Bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?
“Bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì?” ắt hẳn luôn là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được hiệu quả mang lại từ việc dùng thực phẩm để hỗ trợ điều trị viêm dạ dày Hp. Hầu hết biện pháp điều trị vi khuẩn Hp bằng thực phẩm có thể làm giảm số lượng vi khuẩn trong dạ dày nhưng không thể tiêu diệt vĩnh viễn chúng.
Khi mắc bệnh một loại vi khuẩn mang tên H.pylori sẽ lây nhiễm vào niêm mạc dạ dày của bạn và là nguyên nhân gây ra các vết loét dạ dày (80%), vết loét tá tràng (90%). Chúng cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày khác, vốn là biểu hiện của bệnh viêm dạ dày hp như:
- Đau rát vùng bụng, đặc biệt là dạ dày
- Đầy hơi, khó tiêu
- Buồn nôn, nôn
- Ăn mất ngon, mệt mỏi
- Ợ chua, ợ nóng
- Sụt giảm cân nặng không lí do.
Lúc này các phương pháp điều trị truyền thống như dùng kháng sinh có thể khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ tiêu cực. Tuy nhiên không điều trị hoặc chủ quan trong chăm sóc có thể khiến người bệnh gặp phải các biến chứng của bệnh viêm dạ dày Hp.
Nhiều trường hợp đã được ghi nhận rằng dùng kháng sinh sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Do vậy, nhu cầu sử dụng phương pháp điều trị tự nhiên đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là mối quan tâm: “Bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì?”.
Bạn đã biết chưa: Vi khuẩn HP là gì? Cách điều trị dứt điểm
Bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì?
Với sự chấp thuận của bác sĩ điều trị, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên như liệu pháp bổ trợ chữa bệnh. Điều này có thể làm tăng tác dụng của thuốc thông thường và rút ngắn thời gian điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Với biện pháp điều trị Hp dạ dày bằng thực phẩm, người bệnh có thể chú ý bổ sung thêm các nhóm thực phẩm sau trong khẩu phần ăn hằng ngày. Còn thắc mắc áp dụng chúng bằng số lượng bao nhiêu, áp dụng cụ thể ra sao thì bệnh nhân hoàn toàn có thể nhờ đến sự trợ giúp từ các chuyên gia dinh dưỡng.
1. Sữa chua uống
Chú ý đến bảng thàng phần của các loại sữa chua trước khi thêm chúng vào thực đơn dinh dưỡng. Hãy lựa chọn các loại sữa chua truyền thống có đường tự nhiên từ lactose và hoa quả. Hạn chế các thành phần như chất phụ gia, đường hóa học, chất bảo quản để hạn chế việc gây hại ngược lại cho cơ thể.
Hơn hết, việc bổ sung sữa chua, nhất là sữa chua uống cho người bị viêm dạ dày Hp là cần thiết vì chúng có chứa vi khuẩn sống lên men (probiotics). Probiotic sẽ giúp duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn đường ruột tốt lẫn xấu, làm giảm nguy cơ phát triển nấm men trong đường ruột. Tốt nhất là loại vi khuẩn Lactobacillus acidophilus
2. Trà xanh
Trà xanh được biết đến với khả năng kháng viêm diệt khuẩn và ngăn ngừa oxy hóa cực tốt. Trong trường hợp sử dụng cho người bị viêm dạ dày Hp, trà xanh có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn H.pylori lẫn tiêu diệt chúng.
Ngoài ra, tiêu thụ trà xanh ở một mức vừa phải sẽ làm sạch tiêu hóa và ngăn ngừa viêm dạ dày. Uống trà trong khi bị nhiễm trùng sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động và tăng cường hệ miễn dịch tự thân của cơ thể.
3. Mật ong
Mật ong đã cho thấy khả năng chống lại vi khuẩn H.pylori của mình. Các loại vi sinh vật hầu như không thể sống trong mật ong, giúp mật ong trở thành loại nguyên liệu sát trùng ngừa viêm hữu hiệu.
Không chỉ vậy, thành phần trong mật ong mang lại rất giàu dinh dưỡng, có thể cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể hằng ngày. Mật ong còn có thể làm tan dịch vị dạ dày, từ đó giúp khôi phục cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa viêm loét.
4. Dầu olive
Dầu olive có khả năng khuẩn mạnh đối với vi khuẩn H.pylori. Vì vậy có thể nói olive chính là câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc” Bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì?”. Cùng lúc đó, dầu olive được tin rằng có thể ổn định axit dạ dày, hạn chế nguy cơ dịch axit tác động lên niêm mạc gây viêm sưng và hình thành cơ đau.
5. Rễ cây cam thảo
Rễ cây cam thảo là một phương án hoàn hảo để bổ sung trong thực đơn hằng ngày cho người bị viêm dạ dày nói chung và viêm dạ dày Hp nói riêng. Dù không mang lại tác dụng trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại có có thể ngăn chặn vi khuẩn Hpylori bám vào thành dạ dày.
Để sử dụng rễ cây cam thảo, phổ biến nhất là dạng bột, trà hoặc chiết xuất lỏng. Chú ý rằng không nên sử dụng quá 5g cam thảo mỗi ngày vì có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cục đến sức khỏe.
6. Bông cải xanh
Một hợp chất trong bông cải xanh được gọi là sulphoraphane có thể mang lại hiệu quả chống lại sự hoạt động của H.pylori. Đồng thời, bông cải xanh có tác dụng làm giảm viêm dạ dày, có thể mang lại ảnh hưởng tích cực khi làm giảm sự xâm nhập của vi khuẩn trong đường ruột.
Ngoài ra, bông cải xanh đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, cải thiện các nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp.
7. Quả nam việt quất
Thành phần chủ yếu của quả nam việt quất là carbs và chất xơ. Là nguồn phong phú của nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, quả nam việt quất mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Với hợp chất thực vật mang tên proanthocyanidin, quả nam việt quất có thể làm phòng ngừa biến chứng ung thư dạ dày và viêm loét do H.pylori rất tốt. Chúng có thể làm giảm đáng kể sự nhiễm trùng nếu tiêu thụ thường xuyên ở mức độ vừa phải.
Tìm hiểu thêm: Dạ Dày Bị Nhiễm Vi Khuẩn HP Thì Nên Ăn Gì Nhanh Khỏi
Dạ dày nhiễm khuẩn Hp kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi bị viêm dạ dày Hp, cũng có rất nhiều thực phẩm mà người bệnh nên tránh hoặc hạn chế sử dụng như:
1. Carbonhydrate
Các dạng carbs xấu có trong bánh mỳ, mỳ ống, nước ngọt, bánh kẹo và nhiều loại thực phẩm khác cần được hạn chế để cải thiện hiệu quả điều trị. Vi khuẩn H.pylori sẽ phát triển và sinh sôi nhanh hơn với các dạng carbs xấu này. Giảm lượng carbs có thể làm giảm lượng vi khuẩn được sản sinh.
2. Thực phẩm cay
Các loại thức ăn nhiều gia vị, cay nóng có thể gây ra kích ứng cho dạ dày. Khi bị viêm, thực phẩm cay có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mà bạn đang phải đối mặt, thậm chí là gây ra đau đớn dữ dội.
3. Caffeine
Caffeine là một chất kích thích thường có mặt trong các thức uống như cà phê, nước ngọt, trà đặc. Chúng sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, bào mỏng niêm mạc và tạo cơ hội cho H.pylori tấn công thuận lợi.
4. Rượu
Rượu có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày. Điều này sẽ khiến tình trạng viêm dạ dày Hp có thể trở nên nguy hiểm vì vết loét sẽ phát triển trên diện rộng. Thậm chí gây ra ngộ độc hoặc ung thư dạ dày vì rượu.
5. Thực phẩm nhiều chất béo
Các loại thức ăn chiên xào có xu hướng gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, sau khi được đưa vào tiêu hóa sẽ sản sinh một loại khí gây nóng ran thành ruột. Khí này sẽ phóng đại các cơn đau và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Đó cũng là lí do vì sao khi ăn đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh sẽ cảm thấy no lâu, đầy hơi, chướng bụng.
Hiện nay, bên cạnh việc chú trọng đến vấn đề ăn uống nhằm cải thiện tình trạng viêm dạ dày Hp, người bệnh cần quan tâm đến thói quen vệ sinh và quá trình chuẩn bị thức ăn đúng cách hằng ngày. Nếu như được chẩn đoán mắc phải H.pylori hoặc xuất hiện các triệu chứng viêm dạ dày Hp, hãy chắc chắn bạn đã gặp bác sĩ và áp dụng quá trình điều trị khoa học.
Trên đây là những thông tin tham khảo xoay quanh vấn đề: “Bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì?”. Tuy nhiên ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính mới nhất
- Viêm dạ dày Hp ở trẻ: nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!