Hội chứng chảy dịch mũi sau: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Hội chứng chảy dịch mũi sau có thể do viêm mũi dị ứng, vách ngăn bị lệch, nhiễm virus và vi khuẩn. Người bệnh cần xác định nguyên nhân cụ thể để lựa chọn phương pháp điều trị tương ứng.
Tổng quan về hội chứng chảy dịch mũi sau
Hội chứng chảy dịch mũi sau là thuật ngữ chỉ tình trạng dịch chảy từ xoang qua mũi và xuống thành sau họng. Ở giai đoạn đầu, bạn thường không nhận thấy các triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên, khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt được lượng chất nhầy tồn đọng ở cổ họng.
1. Triệu chứng
Triệu chứng thường gặp của hội chứng chảy dịch mũi sau, bao gồm:
- Thường xuyên ho vào ban đêm
- Buồn nôn do chất nhầy di chuyển xuống dạ dày
- Đau họng
- Hôi miệng
- Có cảm giác bị nghẹn ở cổ họng
2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng chảy dịch mũi sau, bao gồm:
- Dị ứng – Là nguyên nhân phổ biến nhất. Dị ứng có thể do thực phẩm, lông chó mèo, phấn hoa, xịt phòng,…
- Vách ngăn bị lệch – Là tình trạng sụn ngăn đôi ở mũi bị dịch chuyển và nghiêng sang một bên. Điều này khiến đường mũi nhỏ hơn, ngăn chặn việc tiết dịch nhầy dẫn đến tình trạng hội chứng chảy dịch mũi sau.
- Các nguyên nhân khác: Nhiệt độ lạnh, nhiễm virus, cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, mang thai, thay đổi thời tiết đột ngột, không khí khô hanh, ăn đồ ăn cay nóng và tác dụng phụ của một số loại thuốc,… cũng có thể gây ra hội chứng này.
Xem chi tiết: Các nguyên nhân gây chảy nước mũi và cách điều trị phù hợp
Xét nghiệm và chẩn đoán
Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đồng thời kiểm tra mũi và cổ họng của bạn để chẩn đoán. Khi xác định bạn gặp phải hội chứng chảy dịch mũi sau, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân.
- Xét nghiệm dị ứng: Có thể xem phản ứng của da hoặc xét nghiệm máu để xác định histamine.
- X-Quang ngực
- Xét nghiệm chức năng phổi
- Xét nghiệm máu
- CT scan mũi và xoang
- Nội soi mũi
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện những xét nghiệm cần thiết để đáp ứng cho quá trình chẩn đoán.
Điều trị hội chứng chảy dịch mũi sau
Thuốc và phương pháp điều trị được chỉ định dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, trước khi can thiệp điều trị, bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán về nguyên nhân cụ thể.
Viêm mũi dị ứng
Nếu tình trạng do viêm mũi dị ứng gây ra, thuốc kháng histamine được sử dụng để ức chế phản ứng dị ứng của cơ thể. Ngoài ra, thuốc xịt corticosteroid dành cho mũi cũng có thể được chỉ định trong trường hợp này.
Đồng thời, bạn có thể dùng những thuốc nhỏ mũi thông thường để làm sạch dịch nhầy và giảm các triệu chứng do chảy dịch mũi sau gây ra.
Bỏ túi: Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà không cần dùng thuốc
Viêm xoang
Viêm xoang có thể được điều trị bằng nước muối nhỏ mũi. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm xoang do virus và vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau, thuốc xịt mũi corticosteroid, thuốc xịt thông mũi và thuốc kháng sinh,… để cải thiện.
Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân mắc hội chứng chảy dịch sau mũi
Bên cạnh những phương pháp điều trị chuyên sâu, bạn có thể thực hiện chế độ chăm sóc tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh.
- Sử dụng nước muối rửa mũi để làm sạch bụi bẩn, dịch nhầy và các chất kích thích ở bên trong mũi. Ngoài ra, nước muối còn có khả năng làm dịu và làm mềm vùng da bên trong mũi. Tránh gây cảm giác khó chịu và khô hanh khi thời tiết chuyển lạnh.
- Uống đủ nước sẽ giúp dịch nhầy ở cổ họng trở nên lỏng hơn. Nên dùng một ly nước ấm, pha thêm vài thìa mật ong để làm dịu cổ họng và cải thiện cảm giác khó chịu.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi bạn bị cảm lạnh.
Phòng ngừa hội chứng chảy dịch mũi sau
Mặc dù hội chứng chảy dịch mũi sau không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên các triệu chứng do hội chứng này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn. Do đó, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình trạng này.
- Nếu bạn bị dị ứng theo mùa, bạn có thể chủ động uống thuốc dị ứng hoặc tiêm phòng dị ứng.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn
- Giặt vỏ gối và nệm thường xuyên
- Thường xuyên vệ sinh máy lạnh
- Cần loại bỏ các sản phẩm có khả năng gây dị ứng cao
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- 8 biện pháp ngăn chặn chứng chảy nước mũi tại nhà
- Sổ mũi đau họng là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!