Chi tiết cách sử dụng thuốc xịt mũi bạn cần nắm rõ

Thuốc xịt mũi từ lâu đã không còn xa lạ với những ai bị viêm mũi dị ứng (hoặc các vấn đề khác về xoang mũi). Nhưng xịt mũi như thế nào cho đúng cách thì vẫn chưa được quan tâm tới, nhiều bệnh nhân không biết rằng nếu dùng sai cách thì hiệu quả của thuốc sẽ giảm xuống đáng kể.

hướng dẫn sử dụng thuốc xịt mũi
Cách sử dụng thuốc xịt mũi là điều mà người bị viêm mũi dị ứng cần phải biết.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Dùng thuốc xịt mũi như thế nào cho đúng cách?

Dưới đây là chi tiết các bước giúp người bệnh có thể sử dụng thuốc xịt mũi một cách an toàn và hiệu quả.

1- Tổng quan về xịt mũi và thuốc xịt mũi

Thuốc xịt mũi xuất hiện trên thị trường chăm sóc sức khỏe từ khá sớm, với nhiều mẫu mã và thương hiệu khác nhau. Thường thì chúng sẽ được đóng thành dạng chai có vòi xịt bắn ra tia nước rất nhỏ và phần lớn thuốc xịt mũi đều điều trị được các vấn đề trong khu vực mũi – xoang.

Loại thuốc này có sẵn dưới dạng kê đơn và không kê đơn, việc sử dụng đúng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp thuốc xịt mũi có thể phát huy hết tác dụng. Theo đó, xịt mũi giúp tác động trực tiếp vào niêm mạc mũi, giúp thuốc thấm nhanh hơn và làm sạch mũi rất hiệu quả.

Có 2 loại thuốc xịt mũi: có đầu bơm và không có đầu bơm, trong đó loại thứ 2 có tia thuốc bắn ra mạnh hơn nhiều. Trước khi tiến hành các bước xịt mũi, bạn cần chuẩn bị cho mình xà phòng, nước rửa tay và nước sạch để có thể vệ sinh bàn tay một cách sạch sẽ. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ phải làm sạch bên trong mũi của mình một cách tương đối để không bị cản trở khi xịt thuốc.

2- Các bước chuẩn bị

Người cao tuổi, phụ nữ mang thai hay trẻ em cũng đều có thể sử dụng thuốc xịt mũi, miễn là có sự cho phép của bác sĩ. Người bệnh cần thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị sau đây để làm tiền đề cho những công đoạn sau.

  • Thu thập thông tin: Cần có đủ các thông tin của người bệnh, bao gồm tình trạng sức khỏe, mức độ nghẹt mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng v.v…
  • Thông mũi: Bạn có thể dùng dụng cụ thông mũi (có bán tại các nhà thuốc tây) hoặc tự xì mũi ra khăn giấy để làm sạch chất nhầy và bụi bẩn ra khỏi mũi.
  • Vệ sinh tay: Sử dụng loại xà phòng có khả năng sát khuẩn cao, sau đó rửa tay thật sạch và lau khô bằng khăn mềm. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn có thể thay thế bằng nước khử trùng dùng cho tay.
  • Lắc nhẹ: Có nhiều chai xịt mũi sẽ phải lắc đều trước khi xịt, bạn hãy đọc kỹ thông tin in trên chai để có thể biết được mình có cần lắc chai lên hay không.

3- Sử dụng bình xịt mũi

Như đã nói ở trên, thuốc xịt mũi có 2 dạng và ở mỗi dạng thì sẽ có các bước sử dụng bình xịt không giống nhau.

cách sử dụng bình xịt mũi
Thuốc xịt mũi có thể sử dụng cho mọi đối tượng, có tác dụng chính là làm sạch mũi.

Thuốc xịt mũi không có đầu xịt (thuốc nhỏ mũi):

  • Sau khi rửa sạch tay, dùng ngón tay ấn nhẹ 1 bên mũi sao cho khít lại (có cảm giác không hít thở được bằng lỗ mũi bên đó).
  • Nhẹ nhàng chèn đầu chai thuốc vào lỗ mũi còn lại và bóp với lực vừa đủ, đồng thời hít vào để thuốc thấm sâu bên trong khoang mũi. Không nên hít quá mạnh vì thuốc có thể đi xuống họng.
  • Đổi bên lỗ mũi và thực hiện tương tự.
  • Lặp lại theo đúng số lần được bác sĩ chỉ định, lưu ý giữa mỗi lần xịt cần cách nhau ít nhất 10 giây.

Thuốc xịt mũi dạng có đầu xịt:

  • Giữ chai xịt mũi đứng thẳng, ngón trỏ đặt trên vị trí bấm xịt còn ngón cái ôm lấy chai hoặc để dưới đáy chai.
  • Ấn ngón trỏ vài lần để dung dịch phun vào không khí hoặc khăn giấy.
  • Hơi ngửa đầu hơn một chút, dùng ngón tay ấn bên lỗ mũi chưa được xịt lại, đưa đầu chai xịt vào lỗ mũi còn lại và sau đó dùng lực vừa phải.
  • Hít vào khi tia nước đi vào trong mũi, dạng chai xịt này có tia nước bắn ra khá mạnh, len lỏi được vào sâu hơn. Thực hiện tương tự ở bên mũi còn lại.
  • Người bệnh có thể xịt mũi nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 10 giây.
  • Sau khi xịt, bỏ chai xịt mũi ra và hít thở 1-2 lần để không khí trong khoang mũi được lưu thông.

4- Hoàn thành

Dù ở dạng thuốc xịt mũi nào thì bạn cũng sẽ cần thực hiện các bước sau đây để hoàn thành việc xịt mũi một cách an toàn, vệ sinh nhất:

  • Đậy nắp chai xịt lại cẩn thận.
  • Xịt mũi sẽ khiến cho bạn cảm thấy muốn hắt hơi, hãy hắt hơi ngay khi bạn muốn vì đó là công dụng của thuốc. Lưu ý là chờ vài phút rồi mới xì mũi, tránh xì mạnh dẫn đến sưng niêm mạc mũi.
  • Rửa tay thật sạch với nước và xà phòng lần nữa để loại bỏ thành phần của thuốc, tránh dây lên mắt miệng.
  • Bảo quản chai xịt ở nhiệt độ thoáng mát, không gian khô ráo cho những lần xịt sau.

5- Những lưu ý khi dùng thuốc xịt mũi

Thuốc xịt mũi rất hiếm khi gây ra các tác dụng phụ, ngay cả những người không bị viêm mũi dị ứng thì cũng có thể thi thoảng dùng thuốc để rửa đi bụi bẩn trong mũi. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu về các lưu ý sau đây khi sử dụng thuốc xịt mũi để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

  • Cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc trong thời gian được chỉ định, nếu không thì sẽ gây ra phản tác dụng. Cụ thể là việc dùng thuốc xịt mũi nhằm mục đích giảm tắc nghẽn sẽ có thể khiến tình trạng tắc nghẽn tồi tệ hơn khi xịt quá lâu.
  • Thông báo ngay với bác sĩ nếu sau khi xịt thuốc bạn bị chảy máu cam hoặc cảm thấy đau rát nhiều. Bác sĩ sẽ có thể tìm ra nguyên nhân, từ đó giúp bạn giảm bớt các vấn đề hoặc thay thế bằng một liệu pháp khác.
  • Không để đầu phun của chai xịt chạm vào bên trong mũi, vì có thể gây nhiễm khuẩn.
  • Không chia sẻ thuốc xịt của bạn với bất cứ người nào, ngoài việc làm cho vi khuẩn lây lan thì hiệu quả cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Như vậy, chi tiết của các bước sử dụng thuốc xịt mũi đã được trình bày ở trên, bạn có thể theo dõi và tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thuốc xịt mũi, bạn nên gặp các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được giải đáp chính xác.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Sốt cao liên tục nên đi viện?

Bệnh viêm họng khiến trẻ sốt cao kèm theo biểu hiện sưng đỏ niêm mạc họng, đau đầu, hắt hơi,...

Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng phổ biến, có khoảng 6% trẻ em và...

Đau rát họng khó nuốt là bị gì? Làm sao nhanh hết?

Đau rát họng khó nuốt là triệu chứng xảy ra phổ biến do nhiều vấn đề, bệnh lý khác nhau...

10 biện pháp điều trị cảm lạnh và cúm tại nhà giúp giảm đau, hạ sốt tự nhiên

Ngay khi các biểu hiện của bệnh cảm lạnh và cảm cúm mới chớm nở, người bệnh hoàn toàn có...

Chảy máu mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Thông thường, tình trạng chảy máu mũi sẽ xuất hiện sau đó ngưng chảy sau 5 - 10 phút. Tuy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.