Các loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng tai

Thuốc kháng sinh là phương pháp duy nhất để điều trị nhiễm trùng tai do vi khuẩn. Các loại thuốc này sẽ ngăn ngừa sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

kháng sinh điều trị nhiễm trùng tai
Để điều trị nhiễm trùng tai do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh

Nhiễm trùng tai là gì?

Nhiễm trùng tai còn được gọi là viêm tai giữa cấp tính, đây là tình trạng dịch bị mắc kẹt ở tai giữa, chúng gây đau đớn vì chất lỏng tích tụ bên trong và tai bị viêm. Hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng tai xuất hiện sau khi người bệnh bị dị ứng hoặc cảm lạnh, cảm cúm.

Nhiễm trùng tai ở trẻ em

Nhiễm trùng tai phổ biến ở trẻ em hơn người lớn vì ống tai của chúng hẹp hơn, gây khó khăn trong việc giữ cho tai luôn khô ráo. Khi các ống tai không thể loại bỏ nước đúng cách, chúng có xu hướng bị tắc và nhiễm trùng.

Các triệu chứng nhiễm trùng ở trẻ em bao gồm:

  • Đau tai, đặc biệt là khi nằm
  • Khó ngủ
  • Khóc hoặc hành động cáu kỉnh
  • Khó nghe hoặc không phản ứng với âm thanh
  • Mất thăng bằng
  • Sốt hơn 38 độ C
  • Dịch chảy từ tai
  • Đau đầu
  • Ăn mất ngon

Nhiễm trùng tai ở người lớn

Mặc dù nhiễm trùng tai phổ biến ở trẻ em hơn nhưng chúng vẫn có thể xảy ra ở người lớn và đặc biệt có xu hướng nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng nhiễm trùng tai ở người lớn bao gồm:

  • Đau tai
  • Dịch chảy từ tai
  • Mất thính giác
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Cảm giác đầy trong tai
  • Tai đỏ hoặc sưng

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng tai

Khi thăm khám và điều trị với bác sĩ, họ có thể đề nghị chờ để xem liệu nhiễm trùng có tự khỏi hay không. Nhưng thông thường, thuốc kháng sinh được kê đơn để điều trị các trường hợp nhiễm trùng tai không có nguyên nhân rõ ràng.

Thuốc kháng sinh là loại thuốc duy nhất được sử dụng để điều trị và quản lý bệnh nhiễm trùng tai. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh được dùng 1-2 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng. Dưới đây là một số loại kháng sinh thường được sử dụng.

1. Amoxicillin (Amoxil, Trimox, Wymox)

Amoxicillin đây là một loại kháng sinh Penicilin, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nên nó được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Liều dùng của thuốc còn tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.

  • Nhiễm trùng nhẹ đến trung bình: uống 500mg mỗi 12 giờ hoặc 250mg mỗi 8 giờ trong 10-14 ngày
  • Nhiễm trùng nặng: uống 875mg mỗi 12 giờ hoặc 500mg mỗi 8 giờ trong 10-14 giờ

2. Amoxicillin/clavulanate (hay Augmentin)

Augmentin là sự kết hợp giữa amoxicillin và chất ức chế beta lactamase, clavulanate kali. Nó được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng tai, phổi, xoang, da và đường tiết niệu. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Liều dùng tham khảo của thuốc này như sau:

  • Nhiễm trùng từ nhẹ đến trung bình: uống 500/125mg mỗi 12 giờ hoặc 250/125mg mỗi 8 giờ trong 10 ngày.
  • Nhiễm trùng nặng: uống 875/125mg mỗi 12 giờ hoặc 500/125mg mỗi 8 giờ hoặc 2000mg mỗi 12 giờ trong 7-10 ngày.
thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng tai
Thuốc kháng sinh Augmentin giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng tai

3. Pediazole (erythromycin và sulfisoxazole)

Pediazole là sự kết hợp giữa erythromycin ethylsuccine và sulfisoxazole acetyl để điều trị nhiễm trùng tai ở trẻ em. Nó có công dụng ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn. Liều dùng thuốc này còn phụ thuộc vào cân nặng, cụ thể như sau:

Đối với lịch dùng 4 lần/ngày:

  • Trẻ em nặng dưới 8 kg: liều dùng được xác định bởi bác sĩ
  • Trẻ em nặng từ 8-16 kg: ½ muỗng cà phê (2.5ml) cứ mỗi 6 giờ trong 10 ngày.
  • Trẻ em nặng từ 16-24 kg: 1 muỗng cà phê (5ml) cứ mỗi 6 giờ trong 10 ngày.
  • Trẻ em từ 24-32 kg: uống 7.5ml mỗi 6 giờ trong 10 ngày
  • Trẻ em hơn 32 kg: 2 muỗng cà phê (10ml) cứ mỗi 6 giờ trogn 10 ngày.

Đối với lịch dùng 3 lần/ngày:

  • Trẻ em nặng dưới 8 kg: liều dùng được xác định bởi bác sĩ
  • Trẻ em nặng từ 6-12 kg: ½ muỗng cà phê (2.5ml) cứ mỗi 8 giờ trong 10 ngày.
  • Trẻ em nặng từ 12-18 kg: 1 muỗng cà phê (5ml) cứ mỗi 8 giờ trong 10 ngày.
  • Trẻ em từ 18-24 kg: uống 7.5ml mỗi 8 giờ trong 10 ngày
  • Trẻ em từ 24-30 kg: 2 muỗng cà phê (10ml) mỗi 8 giờ trong 10 ngày
  • Trẻ em hơn 30 kg: 12.5ml cứ mỗi 8 giờ trogn 10 ngày.

4. Trimethoprim/sulfamethoxazole

Sự kết hợp giữa Sulfamethoxazole và trimethoprim được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng tai, đường tiết niệu, viêm phế quản,… Liều dùng thuốc này điều trị nhiễm khuẩn như sau:

  • Người lớn và trẻ em nặng từ 40 kg: uống 800mg sulfamethoxazole và 160mg trimethoprim mỗi 12 giờ trong 10-14 ngày.
  • Trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên và nặng tới 40kg: liều lượng dựa trên trọng lượng cơ thể. Thông thường là sulfamethoxazole 40mg/kg và trimethoprim 8mg/kg được chia làm 2 lần uống mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không nên sử dụng thuốc này

5. Cefixime

Cefixime là một loại thuốc kháng sinh như cephalosporin, nó hoạt động bằng cách ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn nên được dùng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng tai. Liều dùng điều trị viêm tai giữa với Cefixime như sau:

  • Uống 400mg/ngày với liều duy nhất hoặc chia mỗi 12 giờ.

6. Cefprozil (Cefzil)

Cefprozil là một loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin. Nó thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai, cổ họng, xoang, da và bàng quang. Thuốc hoạt động bằng cách làm suy yếu thành tế bào của vi khuẩn gây nhiễm trùng, từ đó giết chết vi khuẩn. Liều dùng thông thường là:

  • Uống 500mg mỗi ngày hoặc 250-500mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày.

7. Cefdinir (Omnicef)

Cefdinir là một loại kháng sinh kê đơn để điều trị một loạt các bệnh nhhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng, nhiễm trùng da và đặc biệt là nhiễm trùng tai giữa. Liều điều trị thông thường là:

  • Uống 300mg mỗi 12 giờ trong 5-10 ngày hoặc 600mg mỗi 24 giờ trong 10 ngày.

8. Clindamycin (Cleocin HCl)

Clindamycin là một loại thuốc theo toa để điều trị các bệnh nhiễm trùng nặng nhờ cơ chế ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Liều dùng còn phụ thuộc vào tình trạng điều trị, nhưng liều dùng thông thường như sau:

  • Người lớn: nhiễm trùng nghiêm trọng uống 600mg-1,2g/ngày với hai, ba hoặc bốn liều bằng nhau. Nhiễm trùng rất nặng uống 1,2-2,7g/ngày trong hai, ba hoặc bốn liều bằng nhau.
  • Trẻ em (trên 1 tháng tuổi) : Nhiễm trùng nghiêm trọng: 15-25mg/kg/ngày với ba hoặc bốn liều bằng nhau. Nhiễm trùng nặng hơn: 25-40mg/kg/ngày với ba hoặc bốn liều bằng nhau.

9. Clarithromycin (Biaxin)

Clarithromycin được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi (nhiễm trùng phổi), viêm phế quản (nhiễm trùng các ống dẫn đến phổi) và nhiễm trùng tai, xoang, da và cổ họng. Liều dùng tham khảo của thuốc như sau:

  • Người lớn uống 250-500mg cứ sau mỗi 12 giờ trong 7-14 ngày đối với hỗn hợp uống và viên nén, hoặc 1000mg 1 lần/ngày trong 7 ngày với viên nén giải phóng kéo dài.
  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên uống 7.5mg/kg cứ sau mỗi 10 giờ trong 10 ngày.
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi sử dụng liều được xác định bởi bác sĩ

10. Azithromycin (Zithromax)

Azithromycin là thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng tai cấp, viêm phế quản, viêm xoang,… Liều dùng điều trị nhhiễm trùng tai cấp như sau:

  • Uống 500mg 1 lần/ngày sau đó uống 250mg 1 lần/ngày trong 4 ngày

11. Ceftriaxone (Rocephin)

Ceftriaxone là một loại thuốc tiêm được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn nhằm điều trị các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng tai, viêm vùng chậu, bệnh lậu,… Để điều trị nhiễm trùng tai giữa, liều dùng thuốc này như sau:

  • Tiêm 1-2g trong 3 ngày cho trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc thất bại với những biện pháp điều trị trước đó.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tai cần được chỉ định bởi bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Những loại đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng

Tình trạng sưng viêm khiến cổ họng bị đau rát và khó khăn khi nói chuyện. Ngoài việc sử dụng...

Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì?

Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì? Nguy hiểm không?

Ung thư tuyến giáp thể nhú là một trong những dạng ung thư tuyến giáp phổ biến hiện nay. Theo...

Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng hiệu quả nhanh & lưu ý

Trẻ bị viêm họng gây sốt cao là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đối...

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày, có cần đi bệnh viện không?

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày? Có cần đi bệnh viện?

Nếu bị viêm amidan, trẻ nhỏ có thể bị sốt. Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh mà...

viêm thanh quản nguy hiểm hay không

Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản là từ y khoa dùng để chỉ tình trạng tổn thương ở thanh quản do sử dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.