nào nên thực hiện nội soi dạ dày qua đường mũi?
Do không được chẩn đoán và điều trị sớm, nhiều người bệnh bị viêm loét dạ dày – tá tràng mắc phải biến chứng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày… Do đó, nội soi dạ dày sẽ phát hiện được sớm các triệu chứng bất thường ngay từ giai đoạn đầu. Bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp này để thăm khám khi thấy cơ thể có các biểu hiện như:
- Thường xuyên đau vùng thượng vị, hay buồn nôn hoặc nôn.
- Ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu
- Sút cân bất thường
- Nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc có phân đen
- Đã từng sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau và khiến vùng thượng vị bị đau.
- Cảm thấy đau ngực nhưng khám tim mạch lại thấy bình thường
- Trong gia đình có người bị bệnh polyp dạ dày.
- Nuốt nghẹn
- Mắc phải hội chứng kém hấp thu
- Sau 10 năm kể từ khi điều trị bệnh bằng cách 2/3 dạ dày.
- Nuốt thức ăn hoặc nước bị nghẹn
II/ Một vài lưu ý khi nội soi dạ dày
Để bảo đảm cho quá trình nội soi được diễn ra thuận lợi, an toàn bệnh nhân cần chú ý thực hiện một số điều sau đây:
*) Trước khi tiến hành nội soi:
- Nhịn ăn ít nhất là 6 tiếng trước khi tiến hành nội soi. Nó sẽ giúp giảm thiểu tình trạng nôn ói, đồng thời giúp bác sĩ dễ dàng quan sát được các tổn thương trong lớp niêm mạc dạ dày.
- Cần thông báo cho các bác sĩ tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe và những loại thuốc mà bản thân đang dùng để điều trị. Đặc biệt là các loại thuốc điều trị viêm dạ dày hoặc bị các vấn đề về đường hô hấp, tim mạch
- Nếu nội soi dạ dày qua đường mũi có gây mê, cần nhập viện trước để được thử thuốc. Sau đó, cần phải chờ khoảng 1 tiếng đồng hồ để thuốc phát huy tác dụng rồi mới tiến hành nội soi.
- Thông báo với các bác sĩ về những loại thuốc đã từng dị ứng hoặc các chất đã từng gây dị ứng cho cơ thể. Tùy vào từng cơ địa mà các bác sĩ có thể cho phép bạn uống ít nước, nên uống nước ấm.
Tham khảo chi tiết: Trước khi nội soi dạ dày có được ăn không, cần lưu ý gì?
*) Sau khi nội soi:
- Sau quá trình nội soi, tuyệt đối không ăn uống bất cứ thứ gì. Vì lúc này dạ dày chưa được ổn định, nếu ăn uống lúc này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu.
- Nên ở lại bệnh viện khoảng 1 – 2 tiếng đồng sau ca nội soi. Điều này sẽ giúp bác sĩ chủ động hơn trong việc xử lý các biến chứng nếu có.
- Khi đã trở về nhà, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện đau tức ngực, đau quặn bụng, khó thở, nôn ói thì cần quay trở lại bệnh viện để được cấp cứu.
- Sử dụng các thực phẩm mềm, dễ tiêu sau khi nội soi để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
III/ Địa chỉ nội soi dạ dày qua đường mũi uy tín
Hiện nay, ngày càng có nhiều bệnh viện và các phòng khám mọc lên. Do đó, nội soi dạ dày qua đường mũi ở đâu là một vấn đề khiến không ít người đau đầu. Để giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn được cho mình một địa chỉ uy tín, chất lượng, chúng tôi xin gợi ý một số bệnh viện sau đây:
*) Đối với khu vực phía Bắc
Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà P – bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội.
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6
Trung tâm kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội – Bệnh viện Xanh Pôn
- Địa chỉ: Số 12 Chu Văn An – phường Điện Biên – quận Ba Đình – Hà Nội
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6
Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội
- Địa chỉ: Nhà A5, số 1 đường Tôn Thất Tùng – quận Đống Đa – Hà Nội
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6, sáng thứ 7.
Bệnh viện Quân Y 103
- Địa chỉ: Số 160 đường Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
- Địa chỉ: 286 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội
- Thời gian làm việc: 7h00 – 20h00 từ thứ 2 – chủ nhật.
Bệnh viện Việt Đức
- Địa chỉ: Số 40 phố Tràng Thi – quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
*) Đối với khu vực phía Nam
Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
+ Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng – phường 11 – quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2: Số 201 đường Nguyễn Chí Thanh – quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3: Số 21b đường Hoàng Văn Thụ – quận Phú Nhuận – thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thời gian làm việc:
- Bệnh viện hoạt động từ thứ 2 – thứ 6, bắt đầu từ 6h30 sáng đến 16h30 chiều.
- Thứ 7 bắt đầu làm việc từ 6h30 – 12h30. Không làm việc vào ngày Chủ nhật.
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
- Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 đường Lê Hồng Phong nối dài – phường 12 – quận 10 – thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Nhân dân 115
+ Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh – phường 12 – quận 10 – thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Chợ Rẫy
- Địa chỉ: Số 201B đường Nguyễn Chí Thanh – phường 12 – quận 5
Bệnh viện Nhân dân Gia Định
+ Địa chỉ: Số 1 đường Nơ Trang Long – phường 7 – quận Bình Thạnh – thành phố Hồ Chí Minh
Trên đây là các thông tin cần biết về nội soi dạ dày qua đường mũi và chi phí thực hiện. Nội soi dạ dày có thể giúp bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm bệnh cho bản thân, giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm. Do đó, hãy tham khảo các thông tin trên đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Có thể bạn quan tâm
- Các phương pháp nội soi dạ dày không đau & chi phí
- Sau Khi Nội Soi Dạ Dày Xong Nên Ăn Gì, Tránh Gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!