Bệnh nhược cơ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh nhược cơ là một bệnh lý tự miễn có khả năng phát sinh biến chứng ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe người bệnh nghiêm trọng. Đặc trưng của bệnh lý này là triệu chứng cơ yếu dần về chiều, khi người bệnh hoạt động quá sức. Ngoài ra bệnh còn gây ra các triệu chứng nhận biết khác. Chủ động điều trị sớm để bảo vệ an toàn sức khỏe.

Tổng quan

Bệnh nhược cơ (Myasthenia Gravis) là thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn tự miễn dẫn đến rối loạn dẫn truyền thần kinh và cơ. Bệnh khiến bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động do cơ bị suy yếu. Trong khi ở người bình thường các kết nối thần kinh đến cơ hoạt động bình thường.

Bệnh nhược cơ
Bệnh nhược cơ được đánh giá là bệnh tự miễn gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đời sống, sức khỏe

Sự kết nối thông qua một chất dẫn truyền có tên là Acetycholin (Ach). Tuy nhiên ở bệnh nhân mất kết nối thần kinh và cơ, hệ miễn dịch nhầm lẫn chất dẫn truyền này là tác nhân gây hại, vì thế cơ thể tự sản sinh kháng thể chống lại Ach. Do đó, số lượng Ach tại màng hậu Synap không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Tình trạng này nhanh chóng khiến sự dẫn truyền xung thần kinh bị yếu dần. Cơ bị yếu đi khiến bệnh nhân hoạt động kém, sinh hoạt đời sống và công việc gặp nhiều khó khăn. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ, chuyên gia khuyên bạn nên chủ động thăm khám sớm để kịp thời điều trị khi cần thiết.

Phân loại

Dựa trên tình trạng nhược cơ xuất hiện ở vị trí nào và tính chất của bệnh người ta phân nhược cơ thành các dạng như:

  • Nhược cơ mắt: Các cơ quan ngoài mắt bị ảnh hưởng.
  • Nhược cơ tổng quát: Vùng bị ảnh hưởng có các biểu hiện nhẹ đến nặng, vùng bị nhược cơ thường là mặt, cổ, cơ xương, hầu,...
  • Nhược cơ Paraneoplastic: Xuất hiện trong trường hợp u tuyến ức.
  • Nhược cơ bẩm sinh: Một loại rối loạn di truyền lặn, hình thành trong bụng mẹ, không qua trung gian miễn dịch, đây là dạng hiếm gặp.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Như đã đề cập, bệnh nhược cơ là một bệnh tự miễn, hình thành do cơ thể sinh ra loại kháng thể kháng Ach. Từ đó lượng Ach ở màng sau Synapse tiếp hợp thần kinh cơ bị suy giảm dẫn đến tình trạng suy nhược, yếu cơ.

Nguyên nhân
Nhược cơ xảy ra do hệ miễn dịch rối loạn, sản sinh các kháng thể kháng lại các chất trong cơ thể

Các xung động thần kinh tới cơ bị ức chế dẫn truyền khiến cơ ngày càng trở nên yếu đi. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở người bị suy giảm kháng thể chống lại một loại enzyme đặc hiệu. Điều này làm có Ach không được biệt hóa hoặc khả năng biệt hóa thấp. Đồng thời sự sản sinh Ach cũng bị kiểm soát.

Một nguyên nhân nữa có thể gây bệnh nhược cơ là tình trạng u tuyến ức ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. U ngày càng phát triển mà không có sự can thiệp kiểm soát sẽ khiến kháng thể kháng Ach được sinh ra ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng rối loạn dưỡng cơ gia tăng.

Những yếu tố được xác định có nguy cơ tăng khả năng bùng phát nhược cơ kể đến như: Người bị u tuyến ức, mắc bệnh truyền nhiễm, người bệnh tim mạch, huyết áp cao, người có bố hoặc mẹ mắc bệnh nhược cơ,.... và nhiều bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch khác.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Người mắc bệnh nhược cơ thường có cơ yếu không rõ nguyên nhân, không té ngã hay va đập mạnh,.... Tình trạng này khiến nhiều người gặp khó khăn trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhược cơ tiến triển âm thầm không gây triệu chứng rõ rệt.

Bệnh có thể bùng phát các triệu chứng bất thường sau một đợt nhiễm trùng, khi mang thai hoặc sử dụng thuốc gây mê, stress. Những khu vực xuất hiện các tổn thương có thể nhận biết là cơ ổ mắt yếu, cơ mặt, cơ nhai, cơ cổ hoặc họng.

Triệu chứng
Nhận biết các triệu chứng bất thường trên mắt, mặt, cổ,... do nhược cơ gây ra

Giai đoạn đầu gần như các biểu hiện bất thường không xảy ra ở cơ tứ chi. Tuy nhiên khi bệnh bùng phát nặng nề, tình hình yếu cơ sẽ xảy ra trên toàn bộ cơ thể. Nếu nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục sớm:

  • Cơ mắt: Đa số các trường hợp nhược cơ thể hiện ở cơ mắt đầu tiên. Người bệnh bị sụp mi, hai bên không đối xưng, kèm theo tình trạng khó nhắm mắt, nhìn 1 vật thành 2. Triệu chứng có thể nhanh chóng lan rộng ra các cơ quan khác sau một thời gian nếu bệnh nhân không có biện pháp kiểm soát phù hợp.
  • Cơ hầu họng: Cơ nhai yếu hơn bình thường, gặp khó khăn khi nhai những thức ăn dai, cứng. Khó ngậm miệng phải dùng tay hỗ trợ. Cơ hầu họng yếu kèm theo tình trạng nuốt khó, nói khó, thay đổi giọng nói bất thường.
  • Cơ cổ, tứ chi:  Cơ cổ yếu khó ngẩng cao đầu, duỗi cổ như bình thường, tình trạng ngày càng nặng nề hơn khi gần về chiều tối. Các triệu chứng nhược cơ xuất hiện ở tứ chi cho thấy bệnh đã diễn biến nặng, bệnh nhân gặp khó khăn khi khiêng vác, cầm nắm đồ vật, nặng nề khi đi lại, cơ thể không linh hoạt.
  • Cơ mặt: Người bệnh nhược cơ ở vùng mặt thường bị đơ, mặt không biểu cảm nên thường bị người khác đánh giá là vô cảm. Khi nhược cơ vòng môi có thể bệnh nhân sẽ không thể cười như bình thường.
  • Cơ hô hấp: Đây là tình trạng nguy hiểm khi nhược cơ tiến triển nặng ảnh hưởng đến cơ hô hấp. Người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng nếu không kịp thời điều trị. Người bệnh có các dấu hiệu uy hô hấp, khó thở ngưng thở,....

Chẩn đoán

Đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, đặc biệt là khả năng vận động của các cơ trên cơ thể. Sự chủ quan, nhầm lẫn có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn ngày càng nghiêm trọng, biến chứng nặng nề..

Chẩn đoán
Nhanh chóng đến gặp bác sĩ kiểm tra vấn đề đang gặp phải để điều trị sớm

Theo đó, khi đến gặp bác sĩ, bệnh nhân sẽ được kiểm tra các triệu chứng trên cơ thể, thăm hỏi tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, thuốc đang dùng,... Tiếp đến chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra như:

  • Xét nghiệm Prostigmin: Một loại thuốc kháng men được dùng tiêm vào người bệnh nhân nhằm tìm kiếm yếu tố nguy cơ. Nếu các triệu chứng yếu cơ của bệnh nhân giảm cho thấy kết quả dương tính.
  • Test với nước đá lạnh: Sử dụng một túi đá lạnh đặt lên vị trí mí mắt bị sụp. Cách này nhằm kiểm tra chẩn đoán có phải bệnh nhân bị nhược cơ mắt hay không. Kết quả dương tính khi mắt của người bệnh mở to hơn bình thường.
  • Đo điện cơ: Đây cũng là biện pháp được thực hiện trong xét nghiệm nhược cơ. Bác sĩ sẽ thực hiện test kích thích thần kinh cơ hoặc thực hiện phương pháp điện cơ sợi đơn độc.
  • Xét nghiệm huyết thanh: Mục đích tìm ra kháng nguyên.

Ngoài ra bệnh nhân còn được chỉ định các phương pháp xét nghiệm hình ảnh, xác định tổn thương bên trong cơ thể. Dựa trên kết quả chẩn đoán, phương pháp điều trị sẽ được chỉ định phù hợp.

Biến chứng và tiên lượng

Người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu bệnh nhược cơ không được điều trị và khắc phục từ sớm. Các biến chứng nhược cơ xuất hiện khi bệnh tiến triển ngày càng nặng nề. Đặc biệt nguy hại nếu bệnh gây suy hô hấp, cơ hô hấp bị liệt.

Người bệnh khi đó sẽ gặp những cơn ho dai dẳng, dẫn đến cơ hô hấp không còn duy trì được chức năng hoạt động như bình thường, người bệnh có thể tử vong khi biến chứng xảy ra trong thời gian ngắn.

Ngoài ảnh hưởng đến cơ hô hấp, khi bệnh nhân ho kéo dài có thể gây viêm phổi, sắc phổi do thức ăn, nước uống vô tình lọt vào. Tình trạng suy hô hấp lúc này sẽ trở nên nặng nề hơn.

Biến chứng
Nhược cơ nặng ảnh hưởng đến hệ hô hấp, ảnh hưởng tới phổi và nhiều hệ lụy khác gây hại sức khỏe

Nhược cơ kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt đời sống và sức khỏe. Trường hợp người bệnh nặng có thể phải nhờ đến sự chăm sóc của người thân, không thể tự sinh hoạt bình thường. Điều này càng khiến tâm lý người bệnh trở nên nặng nề, kéo theo nhiều rủi ro khác.

Điều trị

Chỉ định điều trị bệnh nhược cơ dựa trên tình hình sức khỏe thực tế của bệnh nhân. Các biện pháp can thiệp nhằm điều trị triệu chứng, ức chế miễn dịch, loại bỏ rủi ro cho người bệnh. Dưới đây là các biện pháp thường được thực hiện:

  • Thuốc kháng men Cholinesterase: Thuốc có công dụng làm chậm quá trình phá hủy Ach, giảm triệu chứng nhược cơ, tránh trường hợp khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn ói, vã mồ hôi, chuột rút,... trong thời gian dùng thuốc.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân nhược cơ, công dụng ức chế các kháng thể gây bệnh. Một số loại thường được sử dụng như Prednisone, Tacrolimus, Rituximab,... Thận trọng trước các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
  • Lọc huyết tương + tiêm globulin: Phương pháp can thiệp chuyên sâu hơn dành cho đối tượng bị nhược cơ nặng, cơ thể có nhiều kháng thể trong huyết tương. Tuy nhiên phương pháp chỉ mang tính tạm thời, không phải là giải pháp chữa hoàn toàn nhược cơ. Một số rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể cho bệnh nhân trước khi thực hiện.
  • Truyền Globulin miễn dịch: Một loại kháng thể tổng hợp được tiêm vào cơ thể, chúng được lấy từ cơ thể của người khỏe mạnh. Mục đích của việc này là giúp dần dần thay đổi cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh, loại bỏ các kháng thể nhược cơ. Phương pháp này cũng tiềm ẩn rủi ro, bạn đọc nên tham vấn ý kiến chuyên gia và xem xét thận trọng trước khi thực hiện.
  • Phẫu thuật: Biện pháp can thiệp ngoại khoa nhằm loại ỏ các tổn thương nặng nề. Đây là phương án cuối cùng trong điều trị nhược cơ nhằm kéo dài tiên lượng sống tốt nhất cho người bệnh.

Bất kỳ biện pháp điều trị nào cũng sẽ tồn tại các mặt ưu và nhược điểm. Bạn đọc nên xem xét thận trọng trước khi áp dụng bất kỳ phương án nào. Tốt nhất nên đến bệnh viện lớn, uy tín, có bác sĩ giỏi để được tư vấn các hướng điều trị nhược cơ phù hợp và an toàn nhất.

Phòng ngừa

Bệnh nhược cơ là một bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch, chính vì thế việc phòng ngừa cũng khá khó khăn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn không chủ động ngăn chặn bệnh lý này xuất hiện.

Phòng ngừa
Phòng bệnh nhược cơ bằng cách điều chỉnh lối sống, chăm sóc sức khỏe toàn diện

Việc thay đổi lối sống tích cực, chăm sóc cơ thể đúng cách sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh và giảm các triệu chứng nặng nề nếu chẳng may mắc bệnh nhược cơ. Những vấn đề cần lưu ý:

  • Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm lành mạnh, ăn sạch, không ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, bổ sung rau xanh, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục, vận động cơ thể, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giảm bớt áp lực cuộc sống, stress, căng thẳng quá mức.
  • Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra các bất thường của cơ thể. Nhất là trường hợp gia đình có mắc bệnh di truyền nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện yếu tố nguy cơ và điều trị kịp thời.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân do đâu tôi bị bệnh nhược cơ?

2. Tình hình nhược cơ tôi gặp phải có nguy hiểm không?

3. Các xét nghiệm tôi cần thực hiện là gì?

4. Nếu dùng thuốc có chữa được nhược cơ không?

5. Tôi phải điều trị trong bao lâu? Có những rủi ro gì?

6. Khi nào tôi phải phẫu thuật điều trị bệnh nhược cơ?

7. Tôi cần làm gì trong thời gian điều trị để bệnh mau khỏi?

Bệnh nhược cơ liên quan đến hoạt động của hệ thống miễn dịch, nếu không phát hiện và kiểm soát có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, điều trị sớm.