Vì sao trẻ hay bị chảy máu cam về đêm?

Trẻ hay bị chảy máu cam về đêm là một trong những vấn đề khiến bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân khiến trẻ hay bị chảy máu cam về đêm là gì? Ba mẹ cần lưu ý những gì và sơ cứu ra sao để ngăn máu chảy, phòng ngừa trẻ bị mất máu? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.

Vì sao trẻ hay bị chảy máu cam về đêm?
Tìm hiểu vì sao trẻ hay bị chảy máu cam về đêm? Cách xử lý giúp phòng ngừa trẻ bị mất máu

Vì sao trẻ hay bị chảy máu cam về đêm?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ hay bị chảy máu cam về đêm là do thói quen ngoáy mũi của trẻ và do tình trạng khô hốc mũi.

1. Do thói quen hay ngoáy mũi

Trong trường hợp có thói quen ngoáy mũi, trẻ sẽ thực hiện hành động này một cách vô thức vào ban đêm, đặc biệt là trong thời gian ngủ. Thói quen này khiến mao mạch mũi của trẻ bị tổn thương do bị tác động và phải chịu một lực mạnh. Nhất là khi trẻ có móng tay nhọn. Khi mao mạch mũi bị tổn thương, các mạch máu bắt đầu phình to, vỡ và gây ra tình trạng chảy máu cam. Ngoài tình trạng chảy máu cam, khi mao mạch mũi bị tổn thương còn khiến mũi của trẻ bị nhiễm trùng và gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như: Trẻ bị chảy máu cam khi sốt, viêm mũi xoang…

2. Khô hốc mũi

Khô hốc mũi là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị chảy máu cam. Tình trạng khô hốc mũi xảy ra do không khí khô và do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu hụt vitamin C). Tương tự như tình trạng da bị khô dẫn đến nứt nẻ và chảy máu, việc hốc mũi bị khô sẽ khiến các mao mạch mũi trở nên vô cùng nhạy cảm. Khi đó vùng mũi sẽ dễ dàng bị tổn thương và gây nên tình trạng chảy máu cam.

Tình trạng khô hốc mũi và thói quen ngoáy mũi của trẻ là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ hay bị chảy máu cam về đêm

Ngoài ra trẻ hay bị chảy máu cam về đêm còn do một số nguyên nhân khác. Đó là:

  • Thay đổi hormone của trẻ hoặc có sự biến đổi về yếu tố tâm lý
  • Chấn thương do bị va đập trực tiếp vào mũi: Ngã, bị đánh, bị tai nạn…
  • Nhiệt độ ẩm thấp khiến không khí quá khô
  • Viêm đường hô hấp trên: Viêm xoang, cảm cúm, hít hơi độc…
  • Lệch polyb mũi, lệch vách ngăn mũi hoặc xuất hiện những khối u trong mũi: Ung thư vòm mũi họng, u xơ vòm, bệnh phình mạch…
  • Có dị vật trong mũi khiến trẻ bị chảy máu một bên mũi
  • Trẻ đang mắc bệnh rối loạn quá trình đông máu hoặc bệnh cao huyết áp
  • Một số trường hợp khác, trẻ bị chảy máu mũi do nóng trong người hoặc không có nguyên nhân. Khi đó máu sẽ tự chảy và tự cầm.

Dấu hiệu cảnh báo

Trẻ hay bị chảy máu cam về đêm thường không quá nguy hiểm và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên khi trẻ bị chảy máu cam về đêm, ba mẹ cần chú ý quan sát và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nhất là khi trẻ thường xuyên bị chảy máu cam hoặc trẻ bị chảy máu cam kèm theo một số triệu chứng nghiêm trọng như: Cơ thể mệt mỏi, mặt và tay chân tái nhợt, chóng mặt, đau đầu…

Trong trường hợp trẻ bị chảy máu cam do sốt, ba mẹ cần có biện pháp cầm máu và hạ sốt thích hợp. Nếu không thể hạ sốt và mũi chảy máu liên tục trong 15 phút, ba mẹ nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế gần nhất. Bởi trẻ có thể đang mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Sốt chikungunya, sốt xuất huyết… Ngoài ra, ba mẹ cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức khi trẻ bị chảy máu cam về đêm kèm theo triệu chứng đi cầu, đi tiểu ra máu.

Dấu hiệu cảnh báo
Ba mẹ cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bị chảy máu cam về đêm kèm theo triệu chứng đi cầu, đi tiểu ra máu

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ hay bị chảy máu cam về đêm?

Khi phát hiện trẻ bị chảy máu cam, ba mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó bạn nên bình tĩnh, dỗ dành trẻ và áp dụng những biện pháp xử lý sau:

Cách 1

  • Phụ huynh ôm trẻ trong lòng và nhẹ nhàng nghiêng người trẻ để trẻ hơi ngã về phía sau một chút
  • Dùng một chiếc khăn bông mềm và sạch nhẹ nhàng thấm và dịt nhẹ vào lỗ mũi của trẻ
  • Giữ nguyên động tác cầm máu trong vài phút hoặc cho đến khi phần mũi của trẻ ngưng chảy máu
  • Cho trẻ nghỉ ngơi
  • Sau vài phút, phụ huynh cần kiểm tra xem mũi của trẻ đã hoàn toàn ngưng chảy máu chưa. Nếu máu còn chảy, bạn nên sử dụng thêm một chiếc khăn mềm và sạch khác tiếp tục dịt vào lỗ mũi của trẻ
  • Dùng một miếng gạc hoặc một miếng vải mát chườm lên sống mũi của trẻ. Hoạt động này cũng giúp trẻ cầm máu hiệu quả.

Cách 2

  • Phụ huynh để trẻ đứng hoặc ngồi thẳng lưng. Phần đầu của trẻ hơi cúi và gục về phía trước
  • Dùng cánh tay bóp chặt hai bên cánh mũi của trẻ. Đồng thời hướng dẫn trẻ thở bằng miệng
  • Chườm đá hoặc chườm khăn lạnh vào mũi của trẻ giúp cầm máu.

Lưu ý:

  • Ba mẹ không nên cho trẻ nghiêng người, ngửa ra đằng sau quá mức và không cho trẻ nằm ngửa khi máu đang chảy. Bởi điều này có thể khiến máu chảy từ lỗ mũi của trẻ đến cổ họng khiến trẻ bị nôn. Đồng thời gây cản trở trong việc xác định lượng máu chảy ra.
  • Ba mẹ không nên cầm máu cho trẻ bằng bông gòn. Bởi khi lượng máu thấm vào bông, cục bông sẽ tăng thể tích. Điều này có thể khiến mũi của trẻ bị nghẽn.
  • Khi những bước cầm máu cho trẻ không mang lại hiệu quả, máu vẫn chảy ồ ạt, ba mẹ cần đưa bé đến những cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và chẩn đoán. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp giúp trẻ tránh gặp nguy hiểm.
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ hay bị chảy máu cam về đêm?
Khi những bước cầm máu cho trẻ không mang lại hiệu quả, ba mẹ cần đưa bé đến những cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và chẩn đoán

Những cách phòng ngừa trẻ bị chảy máu cam về đêm

Bên cạnh những nguyên nhân khiến trẻ bị hay bị chảy máu cam về đêm và cách sơ cứu an toàn giúp máu ngưng chảy, ba mẹ có thể lưu lại và áp dụng những cách phòng ngừa trẻ bị chảy máu cam về đêm. Điều này có thể giúp trẻ tránh được trường hợp tái phát bệnh, nhiễm khuẩn. Đồng thời giúp trẻ tránh mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm khác có liên quan đến chảy máu cam.

  • Trước khi ra ngoài trời, ba mẹ cần cho trẻ sử dụng khẩu trang sạch. Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc, không khí ô nhiễm và một số tác nhân gây hại khác. Từ đó giúp trẻ phòng chống viêm nhiễm và phòng ngừa tình trạng chảy máu cam.
  • Ba mẹ cần tránh cho trẻ ngoáy mũi. Đồng thời thường xuyên kiểm tra và cắt móng tay gọn gàng cho trẻ, cho trẻ mang gân tay mềm và rửa sạch tay cho trẻ trước khi đi ngủ.
  • Ba mẹ nên sử dụng nước lạnh để rửa mặt cho trẻ. Hoạt động này sẽ giúp cải thiện quá trình lưu thông của mũi, làm sạch và giúp mũi trở nên thông thoáng hơn.
  • Bạn cần giúp trẻ xì mũi đúng cách. Bên cạnh đó bạn không nên tác động mạnh đến vùng mũi của trẻ, không tác động đến mạch máu và khoang lưu thông của mũi. Điều này sẽ giúp bạn tránh làm tổn thương mũi và ngăn ngừa tình trạng chảy máu.
  • Giữ nhiệt độ vừa phải trong phòng ngủ của trẻ. Ba mẹ có thể đặt máy làm ẩm trong phòng. Đặc biệt là vào mùa đông.
  • Ba mẹ cần giữ  ấm vùng mũi cho trẻ khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông kéo dài. Đồng thời giúp mũi trẻ trở nên thông thoáng hơn khi thời tiết nóng bức.
  • Trước khi đi ngủ, ba mẹ nên cho trẻ rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch và làm ẩm mũi. Lưu ý ba mẹ không nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày.
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin cho trẻ (đặc biệt là vitamin C) bằng cách cho trẻ ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi. Đồng thời giúp trẻ cung cấp những dưỡng chất cần thiết có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa… Vitamin và những dưỡng chất sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời giúp trẻ phòng ngừa tình trạng chảy máu cam và một số bệnh lý nghiêm trọng khác.
  • Ba mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày. Bạn có thể cho trẻ sử dụng nước lọc và nước ép trái cây để thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và phòng ngừa tốt tình trạng chảy máu cam.
Những cách phòng ngừa trẻ bị chảy máu cam về đêm
Ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây để thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và phòng ngừa tốt tình trạng chảy máu cam

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề “Vì sao trẻ hay bị chảy máu cam về đêm? Cách xử lý giúp phòng ngừa trẻ bị mất máu”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Để đảm bảo an toàn ba mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ khi trẻ bị chảy máu cam. Đồng thời áp dụng những phương pháp xử lý phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên và những phương pháp y khoa thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

7 cách trị ho có đờm đơn giản, hiệu quả tại nhà

7 cách trị ho có đờm đơn giản, hiệu quả tại nhà

Sử dụng gừng tươi, củ cải trắng, lá húng chanh, nghệ,...là các cách trị ho có đờm tại nhà vừa...

8 cách chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong cực đơn giản

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm mãn tính niêm mạc họng, hầu do nhiễm trùng virus vi khuẩn...

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bệnh có diễn...

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Cách trị nhanh

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé mắc...

Mẹo chữa viêm họng bằng cây lá bỏng bạn nên biết

Sử dụng cây lá bỏng điều trị viêm họng là một trong những mẹo dân gian lưu truyền từ lâu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *