Đường huyết là gì? Vai trò và vấn đề thường gặp
Đường huyết là tên gọi chỉ hàm lượng đường trong máu. Đây là yếu tố quan trọng, có vai trò cung cấp năng lượng nuôi các tế bào. Đặc biệt, đường huyết còn quyết định chức năng của hệ thần kinh và não bộ. Chính vì thế, sự tăng – giảm của yếu tố này có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Đường huyết là gì? Có vai trò như thế nào?
Đường huyết hay glucose trong máu là nguồn năng lượng không thể thiếu trong cơ thể con người. Đây được xem là nguồn “nguyên liệu” cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể. Đặc biệt, đường huyết đóng vai trò quan trọng trong tổ chức thần kinh và não bộ.
Đường huyết là dưỡng chất cần thiết tồn tại sẵn trong cơ thể, là một phần trong hoạt động chuyển hóa cân bằng nội môi. Chúng được dự trữ ở gan dưới dạng glycogen. Khi cơ thể có dấu hiệu thiếu hụt năng lượng, đường huyết được dự trữ sẵn sẽ chuyển thành năng lượng cung cấp vào lượng mất đi. Con đường dẫn truyền từ gan đi đến ruột, sau đó là đi vào các tế bào.
Do đó, đường huyết có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là giúp tạo ra năng lượng để duy trì hoạt động của các tế bào. Đồng thời, như đã đề cập, não bộ và hệ thần kinh là các cơ quan cần hàm lượng đường cần thiết trong máu để nạp dưỡng chất cho các hoạt động.
Chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết (Gl) là con số giúp bác sĩ kiểm tra được hàm lượng đường có trong máu, có đơn vị đo là mmol/L hoặc mg/dl. Tùy theo mỗi giai đoạn trong ngày mà chỉ số này cũng có những sự thay đổi nhất định. Chẳng hơn, chỉ số đường huyết khi đói sẽ khác với khi ăn no, khi ngủ,…
Thông qua đó, bác sĩ có thể kiểm tra được tình trạng sức khỏe của người bệnh, giúp đưa ra chẩn đoán vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường. Có thể nói, bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng. Do đó, việc theo dõi đường huyết thường xuyên có thể giúp bạn sớm nhận ra bệnh và điều trị.
Vậy, chỉ số đường huyết như thế nào là bình thường? Dưới đây là thông tin chi tiết hơn dành cho bạn đọc:
- Chỉ số đường huyết khi ngủ: Glucose trong máu của người bình thường trước thời gian đi ngủ sẽ dao động từ 110 mg/dl cho đến 150 mg/dl. Chúng tương đương với đơn vị 6 mmol/L đến 8.3 mmol/L.
- Chỉ số đường huyết khi đói: Lúc này là thời điểm để xác định bệnh tiểu đường phổ biến. Người bình thường khi bụng rỗng sẽ có chỉ số đường huyết vào khoảng 90 mg/dl cho đến 130 mg/dl (tương đương 5 mmol/L đến 7.2 mmol/L). Thông thường, thời gian đo chuẩn xác nhất là vào lúc mới thức dậy, cơ thể chưa nạp bất kỳ thực phẩm nào.
- Chỉ số đường huyết sau khi ăn: Người khỏe mạnh bình thường có chỉ số đường huyết sau khi ăn no từ 1 đến 2 giờ đồng hồ sẽ nhỏ hơn 180 mg/dL (nhỏ hơn 10 mmol/L).
- Chỉ số HbA1c: Ngoài việc kiểm tra các chỉ số bên trên, chỉ số HbA1c cũng là một yếu tố quan trọng nếu muốn chẩn đoán bệnh tiểu đường chính xác nhất. Bởi vì, chỉ số này không bị phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào, cho kết quả ngay cả khi cơ thể đang no hoặc đói. Thông thường, người khỏe mạnh không mắc bệnh sẽ có HbA1c dao động từ 5.4% cho đến 6.2 %.
Trường hợp người đã mắc bệnh tiểu đường sẽ có chỉ số HbA1c cao hơn 7%. Nếu kết quả cho thấy chỉ số này bị tụt giảm cũng có nghĩa bạn đang mắc phải chứng hạ đường huyết. Đây là hiện tượng nguy hiểm, bạn cần hết sức lưu ý. Vì thế, khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục.
Tham khảo thêm: Thuốc hạ đường huyết nhanh, phổ biến và lưu ý khi dùng
Những vấn đề thường gặp của đường huyết
Đường huyết có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Khi chúng bị biến động bất thường, cơ thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Điển hình là chứng tiểu đường nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Nếu thông qua việc kiểm tra chỉ số đường huyết, bạn nhận thấy có những bất thường, sẽ có hai trường hợp là đường huyết tăng cao hoặc tụt đường huyết quá thấp. Cụ thể là:
Tăng đường huyết
Hàm lượng đường trong máu tăng cao vượt mức cho phép ngay cả khi ăn no hoặc cơ thể đang đói là dấu hiệu báo với bạn rằng glucose đang bị dư thừa ở các mô. Thường gặp ở người đang mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng này gây ra bởi nhiều yếu tố từ việc ăn uống, hoạt động, thuốc hoặc do các bệnh lý ảnh hưởng.
Người bệnh sẽ nhận thấy được tình trạng này thông qua các triệu chứng như: Khát nước, đau đầu, mất tập trung, thị lực kém, đi tiểu thường xuyên, sụt cân, mệt mỏi. Đo chỉ số đường huyết được kết quả cao hơn ngưỡng 180 mg/ dL.
Đường huyết tăng cao kéo theo các vấn đề như nữ giới dễ bị nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng da, các vết thương lâu lành hơn bình thường. Không những thế, dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng khiến đi lại khó khăn, đàn ông bị rối loạn cương dương,…Dạ dày, đường ruột của người bệnh cũng gặp vấn đề gây táo bón, tiêu chảy và nhiều hệ lụy khác.
Đây là vấn đề nghiêm trọng. Do đó, bạn nên nhanh chóng can thiệp khắc phục sớm. Trường hợp không được chữa trị, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nhất là tình trạng hôn mê do biến chứng tiểu đường đe dọa tính mạng người bệnh.
Hạ đường huyết
Ngược lại, đường huyết hạ cũng là một vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người. Như đã đề cập, đường huyết có vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động sống. Vì thế, khi đường trong máu giảm xuống quá mức quy định sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, kể cả những người khỏe mạnh không mắc bệnh tiểu đường.
Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng hạ đường huyết như nhịp tim thay đổi không ổn định, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, tay chân không có sức lực, run rẩy, đổ mồ hôi nhiều, đói, ớn lạnh sống lưng,…Trường hợp nặng, người bệnh còn xuất hiện những hành vi bất thường, mờ mắt, co giật, mất nhận thức.
Đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết có thể là hệ quả của việc sử dụng insulin quá mức. Điều này làm cho chỉ số đường huyết trong máu hạ thấp. Ngoài ra, nếu người bệnh ăn uống thiếu chất, luyện tập quá nhiều trong quá trình điều trị tiểu đường cũng làm nguy cơ hạ đường huyết tăng cao.
Đối với những người không mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết có thể là do:
- Lạm dụng rượu bia, chất kích thích.
- Sử dụng sai thuốc điều trị bệnh.
- Gặp vấn đề về gan, rối loạn chức năng thận,…
- Gặp vấn đề về tuyến tụy ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin.
- Thay đổi nội tiết tố.
Tăng hay hạ đường huyết đều là các vấn đề nguy hại cho sức khỏe. Trường hợp không được phát hiện sớm, người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều hệ lụy. Đường huyết tăng cao sẽ khiến cho các phản ứng sinh học trong cơ thể bị đảo lộn. Trong khi đó, hạ đường huyết khiến cho người bệnh thiếu hụt dinh dưỡng dễ bị mệt mỏi, đột quỵ,…
Tham khảo thêm: Uống thuốc tiểu đường có hại không? Cách giảm thiểu
Làm gì khi đường huyết bất thường?
Khi nhận thấy cơ thể có những bất thường, qua kiểm tra đường huyết thấy chỉ số thay đổi. Bạn nên nhanh chóng khắc phục tạm thời bằng cách:
- Trường hợp đường huyết tăng cao, bạn nên nhanh chóng điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Kiểm tra xem liệu bạn có bỏ qua cữ thuốc nào không.
- Trường hợp đường huyết hạ thấp bạn nên bổ sung một ít bánh, kẹo,…thực phẩm có vị ngọt để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Ngay sau đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục.
Biện pháp duy trì đường huyết ở mức ổn định
Không chỉ những người đang mắc bệnh tiểu đường phải chú ý đến chỉ số đường huyết. Người khỏe mạnh bình thường cũng nên chủ động có biện pháp duy trì đường huyết. Đây là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh được các nguy cơ.
Bổ sung chất xơ cho cơ thể
Chất xơ có vai trò hỗ trợ quá trình tiêu hóa của cơ thể, giúp bạn có cảm giác no lâu. Không những thế, nó còn có khả năng làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong máu sau khi ăn. Đặc biệt, đối với người mắc bệnh tiểu đường, đây là chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể cần được cung cấp.
Nếu dung nạp đủ chất xơ, hoạt động kiểm soát đường huyết sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Ngược lại, những người không ăn đủ chất xơ sẽ dễ gặp phải các vấn đề về đường huyết đã nêu trên. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như hạt ngũ cốc, đậu, rau và trái cây tươi.
Sử dụng các loại quả hạch ăn vặt
Hàm lượng đường huyết không chỉ phụ thuộc vào thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày mà còn dựa trên lượng thức ăn mỗi bữa. Ngoài các bữa ăn chính, ăn vặt cũng khá quan trọng. Để ổn định đường huyết bạn nên chọn những món ăn nhẹ chứa tinh bột, protein, chất béo từ các loại hạt như hồ đào, hạnh nhân, hạt điều,…
Tham khảo thêm: Huyết Áp Tăng Về Đêm Là Do Đâu? Khắc Phục Thế Nào?
Lựa chọn thông minh các thực phẩm “không đường”
Những loại thực phẩm bày bán tại các siêu thị có dán nhãn “không đường”, nhưng trên thực tế chúng vẫn có khả năng làm hàm lượng đường trong máu của bạn tăng cao. Chính vì thế, để giữ đường huyết được ổn định, bạn nên kiểm tra lượng carbohydrate trong các sản phẩm ăn uống. Cụ thể là hàm lượng tinh bột, chất xơ, đường, rượu đường,…
Uống nhiều nước
Để ổn định đường huyết, bạn không thể nào bỏ qua vai trò quan trọng đến từ nước. Đặc biệt, nước được xem là sự lựa chọn tối ưu dành cho bệnh nhân mắc đái tháo đường. Uống nước trước bữa ăn sẽ giúp bạn thấy no hơn, vì thế trong bữa ăn bạn sẽ ăn ít lại, tránh tình trạng ăn quá nhiều làm đường huyết tăng.
Hạn chế rượu, bia
Người bệnh tiểu đường cũng có thể uống được rượu, bia. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng với lượng ít nhất có thể. Bởi, chúng có thể khiến đường huyết của bạn tụt giảm, gây cảm giác thèm ăn đường.
Đường huyết có vai trò quan trọng đối với cơ thể là thế, do đó bạn đọc nên chú ý theo dõi và duy trì chỉ số ở mức ổn định nhất. Đặc biệt, nếu đang mắc phải bệnh tiểu đường, bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám định kỳ, tránh tình trạng biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
- Chỉ số đường huyết của thực phẩm – Bị tiểu đường nên biết
- Insulin là gì? Vai trò với cơ thể và cẩn trọng khi dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!